7. Cấu trúc của luận văn
3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Chuyển đổi cơ cấu và thực hiện CNH - HĐH phù hợp điều kiện của tỉnh để phát triển bền vững KT-XH nhằm nhanh chóng thoát ra khỏi tình
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trạng tỉnh kém phát triển và đứng vào loại tỉnh khá trong cả nước, vượt các chỉ tiêu đó được xác định trong Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị đối với vùng trung du miền núi phía Bắc và thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa Bắc Giang so với cả nước và cùng với cả nước chủ động tham gia hội nhập kinh tế thế giới; sản xuất ra nhiều hàng hóa chủ lực với sức cạnh tranh mạnh và đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
3.1.2.2. Các mục tiêu cụ thể
Về kinh tế: Tích cực giảm mức chênh lệch giữa Bắc Giang với mức trung bình của cả nước về GDP/người; đến năm 2020 đạt xấp xỉ mức thu nhập đầu người bình quân của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH.
Về văn hoá, xã hội: Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng trên các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí, phấn đấu vượt mức bình quân của cả nước trên một số lĩnh vực chủ yếu về văn hoá - xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo (giảm bình quân 2 - 3%/năm, đến năm 2015 tỷ lệ nghèo đói giảm còn 15%, bằng mức bình quân của cả nước).
Đến năm 2015, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học toàn tỉnh, 100% trường học được kiên cố hóa và 100% xã đạt chuẩn y tế quốc gia.
Giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên xuống khoảng 1,08% vào năm 2015 và 1,01% vào năm 2020 (đạt tỷ lệ sinh thay thế).
Giảm tỷ lệ thất nghiệp đô thị xuống khoảng 4,5% vào năm 2015 và 4% vào năm 2020; nâng thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn lên 90% vào năm 2015 và đạt 93 - 95% năm 2020. Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên trên 30% vào năm 2015 và trên 50% vào năm 2020. Giải quyết việc làm mới bình quân mỗi năm 27.000 lao động.
Phấn đấu đến năm 2020 có 90% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 80% làng, bản, khu phố đạt chuẩn văn hoá được cấp huyện công nhận, trên 90% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Về môi trường: Tạo sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường, từng bước tạo thói quen, nếp sống vì môi trường xanh, sạch, đẹp. Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường.
Bảo vệ và khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường và cân bằng sinh thái.
Độ che phủ của rừng tăng lên 43% (tính cả diện tích cây ăn quả) vào năm 2020 và môi trường ở cả đô thị và nông thôn được bảo vệ tốt.
Các đô thị và KCN tập trung cần được xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trrường Việt Nam.
Đến năm 2015, tỷ lệ dân số ở thành thị dùng nước hợp vệ sinh đạt 99% và ở nông thôn đạt 88%. Tỷ lệ gia đình có hố xí hợp vệ sinh đạt 75% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020.
Về quốc phòng, an ninh: Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và quần chúng nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với phát triển KT, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi phục vụ phát triển KT-XH.
3.1.3. Các định hƣớng phát triển kinh tế đến năm 2020
3.1.3.1. Định hướng chung
Ngày 13/01/2009 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 05/2009/QĐ - TTg về: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Bắc Giang đến năm 2020. Với mục tiêu huy động cao nhất mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao chất lượng tăng trưởng KT; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về KT, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng CNH - HĐH. Phấn đấu đến năm 2020 cơ cấu KT của tỉnh chủ yếu là CN và DV.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Để đưa nền KT tỉnh nhà phát triển và thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH của tỉnh, Bắc Giang đã đưa ra những chính sách phát triển hợp lý của riêng mình dựa trên những chính sách chung của Nhà nước nhằm sử dụng được tối đa nguồn lực trong và ngoài nước trong thời kỳ mở cửa để đưa nền KT tỉnh phát triển.
- Huy động nguồn vốn đầu tư
Nhu cầu vốn đầu tư trong hai năm 2009 - 2010 khoảng 13.125 tỷ đồng, dự kiến giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 65.370 tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 143.078 tỷ đồng.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư và các biện pháp tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong nước và xuất khẩu.
- Xây dựng kế hoạch phối, kết hợp với Hà Nội và các tỉnh, TP trong cả nước, đặc biệt là với các tỉnh trong vùng Bắc Bộ về phát triển công nghiệp, các KCN, du lịch, cung cấp và trao đổi thông tin, phát triển giao thông và dịch vụ vận tải, tài chính - ngân hàng, đào tạo nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, văn hoá - thông tin và thể dục thể thao…
- Có chính sách thu hút, sử dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.
- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất và đời sống.
- Có biện pháp thích hợp, khuyến khích và hỗ trợ kinh tế ngoài quốc doanh phát triển.
- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính một cách triệt để, thông thoáng tạo điều kiện tốt nhất cho mọi thành phần KT tham gia đầu tư phát triển.
