1.2. Xử phạt vi phạm hành chính về kinhdoanh bất động sản
1.2.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về kinhdoanh bất động sản
Khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: “Xử phạt hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”. Thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính là một nội dung quan trọng được quy định dựa trên chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước. Việc xử phạt vi phạm hành chính nói chung khơng đúng thẩm quyền có thể xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và cịn có thể dẫn tới nguy cơ tùy tiện, trở thành tiền lệ xấu của cơ quan nhà nước.
Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định một chương riêng về “Thẩm quyền lập
biên bản và xử phạt vi phạm hành chính”. Trong đó, người có thẩm quyền xử phạt
thì có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính. Ngồi ra, cơng chức thuộc Ủy ban nhân dân; công chức, thanh tra viên thuộc cơ quan thanh tra nhà nước ngành xây dựng; công chức được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước khi được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm thì có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc chung, theo đó:
Thứ nhất, người có thẩm quyền xử phạt theo quy định chỉ được phép xử phạt vi
phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền; trường hợp hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền thì phải lập biên bản vi phạm hành chính chuyển người có quyền ban hành quyết định xử phạt. Thứ hai, trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm
quyền của nhiều người thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
Theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử phạt nói chung (bao gồm xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh bất động sản) gồm: thanh tra viên xây dựng; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành (Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Xây dựng); Chánh thanh tra Sở Xây dựng, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng; Công an nhân dân; Quản lý thị trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nghị định 139/2017/NĐ-CP cũng quy định phạm vi thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của mỗi chủ thể nêu trên. Với cách quy định này, tác giả hiểu rằng, khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính lập biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp người lập biên bản vi phạm hành chính đồng thời có thẩm quyền xử phạt và việc xử phạt trong phạm vi thẩm quyền thì ban hành quyết định xử phạt; trường hợp việc xử phạt vượt quá thẩm quyền thì phải chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt.