Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Một phần của tài liệu nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bắc giang (Trang 106 - 124)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.8.Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Hàng năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam thuộc cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kì (USAID/VNCI) đã đưa ra báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (bắt đầu từ năm 2005). Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng internet, đã cho phép người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin ở nhiều dạng khác nhau (phần mềm, văn bản và hình ảnh…).

Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh, thành phố là chỉ số tổng hợp phản ánh năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, bao gồm các chỉ tiêu: Chi phí gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước; Chi phí không chính thức; Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước; Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lí.

Từ năm 2007 đến nay chỉ số PCI của Bắc Giang đứng ở mức Khá, tương ứng với các vị trí 33, 37, 32 (các năm 2007, 2009, 2010) trong số 63 tỉnh/thành phố cả nước (năm 2008) (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả chỉ số PCI của Bắc Giang, 2007-2010 Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng Nhóm điều hành

2007 55.48 33 Khá

2008 47.44 50 Tương đối thấp

2009 57.50 37 Khá

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3.2. Kết quả 9 chỉ số thành phần PCI của Bắc Giang, 2009-2010

Nguồn: PCI Vietnam 2010

Năm 2010, PCI Bắc Giang, xếp hạng Khá trong nhóm điều hành. Điều đó gợi ý một giải pháp đột pháp bắt đầu từ việc phát huy các điểm lồi - tạm gọi là mặt mạnh của Bắc Giang (có chỉ số > 5.00) gồm: Gia nhập thị trường/tính minh bạch/chi phí thời gian/chi phí không chính thức/tính năng động/dịch vụ hỗ trợ/đào tạo lao động, từng bước khắc phục các điểm lõm - điểm yếu (có chỉ số < 5.00) gồm: tiếp cận đất đai/thiết chế pháp lí. Vấn đề đặt ra là Bắc Giang cần phát huy mặt mạnh qua các điểm lồi, khắc phục các điểm yếu trong các vùng lõm, để nhanh chóng hội nhập với khu vực và cả nước. (Hình 3.2).

3.2.9. Mô hình hành lang phát triển đột phá: Một trục + hai nhánh

Là tỉnh vẫn còn nghèo, đời sống dân cư còn khó khăn, nền kinh tế chủ yếu nông nghiệp truyền thống, lâm nghiệp tự cấp tự túc, vấn đề đặt ra đối với Bắc Giang là phải phát triển kinh tế hàng hóa, khai thông thị trường nội tỉnh, mở cửa thị trường bên ngoài với các địa phương của tỉnh láng giềng, trong điều kiện có thể, mở cửa thị thường quốc tế và khu vực, đặc biệt với thị trường Trung Quốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo kinh nghiệm của thế giới cũng như trong nước, công cụ hữu hiệu phát triển đột phá cho vùng kém phát triển là tổ chức các tuyến tăng trưởng có tính khai phá và xâm nhập dưới hình thức hành lang kinh tế. Trong điều kiện của tỉnh Bắc Giang; đó là việc tổ chức hành lang kinh tế trục - gọi chung là

hành lang trục - động lực dọc theo QL 1. Thuộc không gian hoạt động tương tác của hành lang này là TP Bắc Giang với các TP Bắc Ninh, trong không gian vùng Hà Nội phía Nam, với TP Lạng Sơn và các cửa khẩu quốc tế trên biên giới Việt Trung. Theo đó, Bắc Giang một mặt tổ chức các điểm khởi phát với các DA lớn về công nghiệp, dịch vụ tại các điểm quần cư đô thị: TP Bắc Giang và các thị trấn theo QL 1/đường sắt quốc tế Hà Nội - Lạng Sơn. (Hình 3.3).

