Hành lang kinh tế

Một phần của tài liệu nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bắc giang (Trang 25 - 124)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.1.1.Hành lang kinh tế

Hành lang kinh tế được hình thành dựa trên một tuyến trục giao thông huyết mạch và sự tập trung các cơ sở CN và DV dọc hai bên tuyến trục đó. Do có sự phát triển tập trung các cơ sở KT, lợi dụng triệt để việc vận chuyển

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thuận lợi nên các hoạt động KT đem lại hiệu quả cao hơn. Hành lang kinh tế được coi là một hiện tượng KT-XH và đây là hình thức tổ chức kinh tế theo lãnh thổ đầy triển vọng.

Ở nước ta, hành lang kinh tế đã được hình thành và ngày càng có ý nghĩa trong phát triển KT-XH theo lãnh thổ, tiêu biểu là 03 tuyến hành lang kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng; Huế - Đà Nẵng - Dung Quất và Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu. Gần đây Việt Nam và Trung quốc đã thỏa thuận phát triển “hai hành lang, một vành đai” (Hai hành lang kinh tế: Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; một vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ). Hiện nay các hành lang kinh tế vẫn đang tiếp tục được hình thành và phát triển trên hầu hết các tuyến trục giao thông trọng yếu.

Các hành lang kinh tế được coi như các trục KT động lực, với ý nghĩa là đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của một vùng rộng lớn. Mỗi hành lang KT hay vành đai KT kéo dài đến hàng trăm km, đi qua nhiều tỉnh, TP. Các cơ sở sản xuất và DV của mỗi tỉnh, TP là một mắt xích trong tổng thể KT của mỗi hành lang. (Bảng 1.1)

Bảng 1.1. Các hành lang kinh tế quan trọng của Việt Nam

STT Hành lang kinh tế Năm 2005 Năm 2020 (dự tính) Dân số (nghìn người) GDP (tỉ đồng) Dân số (nghìn người) GDP (tỉ đồng) 1 Hà Nội - Hải Phòng 3.770 109.500 6.670 1.500.000 2 Huế - Đà Nẵng -Dung Quất 1.562 23.400 2.400 95.000 3 Thành phố Hồ Chí Minh -

Biên Hòa - Vũng Tàu 6.100 215.000 9.500 3.400.000

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.2.1.2. Khu kinh tế

Khu kinh tế là một lãnh thổ xác định, được hưởng ưu đãi đặc biệt để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết tự do thương mại trên phạm vi khu vực cũng như trên quy mô toàn cầu, việc phát triển khu kinh tế cần phải được quan tâm đúng mức.

Ở Việt Nam, thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW 4 khóa VIII về việc nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài khu kinh tế, khu mậu dịch tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện, trên cơ sở tham khảo các mô hình khu công nghiệp, đặc khu kinh tế; trong điều kiện quốc tế mới và xu hướng chuyển đổi các đặc khu kinh tế sang hình thức các khu khai phát mới, các cơ quan chức năng cùng các tỉnh đã tiến hành nghiên cứu về mô hình “khu kinh tế phát triển”.

Trong báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển ở Việt Nam đến năm 2020, Bộ KH&ĐT cho rằng, khu kinh tế là khu vực có địa lí thuận lợi cho giao thương với các khu vực khác; nó là một bộ phận lãnh thổ của đất nước có quy mô đất đai đủ lớn để phát triển tổng hợp KT, được Chính phủ cho phép xây dựng và phát triển, vận hành bởi khung pháp lí có tính ưu đãi, mở cửa theo các thông lệ quốc tế; ở đó có môi trường đầu tư kinh doanh, buôn bán phù hợp với cơ chế thị trường, được hưởng quy chế ưu đãi hơn các nơi khác; ở đó giao lưu KT với nước ngoài thông thoáng, không bị hạn chế, ưu tiên hướng xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài; khi phát triển các khu kinh tế không gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, không xâm hại đến các công trình văn hóa, di tích của đất nước.

Để có một định hướng phát triển các khu kinh tế ven biển trên phạm vi cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển đến năm 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài các khu kinh tế ven biển đã nêu trên, ở nước ta còn tồn tại hai loại khu kinh tế tổng hợp nhưng tính chất tổng hợp và mức độ phức tạp ít hơn so với khu kinh tế ven biển. Đó là khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế quốc phòng. Khu kinh tế cửa khẩu hình thành và phát triển trên cơ sở có sự tồn tại của một cửa khẩu biên giới với một nước láng giềng và nhờ có sự phát triển của giao thương KT và khách du lịch. Khu kinh tế quốc phòng do quân đội quản lí và làm nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng là chủ yếu, bộ đội cùng nhân dân phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng. (Bảng 1.2).

