ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Tiền gửi thanh toán 98.834 160.962 183.227 Tiền gửi có kỳ hạn - Dưới 12 tháng - Trên 12 tháng 164.683 105.278 59.405 232.720 124.904 107.816 356.700 174.020 182.680 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 1.914 3.040 2.328 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
-Dưới 12 tháng - Trên 12 tháng 70.252 29.176 41.076 120.221 50.154 70.067 143.452 66.416 77.036 Phát hành kỳ phiếu (ngắn hạn) 14.234 13.662 1.822 Tổng cộng 349.917 530.605 687.529
( Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán 2005, 2006, 2007 NHCT Kiên Giang)
Qua bảng số liệu trên ta thấy số dư huy động vốn tăng trưởng hàng năm. Cụ thể, năm 2005 vốn huy động đạt 349.917 triệu đồng. Đến năm 2006 vốn huy
động đạt 530.605 triệu đồng, tăng 180.688 triệu đồng so cùng kỳ, tốc độ tăng
51,63%; đến năm 2007 vốn huy động đạt 687.529 triệu đồng tăng 156.924 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 29,57%.
Biểu đồ 3: Cơ cấu các loại vốn huy động qua các năm ĐVT: tỷ đồng ĐVT: tỷ đồng 0 100 200 300 400 500 600 700 2005 2006 2007
Tiền gửi thanh tốn Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Phát hành kỳ phiếu (ngắn hạn)
Tổng vốn huy động tại chỗ
Đạt được kết quả trên là do trong thời gian qua chi nhánh đã thường
xuyên quảng bá công tác huy động vốn, đa dạng hoá nghiệp vụ huy động vốn
theo sự chỉ đạo của NHCTVN, đổi mới phong cách phục vụ lịch sự tạo sự thoải
mái cho khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh chóng, chính xác chứng từ trên
máy tính cũng như trong kiểm đếm nên đã tạo được uy tín đối với khách hàng,
khách hàng ngày càng nhận được nhiều tiện ích mà ngân hàng cung cấp nên
lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều. Vì vậy vốn huy động tại chi
nhánh ngày càng tăng. Cụ thể tình hình huy động vốn như sau:
Tiền gửi tổ chức kinh tế
Đối với loại tiền gửi này, khách hàng gửi tiền là các doanh nghiệp thuộc
tất cả các thành phần kinh tế trong tỉnh. Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn tiền vốn và nhận được các dịch vụ thanh toán từ ngân
hàng, hoặc khi khách hàng có lượng tiền tạm thời nhàn rỗi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lợi. Tuỳ vào mục đích gửi tiền mà khách
hàng sẽ chọn hình thức gửi tiền khơng kỳ hạn hoặc có kỳ hạn.
- Đối với tiền gửi không kỳ hạn: trong thời gian qua chi nhánh đã đạt số dư huy động như sau, năm 2005 đạt 98.834 triệu đồng, qua năm 2006 đạt
160.962 triệu đồng tăng 62.128 triệu đồng so với năm 2005 tức tăng 62,86%; đến
năm 2007 đạt 183.227 triệu đồng tăng 22.265 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 13,83%.
Loại tiền gửi này rất có ý nghĩa đối với ngân hàng vì nó sẽ bổ sung vào nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, tạo thành nguồn vốn rẻ trong kinh doanh do lãi suất của loại tiền gửi này rất thấp 0,3 %/tháng, từ đó sẽ làm giảm chi phí đầu vào cho ngân hàng. Cịn đối các tổ chức kinh tế, việc chọn hình thức gửi tiền này nhằm đảm bảo an toàn tài sản và thuận tiện trong thanh toán.
Do vậy, chi nhánh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động tìm
kiếm khách hàng và thực hiện các chính sách đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế để thu hút khách hàng mở tài khoản thanh tốn tại ngân hàng nhằm mục
đích tạo nguồn vốn tiền gửi và thu phí dịch vụ.
- Đối với tiền gửi có kỳ hạn: kết quả huy động được trong 3 năm qua
như sau, năm 2005 đạt 164.683 triệu đồng, năm 2006 đạt 232.720 triệu đồng tăng 68.037 triệu đồng so với năm 2005, tăng 41,31%, đến năm 2007 đạt 356.700
triệu đồng tăng 123.980 triệu đồng so với năm 2006, tăng 53,27%. Sự tăng
trưởng của loại tiền gửi này cho thấy trong các tổ chức kinh tế này trong thời gian qua sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu nhập tăng lên, các đơn vị có lượng tiền tạm thời nhàn rỗi nên gửi vào ngân hàng nhằm mục đích kiếm lãi.
