Thực trạng về thực hiện trình tự, thủ tục tuyển dụng các chức danh công chức

Một phần của tài liệu Tuyển dụng công chức cấp xã (qua thực tiễn tỉnh bình định) (Trang 64 - 95)

2.2. Thực trạng công tác tuyển dụng cơng chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Định

2.2.4. Thực trạng về thực hiện trình tự, thủ tục tuyển dụng các chức danh công chức

công chức cấp xã

Khi nhắc đến trình tự, thủ tục tuyển dụng là nhắc đến các bước của quá trình tuyển dụng. Trong những kỳ tuyển dụng vừa qua được tổ chức trên địa bàn tỉnh Bình Định, dù là xét tuyển hay thi tuyển đều trải qua tuần tự các bước như sau: thông báo tuyển dụng; tiếp nhận hồ sơ; thông báo danh sách người dự tuyển; tổ chức ôn tập; tổ chức tuyển dụng; thông báo kết quả; ra quyết định tuyển dụng và nhận việc. Trong các hoạt động này thì chỉ có hoạt động tổ chức ôn tập là không được quy định trực tiếp ở các văn bản quy phạm điều chỉnh quan hệ tuyển dụng cơng chức cấp xã của cả cơ quan có thẩm quyền ở trung ương lẫn địa phương. Đây là hoạt động thường được tổ chức trước thi khoảng 02 đến 04 tuần trước buổi thi hay xét tuyển, điển hình như ở kỳ tuyển dụng công chức vừa qua ở huyện Vĩnh Thạnh, việc tổ chức ôn tập được tổ chức vào ngày 26 tháng 4 năm 2016 cho buổi xét tuyển được tổ chức vào ngày 07 - 08 tháng 5 năm 201663, hay buổi ôn tập ngày 03 tháng 7 năm 2016 cho buổi thi ngày 16 và 17

63 Thông báo số 14/TB-UBND của UBND huyện Vĩnh Thạnh về thời gian, địa điểm ôn tập; thời gian, địa điểm tổ chức kiểm tra, sát hạch công chức xã, thị trấn.

tháng 7 năm 201664, với nội dung chủ yếu của buổi ôn tập là việc giới hạn lại phạm vi đề thi để các thi sinh có thể dễ dàng ơn tập và đạt kết quả thi cao, bên cạnh đó ở một số địa phương buổi ơn tập này cịn được lồng ghép thêm việc phổ biến về kỳ tuyển dụng công chức ở địa phương.

Các hoạt động trong quy trình tuyển dụng diễn ra một cách tuần tự, kết quả của bước trước là cơ sở để thực hiện các bước sau. Đầu tiên các UBND huyện, thành phố ban hành các thông báo, các văn bản thông báo chủ yếu phản ánh các nội dung về điều kiện tuyển dụng, số lượng của từng chức danh, về hồ sơ tham gia ứng tuyển, thơng báo về hình thức tuyển dụng, các thông tin về thời gian, địa điểm bán và tiếp nhận hồ sơ, ôn tập và thi (xét) tuyển và cuối cùng là lệ phí tham gia. Bên cạnh đó, ở một số địa phương, mà cụ thể là huyện Tây Sơn, thơng báo cịn bao hàm cả nội dung về đối tượng tuyển dụng không qua thi tuyển, đối tượng ưu tiên65. Để các thông báo này đến gần với những người có nhu cầu, các địa phương đã áp dụng chủ yếu ba kênh, thứ nhất là dán các văn bản tại UBND huyện, thành phố và UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, thành phố đó; kênh thứ hai là qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình địa phương và đăng tải lên trang thông tin điện tử UBND cấp huyện; kênh cuối cùng là qua báo chí mà cụ thể là Báo Bình Định, và thơng báo được đăng trên 03 số liên tiếp của tờ báo này. Đối với hoạt động tiếp nhận hồ sơ, các địa phương đều bắt đầu tiếp nhận ít nhất từ 30 ngày kể từ ngày thông báo tuyển dụng được đăng trên các kênh, và khoảng thời gian tiếp nhận hồ sơ cũng là khá dài trên thực tế, và chấm dứt 07 ngày trước khi tổ chức thi hay xét tuyển. Các hồ sơ này được các Phòng nội vụ UBND huyện, thành phố tiếp nhận, sau đó cơ quan này tiến hành thẩm tra các hồ sơ được nộp và tiến hành lập danh sách những người đủ điều kiện, để UBND niêm yết danh sách một cách cơng khai.