Bảng 1.2. Các Khu kinh tế của Việt Nam (tính đến 2/2011)

STT Khu kinh tế Địa điểm Thời gian

thành lập

Diện tích (ha)

1 Chu Lai Quảng Nam 5/6/2003 27.040

2 Dung Quất Quảng Ngãi 21/3/2005 10.300

3 Nhơn Hội Bình Định 14/6/2005 12.000

4 Chân Mây - Lăng Cô Thừa Thiên Huế 05/01/2006 27.108 5 Phú Quốc - Nam An Thới Kiên Giang 14/02/2006 56.100

6 Vũng áng Hà Tĩnh 03/4/2006 22.781

7 Vân Phong Khánh Hòa 25/4/2006 150.000

8 Nghi Sơn Thanh Hóa 15/5/2006 18.611,8

9 Vân Đồn Quảng Ninh 31/5/2006 55.133

10 Đông Nam Nghệ An Nghệ An 11/6/2007 18.826,46 11 Đình Vũ - Cát Hải Hải Phòng 10/01/2008 21.600

12 Nam Phú Yên Phú Yên 29/4/2008 20.730

13 Hòn La Quảng Bình 10/6/2008 10.000

14 Định An Trà Vinh 27/4/2009 39.020

15 Năm Căn Cà Mau 23/11/2010 11.000

16 Đông Nam Quảng Trị 27/2/2010 23.460

17 Ven biển Thái Bình Thái Bình 9/2/2011 30.583

18 Ninh Cơ Nam Định 25/2/2011 13.950

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.2.1.3. Vùng kinh tế trọng điểm

Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền KT của cả nước. Nó được đặc trưng bằng một số đặc điểm chủ yếu sau: (i) Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, TP và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển KT-XH của đất nước; (ii) Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư; (iii) Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác; (iv) Có khả năng thu hút các ngành mới về CN và DV để từ đó nhân rộng ra toàn quốc.

Cho đến nay, trên lãnh thổ nước ta đã hình thành 04 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (gồm Thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh); Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định); Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang) và Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long (gồm TP Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau).

1.2.2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp được hiểu là: “Hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và các kết hợp sản xuất lãnh thổ trên cơ sở sử dụng hợp lí nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường”.

Có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, phụ thuộc vào quan niệm và quy mô lãnh thổ của mội quốc gia. Trên cơ sở tổng quan các hình thức của một số nước trên thế giới và gắn với thực tiễn của nước ta, nhất là sau khi đất nước bước vào công cuộc Đổi mới, các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của nước ta gồm có:

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Khu công nghiệp tập trung

Khu công nghiệp (KCN) tập trung là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng CN và thực hiện các DV cho sản xuất CN, có ranh giới xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Thực tế, ở Việt Nam trong những năm qua, KCN tập trung là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp phổ biến và mang lại hiệu quả KT cao, là động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước.

* Khu công nghệ cao

Khu công nghệ cao là khu tập trung các doanh nghiệp công nghệ kĩ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ, đào tạo và các DV liên quan; có ranh giới xác định; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Như vậy, có thể nói, khu công nghệ cao là trường hợp đặc biệt của khu công nghiệp tập trung.

Ở nước ta, việc hình thành khu công nghệ cao với mục đích là thu hút công nghệ cao của nước ngoài, tiếp nhận chuyển giao công nghệ cao, đồng hóa, sáng tạo, kinh doanh và phát triển công nghệ cao. Đây chính là bước đi tắt, nhằm tránh sự tụt hậu về công nghệ so với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đang triển khai xây dựng hai khu công nghệ cao, đó là: Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh và Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

* Cụm công nghiệp

Cụm công nghiệp (CCN) là một lãnh thổ có ranh giới ước lệ, nhưng được xác định bởi văn bản pháp lí, với quy mô nhỏ hơn KCN và được bố trí tập trung một số cơ sở CN thuần túy. CCN là một kết hợp sản xuất - lãnh thổ mang tính chất tổng hợp. CCN thường gắn với lãnh thổ cấp huyện, là hạt nhân để thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn ở cấp quận/huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Điểm công nghiệp

Điểm công nghiệp là một lãnh thổ không lớn, có ranh giới ước lệ và được xác định bởi một văn bản pháp lí, có quy mô nhỏ hơn CCN, trên đó có một điểm dân cư với một xí nghiệp công nghiệp. Nó cũng có thể là một nhóm không lớn các xí nghiệp công nghiệp nằm trong phạm vi của một điểm dân cư. Nói cách khác, thực chất điểm công nghiệp là một hình thức đồng nhất với điểm dân cư có xí nghiệp công nghiệp. Ở nước ta, điểm công nghiệp thường gắn với địa bàn xã hoặc liên xã.

1.2.3. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Ở Việt Nam, hình thức tổ chức lãnh thổ trong NN hiện nay phổ biến là khu nông nghiệp công nghệ cao và vùng chuyên môn hóa cây trồng gắn với công nghiệp chế biến (tổ hợp nông - công nghiệp).

