7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1 Đặc điểm địa hình
Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng: miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Vùng trung du phía tây gồm các huyện: Hiệp Hoà, Việt Yên và TP Bắc Giang, với đặc trưng có nhiều gò đồi xen lẫn đồng bằng độ cao trung bình 100 - 150m độ dốc từ 10 - 150. Địa hình trung du có thuận lợi về phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả. Vùng miền núi phía đông bao gồm các huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng và Lạng Giang; trong đó, một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên thế và huyện Sơn Động là vùng núi cao. Đặc điểm chính của địa hình núi cao là bị chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệnh về độ cao khá lớn, độ cao trung bình từ 300 - 400m, độ dốc trung bình từ 20 - 300 thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, đặc biệt là trồng vải, cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.
2.1.2.2. Điều kiện thời tiết khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc Việt Nam, Bắc Giang một năm có 4 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm,
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mùa xuân và mùa thu khí hậu ôn hoà. Nhiệt độ bình quân năm khoảng 23 - 240C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất khoảng 15 - 160C, tháng nóng nhất là tháng 7 có nhiệt độ khoảng 29 - 300C. Độ ẩm không khí trung bình trên 80%. Lượng mưa: 1000 - 1500 mm/năm. Lượng mưa trung bình những năm gần đây của Bắc Giang có xu thế giảm dần. Biến động về số giờ nắng trong các năm là không nhiều (1392,4 giờ - năm 2006; 1496,4 giờ - năm 2009; 1247 giờ năm 2010). Chế độ chiếu sáng tương đối thuận lợi cho cây trồng phát triển. Bắc Giang chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam về mùa hè và gió mùa Đông Bắc về mùa đông. Ngoài ra, Bắc Giang còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng (không nhiều) về mùa hè và gió mùa Đông Bắc khô lạnh có năm có sương muối về mùa đông.
2.1.2.3. Tài nguyên đất
Kết quả điều tra xây dựng bản đồ lập địa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có các loại đất chính sau: Đất Feralit trên núi trung bình: Diện tích 200 ha, chiếm 0,1% diện tích tự nhiên. Phân bố ở độ cao > 700m thuộc 2 dãy An Châu, Yên Tử. Đất Feralit mùn trên núi thấp: Diện tích 28.530 ha, chiếm 7,5% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Lục Nam. Đất Feralit vùng đồi phát triển trên đá sa thạch: Diện tích 76.400 ha chiếm 20% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở huyện Lục Nam, Sơn Động. Đất Feralit vùng đồi phát triển trên đá phiến thạch sét. Diện tích 83.910 ha, chiếm 22% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang. Đất phù sa cổ: Diện tích 8.880 ha, chiếm 2,3% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở hạ lưu sông Lục Nam và các huyện vùng trung du. Đất thung lũng dốc tụ: Diện tích 8.170 ha, chiếm 2,1% diện tích tự nhiên Phân bố ở ven các sông, suối chính trong tỉnh. Đất Feralit biến đổi do trồng lúa: Diện tích 176.110 ha, chiếm 46% diện tích tự nhiên. Phân bố tập trung ở các huyện Việt Yên, Hiệp Hoà, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Đây là đối tượng chủ yếu để canh tác nông nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhìn chung, đất đai của tỉnh được hình thành chủ yếu trên các loại đá mẹ sa thạch, phiến thạch và phù sa cổ. Có tầng đất trung bình, đất nghèo dinh dưỡng, nhiều nơi khô cằn, khả năng giữ nước kém.
Tiềm năng đất của tỉnh còn khá lớn, riêng đất chưa sử dụng có khả năng sản xuất nông - lâm nghiệp là trên 40 ngàn ha và gần 10 ngàn ha vườn gia đình có thể cải tạo thành vườn có giá trị kinh tế. Hiện nay, hệ số sử dụng đất còn thấp, nhất là các huyện miền núi, có thể nâng hệ số sử dụng đất lên. Năng suất cây trồng, vật nuôi cũng còn tiềm ẩn khá, nếu áp dụng đưa giống mới vào sản xuất, chế độ canh tác hợp lí thì sẽ đưa được năng suất lên ít nhất là 1,3 - 1,4 lần so với năng suất hiện nay.
2.1.2.4. Tài nguyên nước và thủy văn
Trên lãnh thổ Bắc Giang có mật độ sông ngòi tương đối dày đặc trong đó có 3 con sông lớn chảy qua (sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam) với tổng chiều dài là 347 km, lưu lượng lớn (7,5 triệu m3/năm) và có nước quanh năm. Với hệ thống ao, hồ, đầm rải đều trên địa bàn của tỉnh, tổng lượng dòng chảy 3 sông lớn chảy qua tỉnh là những bể chứa nước quan trọng cho nền kinh tế và nước sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra, mạch nước ngầm có ở nhiều nơi, tuỳ theo địa hình ở từng khu vực mà có độ nông sâu khác nhau, với trữ lượng dự báo trên 900 nghìn m3/ngày đêm trong đó trữ lượng tĩnh gần 300 nghìn m3/ngày đêm, nước mưa là 1.200 - 1.700 mm/năm.