Tại các điểm giao của hành lang trục kinh tế theo QL 1, là các tuyến nhánh, chúng tôi gọi tắt là hành lang nhánh phát triển cần được tổ chức dưới hình thức hai trục ngang tỉnh:

(1) TP Bắc Giang - TT Bích Động/Đức Thắng/Úc Sơn/TP Thái Nguyên dọc theo QL 37

(2) TP Bắc Giang - Lục Nam/Chũ/An Châu dọc theo QL 31

Bề dày không gian các hành lang nhanh là các xã có trục đường hiện đi qua. Mô hình kinh tế cần được khuyến nghị tổ chức theo hướng sản xuất hàng hóa nông lâm kết hợp với mạng lưới KCN, CCN, chợ địa phương xã hoặc liên xã đủ mạnh để kích hoạt trao đổi hàng hóa thị trường địa phương nội tỉnh và ngoại tỉnh.

Mô hình hành lang một trục phát triển động lực + hai trục nhánh phát triển cần được coi là giải pháp đột phá cho sự hình thành bộ khung lãnh thổ các tiểu vùng kinh tế phía Tây và Đông chịu sự chi phối của TP Bắc Giang, mở của tiếp theo các trục lộ này với các tỉnh/thành phố Vùng Đông Bắc, Đông Bằng sông Hồng và cả nước, đồng thời tạo ra các xung phát triển kinh tế hàng hóa nhằm từng bước thu hút các địa phương vào guồng máy kinh tế hàng hóa cùng lúc đạt ba mục tiêu: phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, trong dài hạn đó chính là mục tiệu phát triển bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3.3. Mô hình hành lang phát triển đột phá: 1 trục + 2 nhánh của tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiểu kết chƣơng 3

Nội dung của chương 3 trình bày những căn cứ để nêu ra những định hướng của việc tổ chức lãnh thổ kinh tế của Bắc Giang về ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đến năm 2015, định hướng đến 2020, tầm nhìn 2030. Đồng thời qua việc phân tích hiện trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế của tỉnh với 2 tiểu vùng cơ bản: tiểu vùng kinh tế phía Đông và tiểu vùng kinh tế phía Tây. Chương này cũng nghiên cứu một số các giải pháp dựa trên tình hình thực tế. Đồng thời với các giải pháp được địa phương đáng triển khai, chúng tôi kiến nghị các giải pháp đột phá, gồm: (i) Tăng cường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bằng việc phát huy các điểm mạnh - điểm lồi khắc phục các điểm lõm - mặt yếu; (ii) Phát triển xanh theo nghĩa phát triển thân thiện môi trường để bảo bệ môi trường kinh tế sinh thái cho 3 lưu vực sông: sông Cầu/sông Thương/sông Lục Nam, các thủy vực nội tỉnh (ao, hồ, đầm, ruông trũng); (iii) Nghiên cứu - triển khai mô hình không gian phát triển trên cơ sở thiết kế: (i) Hành lang kinh tế động lực dọc theo QL 1; (ii) 2 Hành lang nhánh phát triển theo QL 37 (phía Tây)/QL 31 (phía Đông). TP Bắc Giang giữ vai trò trung tâm chi phối mọi hoạt động phát triển KT-XH của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

1. Thuật ngữ tổ chức lãnh thổ hay tổ chức không gian bắt nguồn từ cơ sở lí thuyết kinh tế cổ điển, sau đó được phát triển về lí luận và được ứng dụng vào thực tiễn từ giữa thế kỉ XIX. Thực tế cho thấy, trong lĩnh vực này, các nước trên thế giới sử dụng những thuật ngữ không giống nhau. Ở Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng tổ chức lãnh thổ và tổ chức không gian KT-XH được xem là như nhau và thuật ngữ tổ chức lãnh thổ được sử dụng nhiều hơn cả.

2. Trong tranh luận về vai trò cấp tỉnh trong tổ chức lãnh thổ kinh tế đất nước cũng có ý kiến khác nhau. Tuy nhiên trong thực tiễn, cấp tỉnh là cấp hành chính - kinh tế có bộ máy quản lí điều hành trong hệ thống 4 cấp kinh tế - hành chính của nhà nước ta . Kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn được vận dụng các lí luận trên vào tổ chức lãnh thổ kinh tế cấp tỉnh, cụ thể là Bắc Giang phù hợp nhất để đạt được sự phát triển tối ưu cho từng khu vực lãnh thổ, từng ngành công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, xây dựng các định hướng, các giải pháp phát triển, chú trọng các giải pháp đột phá.