* Khu nông nghiệp công nghệ cao

Khu nông nghiệp công nghệ cao là một lãnh thổ xác định, tuy không qúa lớn về diện tích, nhưng áp dụng kĩ thuật canh tác hiện đại với công nghệ cao. Tuy nhiên, loại hình khu NN công nghệ cao ở nước ta hiện nay chưa phát triển mạnh, nhưng đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở ven các TP lớn.

Bảng 1.3. Các khu nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam, năm 2007

STT Khu NNCNC Địa điểm

Diện tích canh tác

(ha)

Hƣớng chuyên môn hóa

1 TP. Hồ Chí Minh H. Củ Chi 100 Rau cao cấp 2 T. Lâm Đồng H. Đức Trọng 300 Rau, hoa xuất khẩu

3 TP. Hà Nội H. Thanh Trì 80 Rau cao cấp

4 TP. Hải Phòng H. Cát Hải 150 Rau, quả xuất khẩu

Cả nƣớc 630

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Vùng trồng cây chuyên môn hóa gắn với công nghiệp chế biến (tổ hợp nông - công nghiệp)

Đây là hình thức tổ chức theo lãnh thổ trong sản xuất NN mà nước ta đã và đang phát triển và đạt hiệu quả KT cao. Việc hình thành nhiều khu vực cây trồng gắn với công nghiệp chế biến thành một thể tổ hợp nông - công nghiệp. Trong lâm nghiệp ở nước ta hiện nay cũng có hình thức tổ chức lãnh thổ rất có hiệu quả giống như tổ hợp nông - công nghiệp mà chúng ta gọi là tổ hợp lâm - công nghiệp, tức là gắn vùng rừng nguyên liệu với xí nghiệp chế biến nhằm mang lại hiệu quả KT cao. Tiêu biểu của hình thức này là tổ hợp lâm - công nghiệp chế tạo giấy, tổ hợp lâm - công nghiệp chế tạo gỗ…

1.2.4. Tổ chức lãnh thổ dịch vụ

- Đối với ngành du lịch, các hình thức tổ chức lãnh thổ rất phong phú và từ thấp đến cao là: điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, á vùng du lịch và vùng du lịch.

- Đối với hoạt động thương mại, thì hệ thống mạng lưới bán lẻ, mạng lưới chợ; hoạt động xuất nhập khẩu là những biểu hiện cụ thể.

- Đối với lĩnh vực giao thông vận tải thì tổ chức lãnh thổ được thể hiện cụ thể qua mạng lưới đường giao thông và đầu mối giao thông.

1.2.5. Tổ chức lãnh thổ kinh tế cấp tỉnh/thành phố

Trong hệ thống phân vùng KT - hành chính Việt Nam hiện nay chấp nhận rộng rãi hệ thống các cấp kế hoạch và dự báo vĩ mô, gồm: Trung ương/tỉnh - TP/huyện - thị xã/xã - phường - thị trấn. Trong đó cấp tỉnh/TP được coi là mắt xích quan trọng trong hoạch định chính sách phát triển vùng.

Tổ chức lãnh thổ kinh tế cấp tỉnh được coi là cấp thực thi chính sách, đồng thời được quyền ban hành một số chính sách phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của địa phương. Theo tinh thần đó, Viện Chiến lược phát

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

triển - Bộ KH&ĐT có hướng dẫn cụ thể bằng hàng loạt bảng biểu cũng như chỉ dẫn cụ thể để triên khai việc lập qui hoach KT-XH dài hạn thời kì đến năm 2015 và tầm nhìn 2020.

Theo nội dung hướng dẫn nghiên cứu lập qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh/TP trực thuộc trung ương (phục vụ công tác lập qui hoạch thể phát triển KT-XH thời kì 2005 - 2020), cấp tỉnh/TP trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) phải đạt yêu cầu về nội dung gồm: Phân tích, dự báo tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước và các yếu tố phát triển khác đối với quá trình phát triển KT-XH của tỉnh; Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KT-XH tỉnh; Nghiên cứu phương hướng phát triển KT-XH tỉnh đến năm 2010 bao gồm: xác định quan điểm, mục đích và mục tiêu phát triên; các giải pháp chủ yếu về cơ cấu KT, phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và các sản phẩm chủ lực, phương hướng phát triển theo lãnh thổ, các chương trình phát triển, các dự án (DA) đầu tư. Đề xuất cơ chế chính sách phát triển chủ yếu.

Cùng với yêu cầu chung nói trên, các tỉnh/TP đều phải thực hiện đồng bộ cách tính toán xử lí số liệu thống nhất theo hệ thống bảng biểu nghiên cứu lập qui hoạch thống nhất (21 bảng biểu).

Một phần của tài liệu nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bắc giang (Trang 25 - 124)