CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHCT
4.1.1. Vốn huy động
Qua bảng kết quả huy động vốn rõ ràng là nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn huy động qua các năm. Cụ thể năm 2008, nguồn vốn huy động ngắn hạn là 206.828 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 66,76% trên tổng nguồn vốn. Cuối năm 2009, vốn huy động ngắn hạn của Ngân hàng là 303.741 triệu đồng chiếm 67,28% trên tổng nguồn vốn, tăng 96.913 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng là 46,86%. Nguyên nhân là do
ảnh hưởng của tình hình lạm phát năm 2008, Ngân hàng Trung Ương thắt chặt
tiền tệ, tạo sự cạnh tranh lãi suất huy động giữa các ngân hàng nên nguồn vốn
huy động ngắn hạn được tương đối thấp. Sang năm 2009, nền kinh tế đã ổn định nên người dân đã từng bước ổn định cuộc sống đi vào sản xuất tạo ra lượng tiền
thừa lớn, Ngân hàng đã thu hút được lượng tiền nhàn rỗi này. Đến năm 2010, vốn
huy động ngắn hạn là 434.514 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 69,78%, tăng 130.773
triệu đồng so với năm 2009, tốc độ tăng là 43,05%. So với năm 2009 nguồn vốn
huy động ngắn hạn năm 2010 cao hơn. Nhìn chung nguồn vốn huy động ngắn
hạn có tỷ trọng đều tăng qua các năm. Có được kết quả như trên là do trong năm
dưới sự chỉ đạo sâu sát của Ngân hàng Nhà Nước Tiền Giang về việc thực hiện cơ chế đồng thuận lãi suất huy động vốn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, đã tạo điều
kiện thuận lợi cho Chi nhánh cũng như các NHTM khác về giảm bớt áp lực cạnh tranh trên thị trường. Mặc khác, lãi suất huy động ngắn hạn vào những tháng cuối
năm tăng mạnh hấp dẫn người dân khi gửi tiền tiết kiệm nên đã thu hút được một
số khách hàng có số dư tiền gửi lớn. Đặc biệt là do tập thể cán bộ tín dụng nhiệt tình của Ngân hàng đã năng động tuyên truyền, quảng bá và đi thực tế đến từng hộ để thu hút vốn nhàn rỗi. Chính vì những lý do trên đã làm cho con số nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn vừa có chiều
hướng gia tăng về giá trị trong những năm gần đây.