Phương hướng hoạt động

Một phần của tài liệu luận văn tài chính quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng công thương kiên giang (Trang 35 - 49)

2.1.2.1 .Khái niệm

3.5. Phương hướng hoạt động

Mục tiêu trong năm 2008 của Ngân hàng Công thương chi nhánh Kiên Giang là tiếp tục tăng trưởng mạnh về vốn, đầu tư cho vay, gia tăng lợi nhuận,

giảm nợ xấu , phát triển thị trường, phát triển khách hàng. Mục tiêu cụ thể: nguồn

vốn huy động đạt 860 tỷ, dư nợ cho vay đạt 1080 tỷ, nợ xấu dưới 5 tỷ, lợi nhuận

đạt 34 tỷ. Để hoàn thành được mục tiêu đề ra, ngân hàng đã đưa ra một số nhiệm

vụ cụ thể:

Phát huy những kết quả tốt về công tác huy động vốn, chủ động cơ cấu lại kỳ hạn và lãi suất, tận dụng cơ hội thị trường giảm chi phí huy động vốn, đảm

bảo nguồn vốn cho đầu tư và an tồn thanh tốn. Đánh giá phân tích thị trường, tìm kiếm khách hàng trên địa bàn có tiềm năng về vốn, linh hoạt gắn kết các hoạt

động nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng với quản lý khai thác vốn của mọi đối tượng

khách hàng. Đổi mới cải tiến chất lượng dịch vụ, thủ tục giao dịch và phong cách phục vụ. Theo dõi sát thị trường, thực hành linh hoạt nhanh nhạy công cụ lãi suất, chính sách khách hàng. Làm tốt cơng tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng để tăng trưởng mạnh và chủ động cân đối được nguồn vốn.

Thường xuyên phân tích đánh giá, chọn lọc, chấm điểm tín dụng, xếp hạng, xác định những khách hàng tiềm năng, những khách hàng chiến lược có năng lực tài chính mạnh, sản xuất kinh doanh hiệu quả cao, có tín nhiệm cao trong quan hệ tín dụng, thanh toán để xác lập và duy trì quan hệ tín dụng. Ngược lại những

khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, công nợ lớn không trả được nợ vay cả gốc và lãi, đó là những khách

hàng gây tổn thất, rủi ro, thiệt hại cho ngân hàng thì bằng mọi biện pháp kiên quyết, nhanh chóng rút dư nợ và chấm dứt quan hệ tín dụng.

Phát triển thị phần phi tín dụng và các dịch vụ tài chính ngân hàng, cung

ứng cho nền kinh tế với chất lượng cao và ổn định, có sự khác biệt và tính cạnh

tranh cao so với các ngân hàng thương mại khác. Đặc biệt coi trọng công tác cán bộ và nâng cao nguồn nhân lực, thực hiện thường xuyên công tác đánh giá cán bộ, phân công công việc phù hợp với năng lực và trình độ cán bộ, tăng cường đào tạo và đào tạo lại cho mọi cán bộ, đào tạo kỹ năng, nâng cao nghiệp vụ, áp dụng các hình thức đào tạo cán bộ phù hợp với phát triển từng nghiệp vụ, đào tạo cán bộ

quản lý, đào tạo ngoại ngữ, tin học, kiến thức kinh tế thị trường, kiến thức quản lý, kiến thức tiếp thị đàm phán....

Tăng cường chất lượng, hiệu quả của cơng tác kiểm tra, kiểm sốt và kiểm soát nội bộ, phát huy sức mạnh tập thể, đồn kết, cơng khai, tổ chức các phong trào thi đua, tạo khơng khí phấn khởi, vui tươi, hăng hái hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao.

Chương 4: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG VÀ NHỮNG DỰ BÁO CHO THỜI GIAN TỚI

4.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2005 -

2007

Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Nó cũng như các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác, ln có mục tiêu

hàng đầu là lợi nhuận. Có thể nói rằng lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và

tổng chi phí. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản có nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tiết kiệm chi phí. Khi lợi nhuận tăng, ngân hàng có điều kiện trích dự phịng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn tự có. Vì vậy, trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc và sự phấn đấu nhiệt tình của tồn

thể cán bộ công nhân viên NHCT Chi nhánh Kiên Giang đã đạt kết quả đáng kể:

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2005, 2006, 2007

ĐVT: triệu đồng 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Thu nhập 68.449 71.248 119.971 2.799 4,08 48.723 68,38 Chi phí 55.311 61.567 101.598 6.256 11,31 40.031 65,02 Lợi nhuận 13.138 9.681 18.373 -3.457 -26,32 8.692 89,78

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT CN Kiên Giang)

Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập của chi nhánh không ngừng tăng trưởng. Cụ thể, thu nhập năm 2005 là 68.449 triệu đồng; năm 2006 thu nhập đạt 71.248 triệu đồng tăng 2.799 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 4,08 %; đến năm 2007 đạt 119.971 triệu đồng tăng 48.723 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 68,38% so với năm 2006. Đây là thành quả rất tốt của cả ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên của NHCT Kiên Giang.

