2. Coca-cola thực hiện trách nhiệm xã hội của tại thị trường Việt Nam như thế nào?
2.2. Nghĩa vụ Pháp lý
a.
Mưc tiêu của hoạt đông CSR.
Mục tiêu của Coca-Cola ở nghĩa vư Pháp lý là đảm bảo cho Doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định của Pháp luật, cập nhật đầy đủ các quy định mới nhằm giúp cho Doanh nghiệp hoạt đông kinh doanh trôi chảy, không vướng phải các vi phạm pháp luật và nắm vững luật pháp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của Coca-Cola trong các giao dịch với đối tác và nhà cung cấp.
Ngoài ra mục tiêu CSR ở nghĩa vụ Pháp lý cịn giúp cơng ty quản lý những rủi ro có thể gặp phải về mặt pháp luật, giúp cho tập đoàn giữ vững những cam kết tuân thủ luật pháp trên tất cả các quốc gia hoạt đông.
b.
Các hình thức thực hiện CSR
Mơt lẽ dĩ nhiên, để có thể tồn tại và hoạt đơng tại Việt Nam trong suốt hơn 20 năm qua, Coca-Cola Việt Nam cam kết mọi hoạt đông kinh doanh đều tuân thủ luật pháp Việt Nam bao gồm Luật Doanh nghiệp, Luật cạnh tranh, Luật lao đông... Với tư cách là người sử dụng lao đông, Coca-Cola thực hiện đóng đầy đủ các khoản bảo hiểm cho người lao đông. Những chi phí này chiếm mơt phần không nhỏ trong ngân sách của công ty nhưng đảm bảo sự đóng góp xứng đáng của công ty vào quỹ an sinh xã hôi chung.
Tuy nhiên Coca-Cola cũng không tránh khỏi những vi phạm đối với trách nhiệm Pháp luật. Ví dụ như:
Sản phẩm Fanta hương cam, chai thủy tinh và Sprite chai thủy tinh ghi nhãn nôi dung chưa đạt quy định.
Sản phẩm nước tăng lực thc nhóm thực phẩm bổ sung là: Samurai dạng chai thủy tinh, Samurai chai nhựa hương dâu và dạng thủy tinh dán nhãn nhưngkhông đúng với hồ sơ đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng tại Cục ATVSTP- Bộ Y tế.
Sản phẩm thực phẩm bổ sung: nước cam ép Minute Maid Teppy chai thủy tinh có nội dung, hình thức trên nhãn không phù hợp với hồ sơ đã công bố.
Sản xuất thực phẩm bổ sung khơng có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định.
Các sản phẩm Coca- cola thật giả trên thị trường rất khó lường. c.
Chi phí thực hiện CSR
Chi phí tuân thủ gồm các chi phí hành chính, giấy tờ, mua sắm thiết bị. Đó cũng có thể là các chi phí khó nhận thấy như: chi phí liên quan đến việc nắm bắt các quy định mới (thuê kế toán, dịch vụ pháp lý, nghiên cứu, phần mềm); thuê nhân viên mới, tập huấn nhân viên cũ để đáp ứng yêu cầu của quy định mới; chi phí theo dõi việc thực thi quy định mới;...Ngoài ra, tại Coca-Cola Việt Nam, chi phí luật pháp cũng có thể là chi phí thuê tư vấn luật pháp từ bên ngoài. Nhưng những khoản chi phí này khơng cố định và phát sinh bất thường khi Nhà nước có những quy định mới hoặc cơng ty có những vấn đề liên quan đến Pháp luật.