3.1.3.2. Định hướng phát triển theo ngành
* Ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp
Nông nghiệp: Tốc độ tăng GDP đạt bình quân từ 3,8 - 4%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và xấp xỉ 3,5%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Cơ cấu NN
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trong tổng GDP đạt khoảng 30,8% vào năm 2010 và sẽ giảm xuống còn 13,3% vào năm 2020.
Giá trị sản phẩm /1ha đất NN đạt khoảng 50 triệu đồng vào năm 2020. Tỷ suất hàng hóa/1ha đất NN giai đoạn 2011- 2020 đạt khoảng 50%.
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất bằng cách tăng tỷ trọng chăn nuôi lên khoảng 45%, tỷ trọng ngành trồng trọt còn chiếm khoảng 49% và tỷ trọng dịch vụ NN tăng lên 6% đến năm 2020.
Cơ cấu ngành NN Bắc Giang thì trồng trọt tập trung vào nhóm cây lương thực, cây ăn quả, cây thực phẩm, cây CN; Chăn nuôi tập trung vào phát triển đàn trâu, bò, lợn, gia cầm và thuỷ sản; Dịch vụ NN tập trung vào các hoạt động dịch vụ thú y, dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ giống cây trồng, dịch vụ tài chính, DV điện, DV thủy nông.
Đối với sản xuất lương thực, áp dụng các biện pháp thâm canh và chuyển đổi cơ cấu giống lúa, ngô nhằm tăng năng suất và sản lượng đảm bảo duy trì an ninh lương thực; đồng thời tiếp tục giảm diện tích lúa không ăn chắc sang trồng cây và nuôi con khác có giá trị cao hơn.
Ổn định diện tích và nâng cao chất lượng cây ăn quả. Thực hiện thâm canh, nâng cao chất lượng, cơ cấu lại giống cây trồng để rải vụ thu hoạch, đồng thời sử dụng công nghệ sinh học để có vùng vải chất lượng cao và an toàn, phục vụ CN chế biến và xuất khẩu.
Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn theo hình thức CN và bán CN; vùng miền núi cần chú trọng phát triển chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò, dê, ngựa. Đối với chăn nuôi gia cầm, cần thay đổi tập quán từ nuôi thả rông sang nuôi nhốt, nuôi CN nhằm kiểm soát được dịch bệnh.
Tăng cường việc ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản để nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá. Quy hoạch hệ thống giết mổ gia súc tập trung gắn với chế biến, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngành lâm nghiệp: Dự kiến đến năm 2020, trồng mới thêm khoảng 15.257 ha rừng trong đó rừng phòng hộ là 604 ha, rừng đặc dụng là 432 ha và rừng sản xuất đạt tới 14.220 ha. Nâng tổng diện tích đất có rừng đạt 145,9 nghìn ha, riêng diện tích rừng đặc dụng giữ ổn định ở mức 15,4 nghìn ha, rừng phòng hộ 18,8 nghìn ha và rừng sản xuất xấp xỉ 111,7 nghìn ha.
Ngư nghiệp: Bắc Giang có khoảng 13 nghìn ha diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản, gồm diện tích ao hồ nhỏ 3.103 ha, diện tích mặt nước lớn 4.973 ha và diện tích ruộng trũng có thể nuôi cá là 5.041 ha do đó Bắc Giang mở rộng diện tích lên 90% tổng diện tích nêu trên vào năm 2010 và lên cao hơn nữa tới năm 2020.
Áp dụng tốt công nghệ mới và sản xuất, nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản đạt 25 đến 30 tạ/ha theo hình thức nuôi trồng CN và bán CN, nâng tổng sản lượng cá nuôi toàn tỉnh đạt 25 - 30 nghìn tấn vào năm 2010, đạt 38 - 40 nghìn tấn vào năm 2020 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thuỷ sản đạt 15 - 20%/năm.
* Ngành công nghiệp - xây dựng
Mục tiêu đạt giá trị sản xuất theo giá thực tế đến năm 2010 là 5.801 tỷ đồng chiếm 35% và đạt 41.441 tỷ đồng năm 2020 chiếm 49,2% cơ cấu GDP của tỉnh. Đạt kim ngạch xuất khẩu 120 - 150 triệu USD năm 2010 và 250 - 300 triệu USD năm 2020. Khuyến khích mọi thành phần KT phát triển và phát huy tiềm năng nguồn lao động để phát triển ngành công nghiệp - xây dựng. Đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, đầu tư phát triển theo chiều sâu nhằm sản xuất các mặt hàng chủ lực như: phân bón, cơ khí chế tạo, ô tô - xe máy, nhựa, vật liệu xây dựng, điện tử, may mặc, da giày, hoá mỹ phẩm...
Việc quy hoạch phát triển các KCN, CCN phải đi liền với xây dựng các khu dân cư, bảo đảm điều kiện sống tốt cho người lao động và nông dân bị mất đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại cho việc khai thác nguyên liệu, thi công xây dựng đồng thời phát triển các ngành sản xuất mới nhằm phát huy tiềm năng nguyên liệu, tăng giá trị sản phẩm công nghiệp - xây dựng của tỉnh.
