Đánh giá chung

Một phần của tài liệu nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bắc giang (Trang 50 - 52)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.4. Đánh giá chung

2.1.4.1. Thuận lợi

Bắc Giang có vị trí địa lí thuận lợi, là cơ sở để Bắc Giang sử dụng được hết những nguồn lực của mình trong phát triển KT để đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH.

Địa hình, khí hậu và đất thuận lợi để trồng cây ăn quả và phát triển lâm nghiệp giá trị KT, đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của thị trường. Đặc biệt tiềm năng đất của tỉnh còn khá lớn, riêng đất chưa sử dụng có khả năng sản xuất nông, lâm nghiệp là trên 40 nghìn ha, và gần 10 nghìn ha vườn gia đình có thể cải tạo thành vườn có giá trị KT. Hiện nay, hệ số sử dụng đất còn thấp, nhất là các huyện miền núi, có thể nâng hệ số sử dụng đất lên, năng suất cây trồng vật nuôi cũng còn tiềm ẩn khá, nếu áp dụng đưa giống mới vào sản xuất, chế độ canh tác hợp lí thì sẽ đưa được năng suất lên ít nhất từ 1,3 - 1,4 lần so với năng suất hiện nay.

Nguồn nước, hiện có đủ khả năng cung cấp cho các ngành KT cũng như nước sinh hoạt thường xuyên cho nhân dân trong tỉnh một cách chủ động.

Về khoáng sản, có tới 63 mỏ và điểm mỏ đã được phát hiện trên địa bàn tỉnh là cơ sở để phát triển các ngành CN, điểm CN, CCN, KCN,...

Bắc Giang có lợi thế lớn về tài nguyên du lịch nhân văn với 1.316 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 265 di tích được xếp hạng, rất hấp dẫn khách du lịch đến thăm quan, nghiên cứu. Và có tới trên 500 lễ hội khác nhau, gồm các lễ hội truyền thống, lễ hội văn hoá dân gian các dân tộc đều có thể khai thác để phát triển du lịch.

Bắc Giang là tỉnh có dân số đông và hiện nay được đánh giá là “thời kỳ dân số vàng” với cơ cấu dân số theo nhóm tuổi đang có sự thay đổi tích cực,

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đó là điều kiện thuận lợi để tỉnh sử dụng nguồn lao động đông đảo, đang có trình độ ngày càng cao này vào việc khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế. Nó cũng là thị trường rộng, tiêu thụ ngay chính những sản phẩm được làm ra trong tỉnh, góp phần thúc đẩy sản xuất trong tỉnh.

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng ngày càng được chú ý đầu tư, nâng cấp hiện đại. Hiện nay đang đủ sức đáp ứng được những yêu cầu phát triển của nền KT hiện tại của tỉnh và cũng đang góp phần thu hút được thêm nhiều đầu tư từ bên ngoài để đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển KT.

Bắc Giang đã và đang đưa ra những chính sách phát triển kinh tế thích hợp với mục đích đặt ra là đưa Bắc Giang ngày càng phát triển nhanh hơn, mạnh hơn trong thời kỳ CNH - HĐH.

2.1.4.2. Khó khăn

Bắc Giang có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng và gió mùa Đông Bắc khô lạnh, có năm còn kèm theo sương muối, sương giá nên ảnh hưởng tới việc tăng năng suất cây trồng vật nuôi. Tại một số huyện miền núi Yên Thế, Sơn Động, Lục Ngạn đôi khi xẩy ra hiện tượng lốc cục bộ và mưa đá vào mùa hè nên gây thiệt hại lớn cho sản xuất NN, cho sinh hoạt cũng như tính mạng của người dân.

Đất có độ dày trung bình, nghèo dinh dưỡng, nhiều nơi khô cằn, khả năng giữ nước kém gây khó khăn trong canh tác, trong việc tăng năng suất cây trồng.

Số lượng các mỏ khoáng sản đã được thăm dò không đáng kể, chỉ là 12 mỏ, còn lại mới chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát, tìm kiếm. Số lượng các mỏ lớn không đáng kể chỉ là 10 mỏ, khoáng sản chủ yếu là vật liệu xây dựng (cát, sỏi, sét gạch ngói), khoáng sản nhiên liệu. Điều đó gây khó khăn tới việc phát triển một ngành CN hiện đại, đa dạng về cơ cấu ngành và có quy mô lớn.

Các địa điểm du lịch của tỉnh nằm rải rác, độc lập, cách xa nhau và lại không có sự kết hợp với các hoạt động khác như giao thông, như mua sắm, như nghỉ dưỡng, ăn uống, vui chơi giải trí…nên không tạo được sự phát triển tổng hợp gồm du lịch và các dịch vụ du lịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dân số đông đã gây ra một sức ép lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cần giải quyết như việc làm, chất lượng cuộc sống, môi trường… làm chậm phát triển KTXH của tỉnh. Hiện nay, đa số người dân trong tỉnh có trình độ tay nghề còn thấp và làm việc trong ngành NN là chủ yếu nên gây khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu ngành KT, trong cơ cấu lao động và trong thời kỳ thực hiện CNH - HĐH.

Bắc Giang có quy mô nền KT nhỏ chưa tạo ra được nguồn lực mạnh để có bước đột phá đi lên. Xét một cách tổng thể, mặc dù có rất nhiều nỗ lực, nhưng đến nay điểm xuất phát của nền KT Bắc Giang vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung của cả nước (năm 2010 đóng góp được 0,95% trong cơ cấu GDP của cả nước, CN chiếm 0,08%), nền KT phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bắc giang (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)