Phát triển khoa học công nghệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên

Một phần của tài liệu nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bắc giang (Trang 101 - 124)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.5.Phát triển khoa học công nghệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên

cực bảo vệ môi trƣờng

3.2.5.1. Phát triển khoa học công nghệ

Phát triển khoa học công nghệ theo hướng tăng cường ứng dụng và xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong thời kỳ CNH - HĐH nền kinh tế.

Mở rộng việc áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến trong các doanh nghiệp. Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch trong khoa học và công nghệ, tổ chức chuyển giao công nghệ nhằm gắn khoa học và công nghệ với sản xuất theo cơ chế thị trường.

3.2.5.2. Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái

Tài nguyên của Bắc Giang rất đa dạng, trong đó đất đai là nguồn tài nguyên quý nhất. Chủ động tạo quỹ đất và xây dựng các quy hoạch chi tiết để tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển CN, DV. Trong sản xuất NN cần tạo điều kiện cho quá trình tích tụ ruộng đất, nhằm tạo sự phân công lại và chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá.

Tích cực bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ tính đa dạng sinh học. Quản lý chặt chẽ việc khai thác tài nguyên. Tạo sự chuyển biến cơ bản trong nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường, từng bước tạo thói quen, nếp sống vì môi trường xanh, sạch đẹp. Chủ động phòng ngừa những tác động xấu về môi trường do quá trình toàn cầu hoá và hội nhập KT quốc tế.

3.2.5.3 Phát triển xanh vì mục tiêu bảo vệ môi trường nước cho lưu vực 3 sông: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam

Bắc Giang nằm trọn trong lưu vực sông Thái Bình với ba dòng chính: Cầu/Thương /Lục Nam. Ba dòng sông đều hội lưu ở Phả Lại. Trên quan điểm bảo vệ môi trường kinh tế - sinh thái, ba dòng sông này giữ vai trò quan trọng

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không riêng cho địa phương mà rất quan trọng với TP Hải Dương và TP Hải Phòng sau khi hội lưu ở Phả Lại (hình 3.1).

Hình 3.1. Lƣợc đồ lƣu vực hệ thống sông Thái Bình

Nguồn: Tác giả biên vẽ

Mỗi dòng sông có giá trị kinh tế sinh thái riêng: Sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi cao Bắc Cạn, chảy qua Thái Nguyên, một phần Hà Nội, Bắc Ninh đem theo một nguồn nước ô nhiễm rất nặng do nước thải công nghiệp và đô thị. Dự án sông Cầu nhiều lần được nói đến, cho đến nay vẫn chưa tiến triển đáng kể, do đó nguy cơ ô nhiễm ngày càng lớn đối với huyện nằm trong lưu vực sông Cầu.

Sông Thương bắt nguồn từ Lạng Sơn, chảy qua địa phận TP Bắc Giang với mức độ đô thị hóa và công nghiệp hóa rất cao. Nước của dòng sông ngày càng ô nhiễm do các khu công nghiệp dọc theo QL 1, nhất là từ hóa chất phân bón Bắc Giang.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lưu vực sông Lục Nam chiếm diện tích lớn nhất ở tiểu vùng Đông Bắc Giang. Lòng sông khá rộng, tương đối sâu, trung bình 4 - 5 m. Đoạn trước Chũ lòng sông hẹp, uốn khúc, nhiều thác ghềnh thuận lợi cho phát triển mô hình nông lâm nghiệp và thủy điện nhỏ.

Định hướng phát thân thiện với môi trường, giảm nhẹ ô nhiễm các nguồn nước phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm lưu vực và các dự án các khu công nghiệp, đô thị, làng nghề.

Với lưu vực sông Cầu, vấn đề kinh tế sinh thái của tỉnh phải nằm trong chiến lược chung của các tỉnh/thành phố thuộc lưu vực như: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phục, Hà Nội, Bắc Ninh. Hai lưu vực sông Thương và Lục Nam cần bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn đồng thời với kiểm soát chặt chẽ nguồn thải từ các cơ sở sản xuất và dịch vụ.

