1.2. Quy định pháp luật về tuyển dụng công chức cấp xã qua các giai đoạn
1.2.3. Giai đoạn 1975 – 2003
chức 1998)
Từ năm 1975 đến năm 2003 là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động. Có nhiều sự thay đổi lớn về tình hình chính trị, xã hội của đất nước. Trải qua hai bản Hiến pháp, hệ thống bộ máy Nhà nước ở địa phương được hồn thiện, cùng với đó là sự ra đời Luật tổ chức HĐND và UBND năm 1983, theo đó chính quyền địa phương được tổ chức thành ba cấp chính quyền hồn chỉnh trực thuộc trung ương gồm có chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chính quyền quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và chính quyền xã, phường, thị trấn.
Trong giai đoạn này, các nhà lập pháp bắt đầu có sự quan tâm đến những vấn đề ở cấp cơ sở, trong đó có cơng chức cấp xã với một số văn bản quy phạm liên quan như Quyết định số 112/HĐBT ngày 15/10/1981 quy định về chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã; Thông tư 477/TT ngày 10/12/1981 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 112/HĐBT ngày 15/10/1981; Nghị định số 50/CP ngày 26/07/1995 quy định về số lượng và chế độ chính sách của cán bộ cơng tác Đảng, chính quyền, đồn thể ở cấp xã; Thơng tư 97/TTLB/TT-BTC ngày 16/08/1995 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 50/CP ngày 26/07/1995.
Đặc biệt, điểm nổi bật giai đoạn này là sự xuất hiện của Pháp lệnh CBCC, một văn bản có tính quy phạm điều chỉnh đối tượng cán bộ, công chức do Uỷ ban thường vụ quốc hội ban hành, áp dụng như một thuộc tính phổ biến trên tồn khắp lãnh thổ. Mặc dù Pháp lệnh đã được ban hành, nhưng chưa có một quy định cụ thể nào trong văn bản này chính thức cơng nhận địa vị pháp lý của cơng chức cấp xã.
Nhìn chung, các văn bản thời kỳ này mới chỉ ra những chức danh cơng chức tại xã được hưởng sinh hoạt phí chứ khơng nêu khái niệm về công chức cấp xã. Trải qua một thời gian tương đối dài, lực lượng công chức cấp xã chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, pháp luật về tuyển dụng công chức cấp xã giai đoạn này vẫn tương đối mơ hồ. Khơng có một quy định cụ thể nào để điều chỉnh cho việc tuyển dụng đội ngũ cơng chức cấp xã. Có chăng cũng chỉ tồn tại những văn bản điều chỉnh quá trình tuyển dụng của đội ngũ cơng chức nói chung, với một số đối tượng cụ thể là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chun mơn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, làm việc trong các cơ quan sau đây: Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; Cơ quan hành chính
Nhà nước ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp; Cơ quan đại diện nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; Trường học, bệnh viện, cơ quan nghiên cứu khoa học của Nhà nước; Cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của Nhà nước; Thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá của Nhà nước, Các tổ chức sự nghiệp khác của Nhà nước; hoặc Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp25. Phạm vi khái niệm tuyển dụng giai đoạn này mở rộng hơn với giai đoạn trước, bao gồm quy định về điều kiện tuyển dụng, tổ chức thi tuyển, tuyển dụng, nhận việc, tập sự bổ nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch, điều động và biệt phái.
Về mặt tổng thể, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công chức cấp xã nói chung và tuyển dụng cơng chức cấp xã nói riêng cịn chưa đầy đủ, thiếu hồn chỉnh, chưa đáp ứng được địi hỏi của thực tiễn. Đồng thời một số văn bản quy phạm pháp luật mới chỉ dừng lại ở những quy định chung, việc ban hành các văn bản này còn chậm và khơng đầy đủ, do đó việc triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc hoặc có cách vận dụng khác nhau, tạo ra sự không nhất quán khi xem xét, giải quyết công việc, trật tự kỷ cương chưa nghiêm. Xuất phát từ sự thiếu hụt văn bản điều chỉnh giai đoạn 1975 đến 2003 này số lượng cá nhân thực hiện công việc chuyên môn nghiệp vụ ở cấp xã đã phình lớn hơn trước, khơng đạt được sự tinh giản cần thiết.