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ kinh tế của tỉnh Bắc Giang được phân tích theo nhóm: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội cho thấy Bắc Giang có nhiều điều kiện để phát triển nền kinh tế hàng hóa định hướng thị trường. Tuy nhiên Bắc Giang vẫn là tỉnh nghèo, nhiều vấn đề cần giải quyết, chủ yếu là sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, thiếu vốn, nguồn nhân lực được đào tao còn mỏng, thêm nữa sức cạnh tranh yếu, nhất là với sự xâm nhập của thương gia , doanh nghiệp Trung Quốc vào thị trường nội tỉnh.

4. Hiện trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Giang được phân tích qua hai nhóm nội dung lớn: (i) Theo ngành kinh tế (nông - lâm- ngư nghiệp. Công nghiệp - xây dựng/Thương mại - dịch vụ/(ii) Theo vùng lãnh thổ (Tiểu

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vùng phía Đông chủ yếu mang tính miền núi)/Tiểu vùng phía Tây - mang đặc điểm trung du khá điển hình/Thành phố Bắc Giang như một cực phát triển chi phối bức tranh kinh tế lãnh thổ tỉnh.

5. Kết qủa phân tích hiện trang làm cơ sở để khẳng định sự nhận dạng hình thế lãnh thổ bắc Giang là tiền đề tự nhiên cho sự phân hóa không gian lãnh thổ thanh 2 tiểu vùng: Phía Đông là đặc điểm miền núi. Phía Tây là tiểu vùng Trung du điển hình. Tuy nằm ở vùng phía Tây, TP Bắc Giang vừa là tỉnh lị, vừa chi phối gian lãnh thổ kinh tế bằng việc kết nối các dòng kinh tế vật chất và năng lượng kinh tế qua trục QL1, QL 37, QL 31 cũng như các mối quan hệ kinh tế với các tỉnh ngoài vùng, đặc biệt là tỉnh Bắc Ninh và TP Hà Nội.

6. Những định hướng của việc tổ chức lãnh thổ kinh tế của Bắc Giang về ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đến năm 2015, định hướng đến 2020, tầm nhìn 2030 dựa trên những nghị quyết Đại Hội Đảng bộ Bắc Giang, các văn bản pháp qui quan trọng về Qui hoạch tổng thể phát triển KTXH giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn 2010.

7. Đồng thời với các giải pháp được địa phương đang và sẽ triển khai, một số luận chứng chủ yếu cho các giải pháp đột phá phân tích lí giải: (i) Tăng cường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; (ii) Phát triển xanh theo nghĩa phát triển thân thiện môi trường để bảo bệ môi trường kinh tế sinh thái cho 3 lưu vực sông: sông Cầu/sông Thương/sông Lục Nam,; (ii) 2 Hành lang nhánh phát triển theo QL 37 (phía Tây)/QL 31 (phía Đông) (iii) Phát huy vai trò cực phát triển của TP Bắc Giang trong mọi hoạt động tổ chức lãnh thổ kinh tế của tỉnh Bắc Giang.

Kiến nghị

1. Các Bộ, ngành Trung ương chủ trì phối hợp với các địa phương thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH trong cân đối liên vùng, làm cơ sở cho các địa phương thực hiện đồng bộ và thống nhất, tránh

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đầu tư tràn lan, chồng chéo, trùng lặp, xác lập sự cân đối giữa cung và cầu, nâng cao hiệu quả đầu tư.

2. Đề nghị Bộ kế hoạch và đầu tư cho Bắc Giang tham gia vào trong quy hoạch phát triển không gian mở rộng vùng Hà Nội và đưa huyện Hiệp Hoà vào quy hoạch phát triển không gian hẹp vùng Hà Nội nhằm tạo điều kiện phân công hợp tác khai thác tiềm năng, thế mạnh giữa Bắc Giang với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong vùng phát triển Hà Nội.