Tác động ngoại ứng từ ô nhiễm nước 3 dòng sông này ảnh hưởng rất lớn đến việc cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho TP Hải Phòng và Hải Dương, một phần tỉnh Bắc Ninh tại đoạn sông Cầu làm ranh giới tự nhiên với Bắc Ninh. Cùng với phát triển thân thiện với môi trường ba dòng sông là việc bảo vệ và sử dụng hợp lí nguồn nước của 16,3 nghìn ha ao, hồ, đầm và gần 1 vạn ha ruộng trũng. Khai thác có hiệu quả hồ Cấm Sơn (2600 ha) và hồ Khuôn Thần (240 ha) trên địa bàn huyện Lục Ngạn có ý nghĩa trực tiếp cho việc phát triển vùng trồng vải nổi tiếng cả nước. Việc triển khai các DA công nghiệp du lịch trên địa bàn lưu vực các sông nói trên phải được xem xét kĩ lưỡng các hiệu ứng môi trường sinh thái.

Nằm ở vị trí cận kề vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Bắc Giang phải chú ý tới hiệu ứng ô nhiễm lan tỏa từ các tỉnh/thành phố lân cận, đặc biệt là với TP Hà Nội, các khu công nghiệp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc

3.2.6. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc

Tăng cường phối hợp giữa Bắc Giang với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong đầu tư phát triển và xây dựng cơ chế chính sách, nhằm thúc

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đẩy phát triển những ngành có lợi thế của mỗi địa phương trong tư thế liên vùng, liên tỉnh, cụ thể là:

3.2.6.1. Về công nghiệp - xây dựng

Do Bắc Giang có đường QL 1A chạy qua nên phối hợp với các địa phương trong quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp tập trung theo hướng không gian trục đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn, trục QL 31, 37. Quy hoạch, dành những vị trí thuận lợi để đón bắt việc đầu tư của Hà Nội với cơ chế mở, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư của Hà Nội dễ dàng đầu tư hoặc di chuyển nhà máy từ nội thành vào địa bàn.

Phối hợp trong xúc tiến và kêu gọi đầu tư và ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư phát triển CN. Hợp tác phát triển CN chế biến rau quả, hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cho các KCN, làng nghề thủ công, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Bảng 3.1. Tổng hợp dự kiến nhu cầu vốn đầu tƣ cho phát triển công nghiệp thời kỳ 2011-2020

Đơn vị: Tỷ đồng

TT Hạng mục 2011-2015 2016-2020

A Sản xuất công nghiệp 3.106,5 2.451,5

1 Công nghiệp cơ khí 1.025 1.220

2 CN chế biến nông - lâm sản - thực phẩm 470 508

3 CN hoá chất 860 55

4 CN sản xuất vật liệu xây dựng 207 167

5 CN dệt - may - da giầy 207 167

6 CN khai thác - chế biến khoáng sản 337,5 334,5

B Hạ tầng cơ sở các KCN (dự kiến) 640 560

C Điện, nước 3.690 660

Tổng vốn đầu tư cho công nghiệp A+B+C 7.436,5 3.671,5

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.6.2. Trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp

Bắc Giang có thế mạnh về sản xuất cây ăn quả cùng với các loại rau. Vì vậy, tỉnh có thể hợp tác với Hà Nội trong sản xuất giống cây trồng có chất lượng cao, sản phẩm sạch, an toàn phù hợp với yêu cầu của thị trường và đáp ứng cho nhu cầu chế biến CN. Chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm về sản xuất lai tạo, chọn lọc giống, phát triển vùng sản xuất rau an toàn đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

3.2.6.3. Trong lĩnh vực thương mại, du lịch

Chủ động phối hợp với các tỉnh lân cận có cửa khẩu (Lạng Sơn), đặc biệt là thủ đô Hà Nội trong việc hợp tác phát triển thương mại, du lịch. Hợp tác khai thác có hiệu quả trong hoạt động quản lý và kinh doanh du lịch, dịch vụ, kết hợp nối tour du lịch trong vùng. Bắc Giang có thể phối hợp với Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, Lạng Sơn,... để xây dựng các tour du lịch theo chủ đề nhằm khai thác các lợi thế so sánh và đặc thù riêng của mỗi địa phương về di tích lịch sử, văn hoá, các lễ hội truyền thống, các làng nghề, làng cổ.