* Ngành dịch vụ
Định hướng đạt mức tăng trưởng các ngành DV thời kỳ 2011 - 2015 vào khoảng trên 12%, thời kỳ 2016 - 2020 vào khoảng 13,6%. Tập trung phát triển các ngành thương mại, DV, du lịch để nhanh chóng trở thành các ngành KT mũi nhọn. Trong đó cần hướng mạnh nền KT vào hoạt động xuất khẩu với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân từ 15 - 16%/năm giai đoạn 2006 - 2020.
Phấn đấu tăng dần tỷ trọng của ngành trong cơ cấu GDP của tỉnh năm 2010 là 34,5%, đến năm 2015 là 35,1% và đến năm 2020 sẽ là 37,1%.
Khuyến khích các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty bảo hiểm mở chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tiến tới là các thị xã, thị trấn nhằm tạo ra một thị trường DV tài chính mở...
3.1.3.3. Định hướng phát triển theo lãnh thổ
a. Tiểu vùng phía Đông
Đây là vùng còn gặp nhiều khó khăn về phát triển KT-XH về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng nhưng đây lại là nơi chứa đựng nhiều tiềm năng về năng lượng, nông, lâm nghiệp mà chưa được khai thác. Để khai thác được những tiềm năng đó tiểu vùng đã xác định phương hướng phát triển của mình trong những năm tiếp theo.
Tiểu vùng xây dựng năm 2010 có cơ cấu GDP là: ngành nông - lâm - ngư nghiệp có tỷ trọng 34,5%; ngành công nghiệp - xây dựng có tỷ trọng là 32,5% và dịch vụ là 33,0%. Và phấn đấu đến năm 2020 sẽ có cơ cấu GDP là: nông - lâm - ngư nghiệp có tỷ trọng 18,1%, ngành công nghiệp - xây dựng là 45,4% còn dịch vụ sẽ là 36,5%. Tốc độ tăng trưởng KT trung bình giai đoạn
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
từ 2010 đến 2020 là 9,5% - 10%, GDP/người năm 2010 đạt 6 triệu đồng và đến năm 2020 sẽ là 36,2 triệu.
Tiến hành xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sinh hoạt và hoạt động KT của người dân, làm cơ sở để thúc đẩy kinh tế phát triển. Việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng được gắn liền với các chương trình dự án mục tiêu phát triển của chính phủ và của tỉnh.
Đầu tư vào lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục nhằm nâng cao trình độ dân trí cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc, cải thiện điều kiện sinh hoạt văn hoá xã hội cho nhân dân.
Xây dựng các điểm, trung tâm thương mại hàng hoá ở các trung tâm huyện, xã và cụm xã làm điểm giao lưu hàng hoá, dịch vụ cho người dân.
Tiến hành công tác giao đất, giao rừng, nhất là diện tích đất chưa sử dụng cho người dân. Phát triển mạnh mô hình KT nông lâm kết hợp, KT trang trại gắn với khai thác và bảo vệ rừng.
Đưa vào trồng trên quy mô lớn diện tích cây lương thực là sắn và ngô theo hình thức nông trường, trang trại, chú ý tới thị trường tiêu thụ của cây vải để duy trì diện tích vải của vùng.
Xây dựng một vùng đô thị CN gắn liền với vùng nông thôn trù phú trên cơ sở phát triển vùng nguyên liệu sẵn có với số lượng lớn, chất lượng tốt mà trung tâm là thị trấn Chũ.
Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển KT dọc theo Quốc lộ 31 thuộc địa bàn thành phố Bắc Giang, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động nối với KCN Điện - Than.
Dự kiến nâng cấp thị trấn Chũ của huyện Lục Ngạn thành đô thị loại IV, quy hoạch và xây dựng một số điểm dân cư đang có triển vọng phát triển thành thị tứ ở các huyện.
b. Tiểu vùng Phía Tây
Tiểu vùng xây dựng năm 2010 có cơ cấu GDP là: ngành nông, lâm, ngư nghiệp có tỷ trọng 26,5%; ngành công nghiệp - xây dựng có tỷ trọng là
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
37,5% và dịch vụ là 36,0%. Và phấn đấu đến năm 2020 sẽ có cơ cấu GDP là: nông, lâm, ngư nghiệp có tỷ trọng 9,5%, ngành công nghiệp - xây dựng là 53% còn DV sẽ là 37,5%.
Hình thành các vùng chuyên canh sản phẩm NN hàng hoá có chất lượng cao, sạch an toàn, hướng đến phục vụ nhu cầu trong các đô thị, KCN và cho xuất khẩu.
Hình thành các trung tâm thương mại trên cơ sở các liên kết chặt chẽ với các lãnh thổ trong tuyến hành lang Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn.
Hình thành bộ khung đô thị - công nghiệp trong vùng để trở thành động lực cho các ngành KT khác phát triển, và có tác dụng thúc đẩy sự phát triển KT của các địa phương trong tiểu vùng.
Tiểu vùng nâng cấp ba thị trấn trở thành đô thị loại IV là: Bích Động