3. Đề nghị các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình hành động của Chính phủ đã ban hành để thực hiện Nghị Quyết 37 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du miền núi phía Bắc đến năm 2020. Cụ thể là quan tâm đầu tư sớm đường cao tốc Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội và nâng cấp Quốc lộ 37, các đoạn còn lại của Quốc lộ 279 và 31, các đường vành đai 4 và 5 của vùng Hà Nội để mở rộng giao lưu với các tỉnh trong vùng và giúp tỉnh tăng cường phát triển kinh tế theo trục các quốc lộ, tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế, phát triển CN, thương mại DV của địa phương với các tỉnh trong cả nước.

4. Nhằm tăng cường thu hút đầu tư và tạo điều kiện phát triển CN của địa phương, đề nghị Chính phủ cho phép hỗ trợ đầu tư hạ tầng các KCN trên địa bàn tỉnh từ ngân sách theo nội dung NQ số 37 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ về phương hướng phát triển KT-XH đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du miền núi phía Bắc giai đoạn đến năm 2020.

5. Các giải pháp đột phá được đề xuất/kiến nghị gồm: (1) Tăng cường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bằng việc phát huy các điểm mạnh - điểm lồi khắc phục các điểm lõm - mặt yếu; (2) Phát triển xanh theo nghĩa phát triển thân thiện môi trường để bảo bệ môi trường kinh tế sinh thái cho 3 lưu vực

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sông: sông Cầu/sông Thương/sông Lục Nam, các thủy vực (ao, hồ, đầm, ruông trũng); (3ii) Nghiên cứu - triển khai mô hình không gian phát triển trên cơ sở thiết kế: (i) Hành lang kinh tế động lực dọc theo QL 1; (ii) 2 Hành lang nhánh phát triển theo QL 37 (phía Tây)/QL 31 (phía Đông). TP Bắc Giang giữ vai trò trung tâm chi phối mội hoạt động phát triển KTXH của tỉnh.

5. Đề nghị Bộ GD&ĐT và các Bộ, ngành liên quan tạo điều kiện giúp địa phương xây dựng trường Đại học đa ngành Bắc Giang trên cơ sở của trường Cao đẳng Sư phạm Ngô Gia Tự; đồng thời nâng cấp các trường Trung học dạy nghề Bắc Giang, Trung học kinh tế - kỹ thuật, Trung học Y tế Bắc Giang, Trung học Văn hoá nghệ thuật Bắc Giang thành các trường cao đẳng vào năm 2010. Trước mắt đưa vào danh mục quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng đại học của cả nước giai đoạn đến năm 2015.

Đề tài “Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bắc Giang” đã phân tích được tiềm năng, thực trạng phát triển, tổ chức lãnh thổ kinh tế và đưa ra được các giải pháp phát triển nhưng vẫn còn những thiếu sót cần khắc phục. Với những vấn đề còn tồn tại, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và của bạn đọc để đề tài này được hoàn thiện hơn. Hy vọng các vấn đề tồn tại đó sẽ được tác giả khắc phục khi năng lực nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân được nâng lên để đề tài được hoàn thiện và phát triển ở cấp cao hơn./.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Ban Quản lí các KCN tỉnh Bắc Giang, Báo cáo tổng kết hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh năm 2009 của doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp và giải pháp phát triển trong năm 2010.

[2] Chính phủ: Quyết định số 05/2009/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 01 năm 2009 của thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.

[3]. Phạm Đức Chung (2007), Phân tích tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch dọc hành lang quốc lộ 2. Luận văn ThS Địa lí, bảo vệ tại ĐHSP Hà Nội, năm 2007, CBHD: PGS-TS Nguyễn Thị Sơn

[4]. Cục thống kê Bắc Giang, Dự báo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang năm 2007, 12/2007.

[5]. Đỗ Thị Minh Đức (2008), Giáo trình Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bắc giang (Trang 106 - 124)