Một số giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bắc giang (Trang 98 - 124)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Một số giải pháp chủ yếu

3.2.1. Thu hút vốn đầu tƣ và huy động vốn

3.2.1.1. Huy động nguồn vốn đầu tư trong nước

Tích cực xúc tiến huy động vốn đầu tư trong nước, đặc biệt là từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các tổng công ty lớn và các tỉnh lân cận. Đa dạng hoá các hình thức huy động và tạo vốn trong tỉnh, đây là nguồn vốn không mang tính quyết định nhưng có ý nghĩa quan trọng, góp phần đảm bảo có đủ năng lực nội tại để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Huy động vốn từ nguồn vốn vay ngân hàng và tín dụng đầu tư, nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và dân cư trong tỉnh, nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán, nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn huy động từ quỹ đất... tất cả với mục tiêu huy động được lượng vốn lớn để phát triển KT.

3.2.1.2. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Bên cạnh việc thu hút vốn đầu tư trong nước, tỉnh cần tích cực tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI, ODA, NGOs). Trong đó đặc biệt chú trọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài từ giai đoạn sau năm 2010 theo hướng ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao, sản xuất hàng hóa chủ lực có chất lượng để xuất khẩu. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA cho phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.1.3. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư

Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến, vận động đầu tư, trên cơ sở nghiên cứu thị trường và nhu cầu của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Ưu tiên vận động các tập đoàn lớn nhằm thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ tiên tiến vào các KCN.

Thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư chuyên nghiệp, có năng lực tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư bài bản. Đồng thời thiết lập diễn đàn đầu tư trên trang thông tin điện tử và website của tỉnh, nghiên cứu thành lập quỹ xúc tiến đầu tư.

3.2.2. Nâng cao trình độ ngƣời lao động và nguồn nhân lực

Do người lao động trong tỉnh có trình độ còn thấp nên cần ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

3.2.2.1. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp

Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lý và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ hành chính có phẩm chất và năng lực tốt theo tiêu chuẩn quốc gia, đáp ứng nhu cầu đổi mới nền kinh tế. Đào tạo nhân lực quản lý doanh nghiệp, tạo ra đội ngũ doanh nhân có đủ trình độ và bản lĩnh để hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

3.2.2.2. Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Song song với việc phổ cập nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, cần nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Khuyến khích phát triển đào tạo nghề theo hướng xã hội hoá, ngành nghề, nội dung giảng dạy và quy mô đào tạo do nhu cầu quyết định. Các cơ sở đào tạo phải được xã hội hóa mạnh mẽ để thu hút vốn, mở rộng hợp tác liên kết, thu hút nhân tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.2.3. Thu hút nguồn lực lao động có trình độ tay nghề cao

Tạo mọi điều kiện nhằm trọng dụng, thu hút nguồn lực chất xám, lao động có tay nghề, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ cao cho nền kinh tế, tạo động lực phát triển sản xuất kinh doanh ở các KCN và các vùng sản xuất trọng điểm công, nông, lâm nghiệp.

3.2.3. Thực hiện đổi mới cơ chế chính sách

Kịp thời cụ thể hoá hệ thống luật pháp và các chủ trương đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn của địa phương. Xây dựng chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc.

Tiếp tục thực hiện mạnh mẽ công cuộc cải cách hành chính, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của các cơ quan Nhà nước gắn với đổi mới tư duy và phương pháp chỉ đạo, điều hành, chú trọng nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện.

Trước mắt chú trọng chỉ đạo thực hiện ở các khâu trọng yếu như quản lý đất đai, đăng ký kinh doanh và cấp phép đầu tư, xây dựng cơ bản v.v. nhằm giải quyết nhanh chóng, hiệu quả công việc; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tích cực phòng chống tham nhũng.

3.2.4. Tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng hiện đại

Một trong những điều kiện quan trọng để có thể thu hút được đầu tư của các nhà đầu tư đó là hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng. Vì vậy, Bắc Giang đã tập trung xây dựng hệ thống điện, đường giao thông, nước, nhà kho, bến cảng…đồng bộ và hiện đại đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu sản xuất trên quy mô lớn.

Với từng ngành KT cần phải có các chính sách đầu tư xây dựng riêng. Với NN, kiên cố hóa hệ thống kênh mương, hồ đập, trạm thú y, trạm bảo vệ thực vật, trạm lai tạo giống và các cơ sở chế biến sản phẩm làm ra. Với dịch vụ, tập trung xây dựng và nâng cấp các nhà hàng khách sạn hiện có, các siêu thị và các chợ trung tâm, các địa điểm vui chơi nghỉ dưỡng của những địa điểm du lịch…

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.5. Phát triển khoa học công nghệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên và tích cực bảo vệ môi trƣờng cực bảo vệ môi trƣờng

3.2.5.1. Phát triển khoa học công nghệ

Phát triển khoa học công nghệ theo hướng tăng cường ứng dụng và xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong thời kỳ CNH - HĐH nền kinh tế.

