2.1.2.1 .Khái niệm
4.6. Dự báo về nhu cầu thanh khoản cho thời gian sắp tới
Để đạt được hiệu quả cao trong quản lý rủi ro, đặc biệt là về rủi ro thanh
khoản thì cơng việc dự báo về nhu cầu thanh khoản trong thời gian sắp tới là cơng việc rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến những quyết định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó cơng việc trước hết của phịng quản lý rủi ro là
đánh giá về mức độ rủi ro và đưa ra những dự báo về các rủi ro có thể xảy ra. Để
dự báo về rủi ro thanh khoản tôi xin đưa ra phương pháp dự báo dựa vào cấu trúc quỹ. Phương pháp này được tiến hành như sau:
Đầu tiên chia các khoản tiền gửi và các nguồn vốn khác thành các loại trên
cơ sở ước lượng xác suất (khả năng) rút tiền của khách hàng. Ví dụ, có thể chia tiền gửi và các khoản huy động phi tiền gửi của ngân hàng thành các loại sau:
- Tiền nóng: khả năng cầu thanh khoản từ 90 – 100%
- Tiền gửi dao động: Khả năng cầu thanh khoản từ 20 – 30% - Tiền gửi ổn định: Khả năng cầu thanh khoản từ 5 – 15%
Sau đó xác định mức dự trữ thanh khoản cho từng loại trên cơ sở ấn định tỷ lệ dự trữ thích hợp với trạng thái của chúng. Ví dụ:
+ Đối với tiền nóng: 95%
+ Đối với tiền gửi dao động: 30% + Đối với tiền gửi ổn định: 15%
Như vây, nhu cầu dự trữ thanh khoản cho các khoản tiền gửi và các khoản huy động phi tiền gửi được xác định như sau:
Dự trữ thanh khoản = 95% * (tiền nóng - dự trữ bắt buộc)
+ 30% * (tiền gửi dao động - dự trữ bắt buộc) + 15% * (tiền gửi cố định - dự trữ bắt buộc)
Đối với các khoản tiền vay, ngân hàng phải sẵn sàng mọi lúc một khi khách
hàng nộp đơn đề nghị vay tiền và thỏa mãn các tiêu chuẩn tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng. Sau khi được chấp nhận, tiền vay có thể ra khỏi ngân hàng chỉ
trong phạm vị vài giờ hoặc vài ngày sau đó:
Tổng dự trữ Dự trữ thanh Dự trữ thanh
thanh khoản khoản vốn khoản cho vay
= 0.95* (Tiền nóng – DTBB)
+ 0.30* (Tiền gửi dao động – DTBB) + 0.15* (Tiền gửi ổn định – DTBB)
+ 1.00* (Quy mô cho vay tối đa – Tổng dư nợ hiện tại)
Đối với NHCT Kiên Giang, các loại tiền gửi được dự báo cho năm 2008 như sau:
= +
Bảng 8: Bảng dự báo các loại tiền gửi năm 2008
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHCT CN Kiên Giang)
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 11%.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là 5%.
Đối với nguồn vốn huy động, các khoản tiền gửi được phân chia thành:
+ Tiền nóng: 232.390 triệu đồng
+ Tiền gửi dao động: 300.545 triệu đồng + Tiền gửi ổn định: 327.065 triệu đồng
Dư nợ cho vay dự báo đến cuối năm 2008 là: 1.080.000 triệu đồng Dư nợ cho vay hiện tại (cuối năm 2007): 857.257 triệu đổng Tổng nhu cầu thanh khoản được tính như sau:
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Tiền gửi thanh toán 160.962 183.227 228.750 Tiền gửi có kỳ hạn - Dưới 12 tháng - Trên 12 tháng 232.720 124.904 107.816 356.700 174.020 182.680 445.875 217.525 228.350 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ
hạn
3.040 2.328 3.640 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
-Dưới 12 tháng - Trên 12 tháng 120.221 50.154 70.067 143.452 66.416 77.036 181.735 83.020 98.715 Phát hành kỳ phiếu (ngắn hạn) 13.662 1.822 - Tổng cộng 530.605 687.529 860.000
Dự trữ thanh khoản nguồn vốn = 0,95 * (232.390 – (232.390*0,11)) + 0,30 * (300.545 – (300.545*0,11)) + 0,15 * (327.065 – (327.065*0,05)) = 324.553 (triệu đồng)
Dự trữ thanh khoản cho vay = 1.00 * (1.080.000 - 857.257) = 222.743 (triệu đồng)
Tổng nhu cầu thanh khoản là: 547.296 triệu đồng
Như vậy theo cách dự báo trên, nhu cầu thanh khoản cho năm 2008 là 547.296 triệu đồng. Đây là một số liệu dự báo, do đó sẽ khơng hẳn là chính xác nhưng nó có thể giúp ngân hàng định hướng được nhu cầu thanh khoản cho năm tới và từ đó sẽ có kế hoạch sử dụng vốn thích hợp hơn nhằm đảm bảo được khả năng thanh khoản tốt nhất.
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
5.1 Thực chất của vấn đề quản trị thanh khoản
Bản chất của vấn đề quản trị thanh khoản có thể hiểu thông qua các phát biểu
sau:
Rất hiếm khi cung- cầu thanh khoản của một ngân hàng cân bằng với nhau tại một thời điểm cụ thể. Các ngân hàng phải thường xuyên đối mặt và giải quyết một trong hai trạng thái thanh khoản hoặc thặng dư hoặc thâm hụt thanh khoản.
Có một sự đánh đổi giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lợi. Càng nhiều nguồn vốn hơn được giữ lại để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản, khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng càng thấp hơn và ngược lại.
Giải quyết vấn đề thanh khoản buộc các ngân hàng phải mất chi phí, chi phí thực tế và tiềm năng, bao gồm chi phí trả lãi các nguồn vốn vay mượn, chi phí giao dịch để tìm nguồn vốn, chi phí cơ hội dưới hình thức lợi nhuận tương lai
mất đi do phải bán các tài sản sinh lợi.