Biểu đồ 1: Kết quả kinh doanh qua 3 năm

ĐVT: Tỷ đồng

Đạt được kết quả này là do trong thời gian qua nguồn vốn huy động được

của chi nhánh không ngừng tăng lên, từ 608.887 triệu đồng cuối năm 2005 tăng lên 894.755 triệu đồng vào cuối năm 2007. Chính sự tăng trưởng vốn này đã tạo điều kiện cho chi nhánh đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế. Với

mạng lưới kinh doanh đến tận các huyện, thực hiện cho vay các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, hộ sản xuất ở nông thơn, ngân hàng có điều kiện tiếp cận với các tầng lớp dân cư nên thị phần ngày càng mở rộng. Hoạt động đầu tư và các

dịch vụ tiền tệ cũng tăng về số lượng, tín dụng tăng trưởng, dư nợ năm sau cao hơn năm trước do đó thu nhập của chi nhánh đã tăng dần qua các năm.

Về chi phí hoạt động của chi nhánh: để đẩy mạnh cho vay đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế, chi nhánh đã tăng lãi suất huy động và thực hiện nhiều hình thức huy động nên nguồn vốn huy động có tăng trưởng

nhưng chủ yếu là vốn huy động từ dân cư, lãi suất huy động cao từ đó hiệu quả kinh doanh của chi nhánh chưa cao. Mặt khác, để phục vụ cho khách hàng cũng như phục vụ cho hoạt động của chi nhánh tốt hơn, chi nhánh đã nâng cấp các điểm giao dịch, tăng cường các thiết bị kỹ thuật, đào tạo cán bộ - công nhân viên

nên những năm qua chi phí cũng tăng dần. Cụ thể: chi phí năm 2005 là 55.311 triệu đồng; năm 2006 là 61.567 triệu đồng tăng 6.256 triệu đồng, tăng 11,31 % so với năm 2005, năm 2007 là 101.598 triệu đồng tăng 40.031 triệu đồng so với

0 20 40 60 80 100 120 2005 2006 2007 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

năm 2006, tốc độ tăng 65.02 %. Với quy mô ngày càng mở rộng, mạng lưới của hệ thống nhiều hơn, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng.... Vì vậy cùng với việc thu nhập tăng cao thì địi hỏi chi phí cũng phải tăng lên để đáp ứng được nhu cầu của các tổ chức kinh tế và cá nhân trong sản xuất kinh doanh. Do đó năm 2007 chi phí của ngân hàng tăng lên rất cao so với năm 2006, tuy nhiên lợi nhuận cũng tăng tương ứng.

Từ kết quả trên cũng cho thấy lợi nhuận của ngân hàng tăng lên rõ rệt. Năm 2006 lợi nhuận đạt 9.681 triệu dồng, đến năm 2007 là 18.373 triệu đồng, tăng

8.692 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 89,78 %. Tuy nhiên lợi nhuận năm 2006 lại giảm hơn so với năm 2005, năm 2006 là 9.681 triệu đồng, còn năm 2005 là 13.138 triệu đồng, giảm 3.457 triệu đồng, tức giảm 26,32%. Do năm 2006 chi phí tăng cao hơn so với năm 2005, mà tốc độ tăng của lợi nhuận thì thấp hơn vì vậy lợi nhuận giảm xuống.

Nhìn chung, kết quả hoạt động của chi nhánh trong thời gian qua đều mang lại lợi nhuận cao. Đạt được kết quả như vậy cho thấy trong thời gian qua hoạt động tín dụng của chi nhánh khơng những đã góp phần vào sự phát triển kinh tế

thông qua việc cung ứng vốn đúng đối tượng mà còn tạo ra được lợi nhuận cho

ngân hàng. Tuy nhiên, trong thời gian tới ngân hàng cần nổ lực hơn nữa trong các hoạt động đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng để lợi nhuận đạt được ln có sự tăng trưởng.

4.2. Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng từ 2005 - 2007

4.2.1. Về tình hình huy động vốn

4.2.1.1. Tình hình nguồn vốn

Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành

phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả

kinh tế cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào. Khi các thành phần

kinh tế bị thiếu vốn hoạt động, họ đến ngân hàng xin vay và ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp vốn tín dụng cho các tổ chức kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước

tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín

dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Trong quá trình hoạt động ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch

vụ và đa dạng hố các hình thức huy động để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong

dân cư, hay các doanh nghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất

kinh doanh. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện

thuận lợi cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn

của các thành phần kinh tế và dân cư.

Ngân hàng Công thương Chi nhánh Kiên Giang là một chi nhánh phụ thuộc NHCTVN vì thế nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vốn huy động tại chỗ và nhận vốn điều hoà từ NHCTVN. Đối với nguồn vốn huy động, tại chi nhánh

NHCT Kiên Giang trong 3 năm qua được huy động dưới nhiều hình thức như

tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu. Nhờ biết chủ động

khai thác nguồn vốn tại chỗ nên vốn huy động của chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng khá ổn định được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn

ĐVT: triệu đồng 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Doanh số % Doanh số % Doanh số % Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Vốn huy động tại chỗ 349.917 57,46 530.605 70 687.529 76,84 180.688 51,64 156.924 29,57 Vốn điều hoà 258.970 42,54 227.422 30 207.226 23,16 -31.548 -12,18 -20.196 -8,88 Tổng vốn huy động 608.887 100 758.027 100 894.755 100 149.140 24,49 136.728 18,03

( Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán 2005, 2006, 2007 NHCT CN Kiên Giang)

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn hoạt động của chi nhánh qua 3 năm

đều tăng. Cụ thể, năm 2005 tổng nguồn vốn là 608.887 triệu đồng; qua năm 2006

tổng nguồn vốn là 758.027 triệu đồng, tăng 149.140 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 24,49%; đến năm 2007 tổng nguồn vốn là 894.755 triệu đồng tăng

136.728 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 18,03%.

Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn

ĐVT: Tỷ đồng

Điều này cho thấy hoạt động của chi nhánh ngày càng phát triển thể hiện

qua qui mô vốn hoạt động tăng qua các năm. Sự tăng trưởng nguồn vốn hàng

năm của chi nhánh xuất phát từ nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế trong tỉnh ngày càng tăng và chi nhánh ngày càng mở rộng phạm vi cho vay do đó chi

nhánh cần phải khơi tăng nguồn vốn hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động.

Trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh, vốn huy động luôn chiếm tỷ

trọng cao hơn so với vốn điều hoà từ NHCTVN.

- Năm 2005: đạt 349.917 triệu đồng chiếm 57,46 % / tổng nguồn vốn - Năm 2006: đạt 530.605 triệu đồng chiếm 70% / tổng nguồn vốn - Năm 2007: đạt 687.529 triệu đồng chiếm 76,84% / tổng nguồn vốn Từ những số liệu trên ta thấy vốn huy động tại chỗ của chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng khá ổn định, từ 349.917 triệu đồng trong năm 2005

tăng đến 687.529 triệu đồng vào năm 2007. Đạt được kết quả này là do trong thời gian qua chi nhánh ln quan tâm và có những định hướng đúng đắn trong công tác huy động vốn, vừa duy trì được khách hàng cũ vừa mở rộng khách hàng mới để gia tăng lượng vốn huy động vì đây là nguồn vốn tạo ra sự chủ động cho ngân

hàng trong việc đầu tư cho vay vốn. 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2005 2006 2007 Vốn huy động tại chỗ

Vốn điều hoà

Tổng vốn huy động

Bên cạnh nguồn vốn huy động tại chỗ, chi nhánh NHCT Kiên Giang còn

được sự hỗ trợ vốn rất lớn từ NHCTVN. Trong 3 năm qua nguồn vốn điều hoà từ

NHCTVN cho Chi nhánh NHCT Kiên Giang có xu hướng giảm xuống. Cụ thể: - Năm 2005: 258.970 triệu đồng chiếm 42,54 % / tổng nguồn vốn. - Năm 2006: 227.422 triệu đồng chiếm 30 % / tổng nguồn vốn. - Năm 2007: 207.226 triệu đồng chiếm 23,16 % / tổng nguồn vốn. Nguồn vốn điều hoà tăng hay giảm do nhu cầu vốn trên địa bàn và khả

năng huy động vốn của chi nhánh. Do công tác huy động vốn tại chỗ của ngân

hàng ln được duy trì rất tốt nên việc nhận vốn điều hồ từ NHCTVN ln có

xu hướng giảm.

Mặc dù được sự hỗ trợ nguồn vốn rất lớn từ NHCTVN nhưng chi nhánh cần chú trọng quan tâm hơn đến công tác huy động vốn, chủ động khai thác

nguồn vốn tại chỗ, đưa vào hoạt động có hiệu quả, góp phần làm cho nguồn vốn hoạt động của chi nhánh thêm dồi dào cho phép chi nhánh chủ động trong việc

cho vay đối với các đơn vị kinh tế và dân cư.

4.2.1.2. Tình hình huy động vốn

Nếu như vấn đề hàng ngày của khối doanh nghiệp là kết hợp các yếu tố

đầu vào để tạo ra sản phẩm và dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng thì vấn đề hàng ngày của khối ngân hàng là huy động được nguồn vốn để cung cấp và đầu tư vốn cho doanh nghiệp trong nền kinh tế. Thực hiện vai trò là trung gian tài

chính, ngân hàng sẽ đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ

cho nền kinh tế. Vì thế, hoạt động huy động vốn của ngân hàng khơng chỉ có ý

nghĩa đối với bản thân ngân hàng mà cịn có ý nghĩa đối với tồn xã hội. Thơng qua hoạt động huy động vốn sẽ tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và

cho vay đối với nền kinh tế của ngân hàng đồng thời đáp ứng yêu cầu cho người dân gửi tiền và vay vốn tại chỗ thuận lợi và an toàn.

Đối với NHCT Chi nhánh Kiên Giang, vốn huy động là một trong hai

nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Do đó chi nhánh đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết để thu hút

nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh nhằm tạo nguồn vốn để cho vay đối với nền kinh tế. Nhờ vậy trong thời gian qua công tác huy động vốn của chi nhánh đã đạt được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu luận văn tài chính quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng công thương kiên giang (Trang 35 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)