Mở rộng việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến trong các doanh nghiệp. Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch trong khoa học và công nghệ, tổ chức chuyển giao công nghệ nhằm gắn khoa học và công nghệ với sản xuất theo cơ chế thị trường.

3.2.5.2. Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái

Tài nguyên của Bắc Giang rất đa dạng, trong đó đất đai là nguồn tài nguyên quý nhất. Chủ động tạo quỹ đất và xây dựng các quy hoạch chi tiết để tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển CN, DV. Trong sản xuất NN cần tạo điều kiện cho quá trình tích tụ ruộng đất, nhằm tạo sự phân công lại và chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá.

Tích cực bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ tính đa dạng sinh học. Quản lý chặt chẽ việc khai thác tài nguyên. Tạo sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường, từng bước tạo thói quen, nếp sống vì môi trường xanh, sạch đẹp. Chủ động phòng ngừa những tác động xấu về môi trường do quá trình toàn cầu hoá và hội nhập KT quốc tế.

3.2.5.3 Phát triển xanh vì mục tiêu bảo vệ môi trường nước cho lưu vực 3 sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam

Bắc Giang nằm trọn trong lưu vực sông Thái Bình với ba dòng chính: Cầu/Thương /Lục Nam. Ba dòng sông đều hội lưu ở Phả Lại. Trên quan điểm bảo vệ môi trường kinh tế - sinh thái, ba dòng sông này giữ vai trò quan trọng

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không riêng cho địa phương mà rất quan trọng với TP Hải Dương và TP Hải Phòng sau khi hội lưu ở Phả Lại (hình 3.1).

Hình 3.1. Lƣợc đồ lƣu vực hệ thống sông Thái Bình

Nguồn: Tác giả biên vẽ

Mỗi dòng sông có giá trị kinh tế sinh thái riêng: Sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi cao Bắc Cạn, chảy qua Thái Nguyên, một phần Hà Nội, Bắc Ninh đem theo một nguồn nước ô nhiễm rất nặng do nước thải công nghiệp và đô thị. Dự án sông Cầu nhiều lần được nói đến, cho đến nay vẫn chưa tiến triển đáng kể, do đó nguy cơ ô nhiễm ngày càng lớn đối với huyện nằm trong lưu vực sông Cầu.

Sông Thương bắt nguồn từ Lạng Sơn, chảy qua địa phận TP Bắc Giang với mức độ đô thị hóa và công nghiệp hóa rất cao. Nước của dòng sông ngày càng ô nhiễm do các khu công nghiệp dọc theo QL 1, nhất là từ hóa chất phân bón Bắc Giang.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lưu vực sông Lục Nam chiếm diện tích lớn nhất ở tiểu vùng Đông Bắc Giang. Lòng sông khá rộng, tương đối sâu, trung bình 4 - 5 m. Đoạn trước Chũ lòng sông hẹp, uốn khúc, nhiều thác ghềnh thuận lợi cho phát triển mô hình nông lâm nghiệp và thủy điện nhỏ.

Định hướng phát thân thiện với môi trường, giảm nhẹ ô nhiễm các nguồn nước phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm lưu vực và các dự án các khu công nghiệp, đô thị, làng nghề.

Với lưu vực sông Cầu, vấn đề kinh tế sinh thái của tỉnh phải nằm trong chiến lược chung của các tỉnh/thành phố thuộc lưu vực như: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phục, Hà Nội, Bắc Ninh. Hai lưu vực sông Thương và Lục Nam cần bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn đồng thời với kiểm soát chặt chẽ nguồn thải từ các cơ sở sản xuất và dịch vụ.

Tác động ngoại ứng từ ô nhiễm nước 3 dòng sông này ảnh hưởng rất lớn đến việc cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho TP Hải Phòng và Hải Dương, một phần tỉnh Bắc Ninh tại đoạn sông Cầu làm ranh giới tự nhiên với Bắc Ninh. Cùng với phát triển thân thiện với môi trường ba dòng sông là việc bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn nước của 16,3 nghìn ha ao, hồ, đầm và gần 1 vạn ha ruộng trũng. Khai thác có hiệu quả hồ Cấm Sơn (2600 ha) và hồ Khuôn Thần (240 ha) trên địa bàn huyện Lục Ngạn có ý nghĩa trực tiếp cho việc phát triển vùng trồng vải nổi tiếng cả nước. Việc triển khai các DA công nghiệp du lịch trên địa bàn lưu vực các sông nói trên phải được xem xét kĩ lưỡng các hiệu ứng môi trường sinh thái.