Tiền gửi tiết kiệm
Đối với loại tiền gửi này khách hàng gửi tiền chủ yếu là các tầng lớp dân
cư trong tỉnh, họ gửi tiền nhằm mục đích hưởng lãi và nhận được những tiện ích mà ngân hàng cung cấp. Do đó trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi tiết kiệm bao gồm tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: đối với loại tiền gửi này khi khách
hàng có một số tiền tạm thời nhàn rỗi trong một thời gian ngắn mà chưa xác định lúc nào sử dụng nên họ gửi vào ngân hàng để hưởng lãi. Tuy nhiên loại tiền gửi này chỉ chiếm tỷ trọng thấp ( dưới 20% ) so với tổng số tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh và số dư tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn biến động không đáng kể. Cụ thể: năm 2005 đạt số dư là 1.914 triệu đồng; năm 2006 đạt 3.040 triệu đồng tăng Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.126 triệu đồng so với năm 2005 tức là tăng 58,83%; qua năm 2007 đạt 2.328
triệu đồng giảm 712 triệu đồng so với năm 2006, tức là giảm 23,42%.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: đối với loại tiền gửi này khách hàng gửi tiền vì mục đích hưởng lãi, cịn đối với ngân hàng đây là khoản tiền đã được xác
định thời gian trả lại cho khách hàng vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng đối với
ngân hàng, tạo nguồn vốn ổn định cho ngân hàng, cho phép ngân hàng có thể chủ
động trong vấn đề đầu tư. Tại NHCT Kiên Giang số dư tiền gửi tiết kiệm trong 2
năm trở lại đây đều tăng , cụ thể: năm 2005 đạt 70.252 triệu đồng; năm 2006 đạt
120.221 triệu đồng tăng 49.969 triệu đồng so với 2005, tốc độ tăng 71,13%; còn năm 2007 đạt 143.452 triệu đồng tăng 23.231 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng là 19,32%. Sự tăng trưởng của loại tiền gửi này cho thấy thu nhập của người dân ngày càng tăng trong khi người dân vẫn có ít sự lựa chọn để quyết định hình thức đầu tư và hình thức đơn giản nhất là gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi.
Tuy vậy, để thu hút được loại tiền gửi này đòi hỏi ngân hàng cần tiếp tục phát
huy hơn nữa trước sức ép cạnh tranh của các NHTM và các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Phát hành kỳ phiếu
Ngồi 2 hình thức huy động trên thì vốn huy động từ phát hành kỳ phiếu cũng đóng một vai trị quan trọng trong cơng tác huy động vốn. Việc phát hành
kỳ phiếu ở ngân hàng là tuỳ theo nhu cầu và mục đích của việc đầu tư, khi có
phát sinh nhu cầu thì ngân hàng mới phát hành nên có sự biến động lớn giữa các năm. Thông thường, kỳ phiếu được phát hành theo từng đợt chứ không liên tục
như tiền gửi tiết kiệm hay tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Về hình thức kỳ phiếu là một loại giấy nợ khơng có mệnh giá mà tuỳ thuộc vào khách hàng muốn mua bao nhiêu thì nhân viên phịng nguồn vốn sẽ phát hành và ghi vào phiếu bấy nhiêu. Vị vậy kỳ phiếu của chi nhánh NHCT Kiên Giang tuy có phát hành nhưng khơng đáng kể.
Có thể nói, trong những năm qua công tác huy động vốn ở chi nhánh
NHCT Kiên Giang đã đạt được thành tựu đáng kể, nguồn vốn huy động tăng
trưởng hàng năm. Chính sự tăng trưởng vốn này đã góp phần không nhỏ trong
việc mở rộng kinh doanh phục vụ các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế địa phương.
4.2.2. Về tình hình sử dụng vốn
Đối với bất cứ NHTM nào thì hoạt động chính vẫn là cho vay và nhận tiền
gửi. Ở NHCT chi nhánh Kiên Giang nguồn vốn tín dụng của ngân hàng được đầu tư hầu hết vào các thành phần kinh tế nhằm hỗ trợ vốn cho các đơn vị bổ sung
vào vốn kinh doanh để phát triển sản xuất. NHCT chi nhánh Kiên Giang đầu tư
tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và vốn cố định của các đơn vị. Trong 3 năm qua đạt được kết quả như sau: