Tình hình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu luận văn tài chính quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng công thương kiên giang (Trang 47 - 50)

ĐVT: triệu đồng

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Chỉ tiêu

Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Tuyệt

đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối(%) Cho vay ngắn hạn 268.203 46,72 308.738 44,31 326.692 38,11 40.535 15,11 17.954 5,8 Cho vay trung và dài hạn 305.835 53,28 387.988 55,69 530.595 61,89 82.153 26,86 142.607 36,75 Tổng cộng 574.038 100 696.726 100 857.287 100 122.688 21,37 160.561 23,04

( Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán 2005, 2006, 2007 NHCT CN Kiên Giang)

Biểu đồ 4: Cơ cấu sử dụng vốn

ĐVT: Tỷ đồng 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2005 2006 2007 Cho vay ngắn hạn Cho vay trung và dài hạn

Tổng cộng

Qua bảng số liệu ta thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm qua có sự gia tăng đáng kể. Tổng dư nợ cho vay năm 2005 đạt 574.038 triệu đồng, đến năm 2006 tăng lên 696.726 triệu đồng, tăng 122.688 triệu đồng so với

năm 2005, tốc độ tăng đạt 21,37%. Đến năm 2007, con số này lên đến 857.287

triệu đồng, tăng 160.561 triệu đồng so với năm 2006 và tăng 283.249 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 23,04% so với năm 2006. Sự gia tăng trên là do nhu cầu về vốn của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng mạnh, đòi hỏi phải có đủ nguồn vốn để hỗ trợ cho các tổ chức cá nhân này mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Mặt khác nguồn vốn huy động của ngân hàng cũng tăng

mạnh nên đáp ứng được nhu cầu về vốn của khách hàng, do đó dư nợ cho vay

luôn tăng qua các năm. Cho vay ngắn hạn

Trong hoạt động cấp tín dụng thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trên tổng dư nợ cho vay. Mục đích của tín dụng ngắn hạn là bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu và đáp ứng tiêu dùng cá nhân. Công tác cho vay vốn lưu động tại chi nhánh NHCT

Kiên Giang tập trung nhằm bổ sung vào vốn lưu động sản xuất kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, cho chăn nuôi và cho tiêu dùng. Trong thời gian qua việc cấp tín dụng ngắn hạn đạt được kết quả sau: năm 2005 đạt 268.203 triệu đồng, đến năm 2006 đạt 308.738 triệu đồng, tăng 40.535 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ

tăng 15,11%; năm 2007 đạt 326.692 triệu đồng tăng 17.954 triệu đồng so với

năm 2006, tức tăng 5,8%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong những năm qua nhiều hộ kinh doanh mua bán trên địa bàn tỉnh luôn làm ăn hiệu quả nên muốn đầu tư mở rộng qui mơ, vì vậy địi hỏi phải có nguồn vốn hỗ trợ để mở

rộng sản xuất kinh doanh. Cho vay trung-dài hạn

Mục đích của tín dụng trung-dài hạn nhằm giúp đỡ khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị sản xuất… Việc cấp tín dụng trung-dài hạn tại NHCT chi nhánh Kiên Giang đạt được qua các năm

như sau: năm 2005 đạt 305.835 triệu đồng; năm 2006 đạt 387.988 triệu đồng tăng 82.153 triệu đồng so với năm 2005, tăng 26,86%; nhưng đến năm 2007 đạt

530.595 triệu đồng tăng 142.607 triệu đồng, tăng 36,75% so với năm 2006. Các

khoản cho vay trung-dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu lại có độ rủi ro lớn nên ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Tuy

nhiên, sự biến động của doanh số cho vay trong năm 2007 cho thấy nhu cầu đầu tư của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh tăng cao và các dự án, phương án có tính khả thi và có hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa các tổ chức kinh tế bị ảnh hưởng của giá xăng dầu, giá nguyên vật liệu.. nên cần các khoản vốn để bổ sung vào vốn kinh doanh của mình.

Khi thực hiện cho vay trung-dài hạn, phải nhận thức đầy đủ về đối tượng đầu tư, tìm hiểu và đánh giá đúng khách hàng trước khi quyết định cho vay, chỉ

cho vay những dự án khả thi, có hiệu quả và có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hố vai trị của tài sản thế chấp, bởi vì mục đích cho vay của ngân hàng là giúp khách hàng có vốn để duy trì các hoạt động sản xuất kinh

doanh và ngân hàng có thể thu hồi nợ và lãi đúng hạn từ kết quả sử dụng vốn vay

đó chứ không phải từ bán tài sản thế chấp. Hơn nữa không phải tài sản nào cũng

dễ dàng bán được để ngân hàng thu hồi nợ một cách kịp thời và thực tế việc phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ là một gánh nặng đối với các ngân hàng

thương mại. Do đó khi xem xét cho vay, cán bộ tín dụng cần chú ý đến tính khả thi và hiệu quả của dự án.

Có thể nói trong những năm qua NHCT chi nhánh Kiên Giang đã nắm bắt được xu thế chung của tỉnh và đã góp phần vào sự phát triển chung đó. Vận dụng

các nghiệp vụ và điều kiện cho phép, ngân hàng đã tận dụng được nguồn lực tự

có và phần vốn huy động ở các tổ chức kinh tế và dân cư mà nâng cao doanh số cho vay nhằm mang lại hiệu quả cho đơi bên. Có được kết quả này là một nổ lực rất lớn của ngân hàng, tình hình hoạt động tín dụng qua 3 năm ở ngân hàng là rất khả quan thông qua việc cấp tín dụng ln tăng trưởng. Để giữ vững được sự

tăng trưởng này đòi hỏi ngân hàng cần phải hồn thiện hơn nữa để duy trì các kết quả đã đạt được trong các năm qua đồng thời mở rộng được doanh số cho vay

trong các năm tới.

4.3. Phân tích thực trạng về tình hình thanh khoản tại ngân hàng

4.3.1. Dựa vào cung cầu thanh khoản

Trạng thái thanh khoản ròng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá về khả

năng thanh toán của ngân hàng. Khi ta xác định được trạng thái thanh khoản rịng

ta có thể biết được ngân hàng đang trong tình trạng thặng dư hay thâm hụt về

thanh khoản. Tuy nhiên ở một mức độ nào đó, chỉ tiêu này chỉ mang tính tương

đối vì ta khơng thể biết được hay dự đốn chính xác được những nguồn cung cấp

thanh khoản cho ngân hàng là bao nhiêu, và nhu cầu về thanh khoản của ngân hàng trong năm là bao nhiêu.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng công thương kiên giang (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)