Nằm ở vị trí cận kề vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Bắc Giang phải chú ý tới hiệu ứng ô nhiễm lan tỏa từ các tỉnh/thành phố lân cận, đặc biệt là với TP Hà Nội, các khu công nghiệp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc

3.2.6. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc

Tăng cường phối hợp giữa Bắc Giang với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong đầu tư phát triển và xây dựng cơ chế chính sách, nhằm thúc

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đẩy phát triển những ngành có lợi thế của mỗi địa phương trong tư thế liên vùng, liên tỉnh, cụ thể là:

3.2.6.1. Về công nghiệp - xây dựng

Do Bắc Giang có đường QL 1A chạy qua nên phối hợp với các địa phương trong quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp tập trung theo hướng không gian trục đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn, trục QL 31, 37. Quy hoạch, dành những vị trí thuận lợi để đón bắt việc đầu tư của Hà Nội với cơ chế mở, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư của Hà Nội dễ dàng đầu tư hoặc di chuyển nhà máy từ nội thành vào địa bàn.

Phối hợp trong xúc tiến và kêu gọi đầu tư và ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư phát triển CN. Hợp tác phát triển CN chế biến rau quả, hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cho các KCN, làng nghề thủ công, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Bảng 3.1. Tổng hợp dự kiến nhu cầu vốn đầu tƣ cho phát triển công nghiệp thời kỳ 2011-2020

Đơn vị: Tỷ đồng

TT Hạng mục 2011-2015 2016-2020

A Sản xuất công nghiệp 3.106,5 2.451,5

1 Công nghiệp cơ khí 1.025 1.220

2 CN chế biến nông - lâm sản - thực phẩm 470 508

3 CN hoá chất 860 55

4 CN sản xuất vật liệu xây dựng 207 167

5 CN dệt - may - da giầy 207 167

6 CN khai thác - chế biến khoáng sản 337,5 334,5

B Hạ tầng cơ sở các KCN (dự kiến) 640 560

C Điện, nước 3.690 660

Tổng vốn đầu tư cho công nghiệp A+B+C 7.436,5 3.671,5

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.6.2. Trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp

Bắc Giang có thế mạnh về sản xuất cây ăn quả cùng với các loại rau. Vì vậy, tỉnh có thể hợp tác với Hà Nội trong sản xuất giống cây trồng có chất lượng cao, sản phẩm sạch, an toàn phù hợp với yêu cầu của thị trường và đáp ứng cho nhu cầu chế biến CN. Chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm về sản xuất lai tạo, chọn lọc giống, phát triển vùng sản xuất rau an toàn đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

3.2.6.3. Trong lĩnh vực thương mại, du lịch

Chủ động phối hợp với các tỉnh lân cận có cửa khẩu (Lạng Sơn), đặc biệt là thủ đô Hà Nội trong việc hợp tác phát triển thương mại, du lịch. Hợp tác khai thác có hiệu quả trong hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch, dịch vụ, kết hợp nối tour du lịch trong vùng. Bắc Giang có thể phối hợp với Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, Lạng Sơn,... để xây dựng các tour du lịch theo chủ đề nhằm khai thác các lợi thế so sánh và đặc thù riêng của mỗi địa phương về di tích lịch sử, văn hoá, các lễ hội truyền thống, các làng nghề, làng cổ.

3.2.7. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng CNH - HĐH, đa dạng hóa

Tổ chức quy hoạch phát triển ngành nghề TTCN và làng nghề, quy hoạch phát triển đô thị và nhà ở nông thôn. Xây dựng quy hoạch vùng sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; quy hoạch phát triển nông thôn gắn với tiến trình CN hóa nông thôn.

Đưa nhanh các thành tựu của khoa học công nghệ vào NN và nông thôn. Thực hiện điện khí hoá, cơ khí hoá, thuỷ lợi hoá trong sản xuất NN. Hiện đại hoá các quá trình sản xuất, các tổ chức sản xuất, phân phối lưu thông trong nông thôn. Phát triển mạnh các hoạt động DV: tín dụng, thông tin, lưu thông... trong nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thúc đẩy hợp lý quá trình tích tụ ruộng đất, tích tụ vốn và quá trình chuyển một số lao động NN sang làm TTCN, DV trong nông thôn ở các trung tâm, các thị tứ. Phát triển hệ thống chợ, mở rộng thị trường nông thôn.

3.2.8. Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Hàng năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam thuộc cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kì (USAID/VNCI) đã đưa ra báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (bắt đầu từ năm 2005). Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng internet, đã cho phép người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin ở nhiều dạng khác nhau (phần mềm, văn bản và hình ảnh…).

Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh, thành phố là chỉ số tổng hợp phản ánh năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, bao gồm các chỉ tiêu: Chi phí gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; Tính

Một phần của tài liệu nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bắc giang (Trang 98 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)