2. Coca-cola thực hiện trách nhiệm xã hội của tại thị trường Việt Nam như thế nào?
2.3. Nghĩa vụ Đạo đức
a. Mục tiêu của hoạt động CSR
Hạn chế tối đa lượng nước thải và xử lý đúng theo quy định của Pháp luật trước khi thải ra môi trường; cải tạo những khu vực bị ô nhiễm ở các khu vực sản xuất tại các nhà máy Coca-Cola; hoàn trả 100% lượng nước sạch cho môi trường vào năm 2020; tái tạo nguồn tài ngun nơng nghiệp thơng qua các chương trình xây dựng nhà cung cấp bền vững.
Công ty không chỉ tuân thủ theo những quy định ràng buộc của pháp luật mà sẽ hướng đến việc tuân thủ theo những chuẩn mực đạo đức cao hơn với những yêu cầu nghiêm khắc hơn về mặt khí thải, nước thải và mơi trường.
b. Các hình thức thực hiện CSR
Coca-Cola tồn cầu nói chung và Coca-Cola Việt Nam đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Những hoạt động chính và thường niên của Coca-Cola bao gồm: Chương trình “Nước sạch cho cộng đồng”, Chương trình tái chế chai lọ “Hãy gìn giữ một Việt Nam xinh đẹp”, Chương trình “Phát triển Nơng nghiệp bền vững”.
• Chương trình “Nước sạch cho cộng đồng”:
Nhận thức được trách nhiệm của mình với cộng đồng, Coca-Cola toàn cầu và Coca-Cola Việt Nam cam kết đến năm 2020, Coca-Cola sẽ hoàn trả 100% lượng nước sạch cho mơi trường. Điều này có nghĩa là bao nhiêu lít nước được Coca-Cola sử dụng cho quá trình sản xuất, sẽ được hồn trả lại 100%.
Chương trình Nước sạch cho Cộng đồng tại Việt Nam bao gồm nhiều hoạt động như: sử dụng ít nước hơn trong quá trình sản xuất; hỗ trợ các nhà máy xử lý nước thải để xử lý nguồn nước sản xuất trước khi đẩy nguồn nước trở lại các lưu vực sông và thành phố (Khu vực nhà máy Quận Thủ Đức TP.HCM, Đà Nằng và Hà Tây); trồng mới và bảo vệ các rừng đầu nguồn; giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân đặc biệt là khu vực nông thôn về vấn đề sử dụng tiết kiệm nguồn nước; nâng cao khả năng được tiếp cận với nguồn nước sạch tại khu vực nông thôn Việt Nam (Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Cam Ranh).
• Chương trình tái chế chai lọ “Hãy gìn giữ một Việt Nam xinh đẹp”:
Đây là chương trình thu hồi lon, vỏ chai thủy tinh và chai nhựa các sản phẩm của Coca-Cola. Khởi đầu cho chiến dịch này hàng năm là “Ngày môi trường” - Ngày tất cả các nhân viên của Coca-Cola Việt Nam có mặt ở biển Cần Giờ để nhặt sạch các vỏ chai và rác thải ở ven biển Cần Giờ. Việc ưu tiên sản xuất sản phẩm bằng chai thủy tinh vừa là vì trách nhiệm kinh tế (tỷ lệ lợi nhuận) vừa là vì trách hiệm đạo đức.
• Chương trình “Phát triển nơng nghiệp bền vững”:
Để đảm bảo nguồn nông sản được cung cấp đảm bảo chất lượng và không ảnh hưởng xấu đến môi trường, bắt đầu từ năm 2014, Coca-Cola Việt Nam tiến hành tìm nguồn cung bền vững cho các nguyên liệu đầu vào này bằng cách kêu gọi các nhà cung cấp cùng tham gia chương trình. Chương trình này bao gồm 3 yếu tố then chốt: quyền lợi người lao động và môi trường làm việc, quản lý trang trại và quản lý môi trường. Các nhà cung cấp tham gia chương trình được theo dõi, đánh giá và đo lường sự tiến bộ.
c. Chi phí thực hiện CSR
Bảng Chi phí các hoạt động CSR của Coca-Cola ở nghĩa vụ Đạo đức
Các hoạt động Số tiền (USD) Tỷ trọng (%) Nước sạch cho cộng đồng 392,000 79 %
Chi phí bảo dưỡng 20,000 4%
Kiểm định nội bộ 5,000 1%
Kiểm định từ Bộ Tài nguyên 2,000 0%
Hỗ trợ trồng rừng đầu nguồn 35,000 7% Chương trình nâng cao nhận thức về nước sạch 10,000 2%
Hãy giữ gìn một Việt Nam xinh đẹp 60,000 12%
Ngày mơi trường 10,000 2%
Cuộc thi Ekocycle 50,000 10%
Phát triển nông nghiệp bền vững 43,000 9%
TỔNG CỘNG 495,000 100%
(Nguồn: Nội bộ: Bộ phận Marketing & PAC - Coca-Cola, 2014)
Hàng năm, Coca-Cola chi khoảng 500 nghìn USD cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, các hoạt động môi trường của Coca-Cola dù bỏ ra rất nhiều chi phí và cơng sức nhưng vẫn chưa chiếm được nhiều tình cảm và sự ủng hộ của người tiêu dùng là do Coca-Cola Việt Nam đã tiếp thu các hoạt động một cách thụ động, quên mất việc cần phải tranh thủ sự ủng hộ của người tiêu dùng, sự khảo sát và liên kết với người tiêu dùng để có những điều chỉnh phù hợp cho các hoạt động CSR với đặc trưng văn hóa và thị trường Việt Nam thì chương trình mới trở nên cần thiết và có ý nghĩa.
Thêm vào đó, các hoat động tái tạo tài nguyên nước và nông nghiệp cũng thiếu sự tham gia của người tiêu dùng mà đơn thuần chỉ là hoạt động nội bộ của công ty cũng là một nguyên nhân khiến các chương trình liên quan đến hoạt động tái tạo tài nguyên ít được biết đến và yêu thích.