3.2.7. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng CNH - HĐH, đa dạng hóa

Tổ chức quy hoạch phát triển ngành nghề TTCN và làng nghề, quy hoạch phát triển đô thị và nhà ở nông thôn. Xây dựng quy hoạch vùng sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; quy hoạch phát triển nông thôn gắn với tiến trình CN hóa nông thôn.

Đưa nhanh các thành tựu của khoa học công nghệ vào NN và nông thôn. Thực hiện điện khí hoá, cơ khí hoá, thuỷ lợi hoá trong sản xuất NN. Hiện đại hoá các quá trình sản xuất, các tổ chức sản xuất, phân phối lưu thông trong nông thôn. Phát triển mạnh các hoạt động DV: tín dụng, thông tin, lưu thông... trong nông thôn.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thúc đẩy hợp lý quá trình tích tụ ruộng đất, tích tụ vốn và quá trình chuyển một số lao động NN sang làm TTCN, DV trong nông thôn ở các trung tâm, các thị tứ. Phát triển hệ thống chợ, mở rộng thị trường nông thôn.

3.2.8. Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Hàng năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam thuộc cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kì (USAID/VNCI) đã đưa ra báo cáo về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam (bắt đầu từ năm 2005). Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng internet, đã cho phép người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin ở nhiều dạng khác nhau (phần mềm, văn bản và hình ảnh…).

Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) cấp tỉnh, thành phố là chỉ số tổng hợp phản ánh năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, bao gồm các chỉ tiêu: Chi phí gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước; Chi phí không chính thức; Ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước; Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lí.

Từ năm 2007 đến nay chỉ số PCI của Bắc Giang đứng ở mức Khá, tương ứng với các vị trí 33, 37, 32 (các năm 2007, 2009, 2010) trong số 63 tỉnh/thành phố cả nước (năm 2008) (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả chỉ số PCI của Bắc Giang, 2007-2010 Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng Nhóm điều hành

2007 55.48 33 Khá

2008 47.44 50 Tương đối thấp

2009 57.50 37 Khá

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3.2. Kết quả 9 chỉ số thành phần PCI của Bắc Giang, 2009-2010

Nguồn: PCI Vietnam 2010

Năm 2010, PCI Bắc Giang, xếp hạng Khá trong nhóm điều hành. Điều đó gợi ý một giải pháp đột pháp bắt đầu từ việc phát huy các điểm lồi - tạm gọi là mặt mạnh của Bắc Giang (có chỉ số > 5.00) gồm: Gia nhập thị trường/tính minh bạch/chi phí thời gian/chi phí không chính thức/tính năng động/dịch vụ hỗ trợ/đào tạo lao động, từng bước khắc phục các điểm lõm - điểm yếu (có chỉ số < 5.00) gồm: tiếp cận đất đai/thiết chế pháp lí. Vấn đề đặt ra là Bắc Giang cần phát huy mặt mạnh qua các điểm lồi, khắc phục các điểm yếu trong các vùng lõm, để nhanh chóng hội nhập với khu vực và cả nước. (Hình 3.2).

3.2.9. Mô hình hành lang phát triển đột phá: Một trục + hai nhánh

Là tỉnh vẫn còn nghèo, đời sống dân cư còn khó khăn, nền kinh tế chủ yếu nông nghiệp truyền thống, lâm nghiệp tự cấp tự túc, vấn đề đặt ra đối với Bắc Giang là phải phát triển kinh tế hàng hóa, khai thông thị trường nội tỉnh, mở cửa thị trường bên ngoài với các địa phương của tỉnh láng giềng, trong điều kiện có thể, mở cửa thị thường quốc tế và khu vực, đặc biệt với thị trường Trung Quốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo kinh nghiệm của thế giới cũng như trong nước, công cụ hữu hiệu phát triển đột phá cho vùng kém phát triển là tổ chức các tuyến tăng trưởng có tính khai phá và xâm nhập dưới hình thức hành lang kinh tế. Trong điều kiện của tỉnh Bắc Giang; đó là việc tổ chức hành lang kinh tế trục - gọi chung là