Các hồ, sông chính đã tạo cho hệ thống thuỷ lợi, đáp ứng đủ nước tưới phát triển nông nghiệp và nước sinh hoạt. Về thuỷ điện có hồ Cấm Sơn kết hợp cung cấp nước cho nông nghiệp và phát điện.
2.1.2.5. Tài nguyên rừng
Đến nay Bắc Giang có khoảng hơn 130.000 ha đất lâm nghiệp đã có rừng và gần 30.000 ha đất núi đồi có thể phát triển lâm nghiệp. Rừng của Bắc Giang có vị trí quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, môi
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trường sinh thái và đời sống nhân dân. Hiện tỉnh đã thành lập 2 khu bảo tồn rừng nguyên sinh là Khe Rỗ và Tây Yên Tử. Rừng Bắc Giang nằm ở đầu nguồn các hồ chứa nước lớn, có khả năng thu hút khách du lịch như hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần, Suối Mỡ… và là đầu nguồn của sông Thương, sông Lục Nam.
2.1.2.6. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản tương đối đa dạng và phong phú gồm nhiều loại như: Khoáng sản nhiên liệu phát hiện 18 mỏ - trong đó có 8 mỏ đã tính trữ lượng đó là trữ lượng các loại than khoảng: 114 triệu tấn, bao gồm các loại than: antraxit (Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam lớn nhất là mỏ than Đồng Rì-Sơn Động), than gầy (Yên Thế), than bùn (Lục Nam, Việt Yên). Khoáng sản vật liệu xây dựng phát hiện 24 mỏ gồm: Sét - gạch ngói 360 triệu m3 (Việt Yên, Lạng Giang, Lục Nam, Yên Thế, Hiệp Hòa, Yên Dũng); cát - cuội - sỏi tiềm năng không lớn (cát: 4.550.000 m3
, cuội-sỏi: 91.200.000 m3); ngoài ra có 1 số mỏ sứ gốm, sét gốm,... Khoáng chất công nghiệp: Đã phát hiện 5 mỏ: gồm 4 mỏ barit với trữ lượng khoảng 616 nghìn tấn, chất lượng tương đối tốt sử dụng: sản xuất thuỷ tinh, hoá chất, dung dịch khoan; Ngoài ra, tỉnh đã phát hiện được 1 điểm mỏ fenspat (huyện Hiệp Hoà). Khoáng sản kim loại phát hiện có 16 mỏ và điểm quặng, trong đó có 6 mỏ được tính trữ lượng: Quặng sắt (Yên Thế) khoảng 503 nghìn tấn; quặng đồng đã phát hiện được nhiều điểm khoáng với trữ lượng dự báo khoảng 5,2 triệu tấn; 1 số điểm quặng chì - kẽm, thuỷ ngân, vàng có 4 mỏ và điểm quặng chủ yếu ở huyện Lục Ngạn, Yên Thế dự báo khoảng 734 kg. (Bảng 2.1)
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.1. Dự kiến khai thác khoáng sản Loại khoáng sản Tổng sản lƣợng sản xuất Khối lƣợng khoáng sản huy động vào khai thác Ghi chú 1. Sét gạch ngói 370 triệu sản phẩm/năm 320 triệu m
3 Quy mô công
nghiệp vừa và nhỏ 2. Cát, cuội, sỏi 1 triệu m3/năm 90 triệu m3 Quy mô công
nghiệp vừa và nhỏ 3. Barit 50.000 tấn/năm 0,6 triệu tấn Quy mô công
nghiệp nhỏ
4. Than Đồng Rì 600.000
tấn/năm 100 triệu tấn
Phát triển khu công nghiệp than-
điện Đồng Rì. 5. Than Bố Hạ 50.000 tấn/năm 4,0 triệu tấn Phát triển công
nghiệp địa phương
6. Than bùn 10.000 tấn/năm 0,6 triệu tấn
Phục vụ sản xuất phân vi sinh địa
phương. 7. Quặng sắt 50.000 tấn/năm 0,5 triệu tấn Phát triển công
nghiệp địa phương 8. Quặng đồng 20.000 tấn/năm 5,0 triệu tấn Phát triển công
nghiệp địa phương
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang 2010
2.1.2.7. Tài nguyên du lịch sinh thái - nhân văn
Tài nguyên du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Bắc Giang không nhiều, hồ Cấm Sơn và một vài khu như Khuôn Thần (Lục Ngạn), Suối Mỡ (Lục Nam).
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám (Yên Thế), chùa La (Yên Dũng), chùa Bổ Đà (Việt Yên), khu di tích đình chùa và cây Dã Hương ngàn năm tuổi Tiên Lục Lạng Giang. Ngoài ra, Bắc Giang còn có trên 500 lễ hội khác nhau các lễ hội truyền thống, văn hoá dân gian, có thể khai thác để phát triển du lịch.
Tài nguyên du lịch tự nhiên kết hợp với nhân văn sẽ tạo ra nguồn lực đáng kể để phát triển du lịch trong mối quan hệ liên doanh, liên kết với các trung tâm du lịch lớn của Đồng bằng sông Hồng và cả nước.