Tại thị trường Việt Nam, Coca-Cola thành lập 3 liên doanh tại 3 miền Việt Nam: Miền Bắc là liên doanh giữa Coca-Cola Đông Dương và Công ty Nông nghiệp và thực phẩm Vinaíimex (tháng 8/1995); Miền Nam là Coca-Cola Chương Dương; Miền Trung là Coca-Cola Non Nước (tháng 1/1998). Tuy nhiên, các liên doanh đều khơng có lãi, khiến các đối tác Việt Nam với năng lực tài chính yếu hơn khơng thể trụ vững. Sau đó, chính phủ cho phép các cơng ty liên doanh trở thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngồi. Chính sách này giúp Coca-Cola mua lại phần vốn góp của các đối tác Việt Nam, sở hữu toàn bộ 3 liên doanh, để rồi năm 2001 chính thức trở thành cơng ty 100% vốn nước ngồi, với số vốn đầu tư 350 triệu USD. Khi đó, tổng cơng suất 3 nhà máy của Coca Cola khoảng 400 triệu lít/năm. Sau khi trở thành cơng ty 100% vốn nước ngoài, Coca-Cola vẫn “bền bỉ” báo lỗ trong suốt một thời gian dài. Tính đến năm 2012, lỗ luỹ kế được công ty xác nhận là 3.768 tỷ đồng, vượt quá vốn chủ sở hữu 2.950 tỷ đồng. Khi Cục thuế Tp.Hồ Chí Minh cho biết kết quả kinh doanh của Coca- Cola Việt Nam, cộng đồng đã không khỏi bất ngờ bởi những con số lỗ triền miên sau nhiều năm hoạt động của doanh nghiệp này. Những nghi vấn về Coca-Cola là hồn tồn có cơ sở, khi thị trường nước giải khát tại Việt Nam rất rộng lớn và đang mở rộng nhanh chóng trong vài năm gần đây.
Hình 1: Biểu đồ doanh thu, lợi nhuận của Coca-Cola giai đoạn 2004-2010
Nguòn: Cục Thuế TPHCM ■ Đồ họa V.Ciròng
2010 ngày càng tăng lên ở Việt Nam. Nhưng lợi nhuận đi kèm từ năm 2004 tới 2010càng ngày càng lỗ. Cụ thể tổng lợi nhuận trong giai đoạn này Coca-Cola đã lỗ 1036 tỷ đồng. này khiến ai xem con số thống kê như trên của cục thuế đều không khỏi ngạc nhiên tới bất ngờ vì càng ngày càng mở rộng thị trường, khu vực sản xuất mà công ty Coca-Cola vẫn báo lỗ trong suốt 20 năm qua.
Đây là đợt thanh tra kéo dài 9 năm từ năm 2007 đến năm 2015 với nhiều sắc thuế khác nhau. Tuy Coca-Cola đã nộp số gốc là 471 tỷ đồng nhưng thời điểm đó doanh nghiệp này vẫn chưa nộp các khoản chậm nộp, tiền phạt chậm nộp. Công ty Coca-Cola Việt Nam cũng từng bị Cục Thuế TP.HCM xếp vào vị trí số 1 trong danh sách doanh nghiệp nghi vấn có dấu hiệu chuyển giá do liên tục kê khai lỗ trong nhiều năm.
Việc chuyển giá, kê khai lỗ là hành động gian dối, thiếu đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp chỉ biết hưởng thụ mà không muốn cống hiến cho đúng trách nhiệm. Điều này càng không xứng tầm với danh xưng “ông lớn” vốn nổi tiếng toàn cầu của Coca-Cola. Trốn thuế không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn thể hiện sự cạn kiệt về đạo đức kinh doanh, sự thiếu trách nhiệm với cộng đồng. Một doanh nghiệp hưởng đủ ưu đãi mà vẫn tìm cách chuyển giá để trốn thuế như Coca-Cola Việt Nam thì càng đáng lên án.
Qua vấn đề đạo đức kinh doanh đã phân tích ở trên, nhóm nhận thấy rõ ràng Coca-Cola đã chủ động thực hiện vấn đề vi phạm đạo đức kinh doanh này nhằm mục đích trốn thuế, nhằm gia tăng lợi nhuận cũng như lợi ích của doanh nghiệp từ việc vi phạm. Để thực hiện được công ty đã chủ động sử dụng các tiêu thức như chuyển giá, lách thuế,.
Tuy nhiên, việc chứng minh Coca-Cola vi phạm pháp luật là rất khó, bởi khơng có cơ sở so sánh, đối chiếu giá nguyên liệu với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề, nguyên liệu là do công ty mẹ của Coca-Cola Việt Nam độc quyền cung cấp. Giá mà Coca-Cola Việt Nam hạch toán vào giá thành chiếm trên 60% giá bản sản phẩm. Cũng không thể lấy chi phí nguyên phụ liệu của doanh nghiệp Việt Nam cùng ngành nghề để so sánh vì đây là doanh nghiệp đặc thù. Vậy nên việc nghi ngờ Coca Cola có hành vi “chuyển giá” để trốn thuế chỉ trong mức nghi ngờ của chính phủ và các cơ quan nhà nước và dựa vào thống kê của chi Cục thuế.
Tuy đang dính nghi án “trốn thuế “ vẫn không thể phủ định những lợi ích mà Coca-Cola mang đến cho Việt Nam. Chẳng hạn, con số lợi nhuận 357 tỉ đồng năm2014 của Coca-Cola được Tổng thuế công bố lớn hơn khá nhiều so với con số ban đầu mà công ty này đưa ra. Áp lực lớn từ chính quyền và dư luận trong năm ngối đã khiến các cơng ty đa quốc gia này phải có những bước nhún nhường. Bên cạnh đó, các nhà làm luật chắc hẳn cũng sẽ không muốn một hành động trừng phạt mạnh tay với các doanh nghiệp đa quốc gia, dù khơng đóng thuế, nhưng doanh nghiệp này vẫn đang tạo hàng trăm nghìn việc làm cho lao động tại Việt Nam, và đóng góp 1 phần khơng nhỏ vào GDP của đất nước
Nhóm hy vọng Coca-Cola sẽ nhớ và thực hiện đúng lời tự vấn chính mình: “Tại sao phải đổ hết tất cả công sức bao nhiêu năm chỉ vì một thời gian ngắn làm những điều sai trái nhằm thu lợi bất chính. Mọi thứ sẽ bị phá huỷ khi chúng tôi kinh doanh không nghiêm túc và tuân thủ pháp luật”.