hành lang trục - động lực dọc theo QL 1. Thuộc không gian hoạt động tương tác của hành lang này là TP Bắc Giang với các TP Bắc Ninh, trong không gian vùng Hà Nội phía Nam, với TP Lạng Sơn và các cửa khẩu quốc tế trên biên giới Việt Trung. Theo đó, Bắc Giang một mặt tổ chức các điểm khởi phát với các DA lớn về công nghiệp, dịch vụ tại các điểm quần cư đô thị: TP Bắc Giang và các thị trấn theo QL 1/đường sắt quốc tế Hà Nội - Lạng Sơn. (Hình 3.3).

Tại các điểm giao của hành lang trục kinh tế theo QL 1, là các tuyến nhánh, chúng tôi gọi tắt là hành lang nhánh phát triển cần được tổ chức dưới hình thức hai trục ngang tỉnh:

(1) TP Bắc Giang - TT Bích Động/Đức Thắng/Úc Sơn/TP Thái Nguyên dọc theo QL 37

(2) TP Bắc Giang - Lục Nam/Chũ/An Châu dọc theo QL 31

Bề dày không gian các hành lang nhanh là các xã có trục đường hiện đi qua. Mô hình kinh tế cần được khuyến nghị tổ chức theo hướng sản xuất hàng hóa nông lâm kết hợp với mạng lưới KCN, CCN, chợ địa phương xã hoặc liên xã đủ mạnh để kích hoạt trao đổi hàng hóa thị trường địa phương nội tỉnh và ngoại tỉnh.

Mô hình hành lang một trục phát triển động lực + hai trục nhánh phát triển cần được coi là giải pháp đột phá cho sự hình thành bộ khung lãnh thổ các tiểu vùng kinh tế phía Tây và Đông chịu sự chi phối của TP Bắc Giang, mở của tiếp theo các trục lộ này với các tỉnh/thành phố Vùng Đông Bắc, Đông Bằng sông Hồng và cả nước, đồng thời tạo ra các xung phát triển kinh tế hàng hóa nhằm từng bước thu hút các địa phương vào guồng máy kinh tế hàng hóa cùng lúc đạt ba mục tiêu: phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, trong dài hạn đó chính là mục tiệu phát triển bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 3.3. Mô hình hành lang phát triển đột phá: 1 trục + 2 nhánh của tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiểu kết chƣơng 3

Nội dung của chương 3 trình bày những căn cứ để nêu ra những định hướng của việc tổ chức lãnh thổ kinh tế của Bắc Giang về ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đến năm 2015, định hướng đến 2020, tầm nhìn 2030. Đồng thời qua việc phân tích hiện trạng tổ chức lãnh thổ kinh tế của tỉnh với 2 tiểu vùng cơ bản: tiểu vùng kinh tế phía Đông và tiểu vùng kinh tế phía Tây. Chương này cũng nghiên cứu một số các giải pháp dựa trên tình hình thực tế. Đồng thời với các giải pháp được địa phương đáng triển khai, chúng tôi kiến nghị các giải pháp đột phá, gồm: (i) Tăng cường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bằng việc phát huy các điểm mạnh - điểm lồi khắc phục các điểm lõm - mặt yếu; (ii) Phát triển xanh theo nghĩa phát triển thân thiện môi trường để bảo bệ môi trường kinh tế sinh thái cho 3 lưu vực sông: sông Cầu/sông Thương/sông Lục Nam, các thủy vực nội tỉnh (ao, hồ, đầm, ruông trũng); (iii) Nghiên cứu - triển khai mô hình không gian phát triển trên cơ sở thiết kế: (i) Hành lang

Một phần của tài liệu nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh bắc giang (Trang 101 - 124)