Tiếp theo đó là việc tổ chức thi, theo cá nhân tác giả thì đây là giai đoạn quan trọng nhất, cũng là giai đoạn phức tạp nhất trong quy trình tuyển dụng. Giai đoạn này HĐTD được thành lập theo quyết định của UBND huyện, thành phố, sau đó HĐTD ra quyết định thành lập các Ban như Ban ra đề, Ban phách, Ban giám sát, ... để phục vụ cho công tác tuyển dụng. Ở bước này, trình tự, thủ tục xét tuyển hay thi tuyển có những biểu hiện khác biệt rõ ràng nhất, nếu như xét tuyển sẽ tiến hành xét kết quả học tập và

64 Biên bản họp Hội đồng tuyển dụng công chức xã ngày 14 tháng 7 năm 2016 của HĐTD huyện Tây Sơn.

65 Thông báo số 12/TB-UBND của UBND huyện Tây Sơn ngày 11 tháng 12 năm 2005 về tuyển dụng công chức xã, thị trấn năm 2015.

tổ chức phỏng vấn thì thi tuyển phải thơng qua các bài thi. Điều này kéo theo công tác tổ chức cũng có nhiều điểm khác về việc tổ chức nhân sự để phục vụ cho công tác tuyển dụng, về tổ chức buổi phỏng vấn hay buổi thi,... Bên cạnh đó, từ phương thức tuyển dụng khác nhau, nên việc tổ chức tuyển dụng có những khác biệt về cách thức tính điểm, cách xác định người trúng tuyển, những nội dung này phần nào đã được thể hiện tại tiểu mục 2.2.2 về thực trạng về thực hiện thi tuyển và xét tuyển các chức danh công chức cấp xã.

Qua xem xét thực trạng về quy trình tuyển dụng, mà cụ thể là về trình tự, thủ tục tuyển dụng cơng chức cấp xã trong tất cả các kỳ tuyển dụng đã được tổ chức trên địa bàn tỉnh Bình Định thời gian qua, kể từ thời điểm Nghị định 112/2011/NĐ-CP có hiệu lực, tác giả chưa thấy có trường hợp địa phương nào tuyển dụng mà không thành lập HĐTD. Điều này có thể lý giải từ việc các UBND cấp xã thường không cần nhân sự ngay, bởi với đội ngũ cơng chức hiện tại cũng có thể giải quyết được hầu hết nhiệm vụ công vụ ở các xã, phường, thị trấn này. Bên cạnh đó, trong trường hợp cần nhân sự ngay, các địa phương đã có cách thức giải quyết bằng việc ký hợp đồng lao động với những cá nhân có năng lực để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn như một công chức. Hơn nữa, việc tổ chức một kỳ tuyển dụng cũng rất tốn kém, nên hầu hết các địa phương đều sẽ chọn cách đợi đủ số lượng cần thiết mới tổ chức, chứ không tổ chức một kỳ tuyển dụng với quá ít chỉ tiêu.

Sau bước tổ chức tuyển dụng, sẽ tiến hành thông báo kết quả và cuối cùng là ra quyết định tuyển dụng và nhận việc. Thực ra, về tổng thể quy trình tuyển dụng các chức danh công chức cấp xã được quy định khá rõ trong Quy chế tuyển dụng. Nên, nhìn chung việc thực hiện quy trình này cũng khá tốt ở các địa phương và hoàn toàn phù hợp với quy định của các văn bản do cơ quan trung ương ban hành. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là mọi thứ đều hoàn hảo, từ thực tiễn tuyển dụng, tác giả nhìn thấy vẫn cịn tồn tại một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, một kỳ tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn tương đối dài, kéo dài qua nhiều tháng thậm chí qua nhiều năm, ở hầu hết các địa phương. Chỉ cần nhìn một cách tổng quát kỳ tuyển dụng của huyện Vĩnh Thạnh cũng thấy được điều này. Trong việc tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn năm 2014 của huyện Vĩnh Thạnh, kể từ lúc Chủ tịch UBND huyện ký và quyết định được ban hành ngày 23 tháng 01 năm 2015 cho đến lúc có kết quả kiểm tra, sát hạch là một khoảng thời gian tương đối dài, gần 17 tháng. Việc tuyển dụng kéo dài như thế, xuất phát từ việc kế hoạch

tuyển dụng thường xuyên bị điều chỉnh, số lần điều chỉnh lên đến ba lần, lần thứ nhất điều chỉnh theo Quyết định số 1415/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chủ tịch UBND huyện, lần thứ hai và lần thứ ba lần lượt theo Quyết định 2398/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2015 và Quyết định số 314/QĐ-UBND ngày 06 tháng 04 năm 2014 của Chủ tịch UBND huyện. Chưa kể, trong thời gian đó cịn có thơng báo tạm hỗn xét tuyển căn cứ theo Thông báo số 66/TB-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2015 của UBND huyện Vĩnh Thạnh. Đây không phải là vấn đề riêng của huyện Vĩnh Thạnh, mà là vấn đề chung của tất cả các địa phương trong tỉnh như Tây Sơn, Phù Cát, Quy Nhơn, ... việc thực hiện không bao giờ đúng với kế hoạch ban đầu đề ra. Việc này xuất phát từ lý do chính là các địa phương khơng có sự tính tốn nghiêm túc và chính xác trong việc lập kế hoạch. Việc xây dựng kế hoạch chủ yếu mang tính chất định lượng, dự đốn dựa trên kinh nghiệm. Chưa xác định được các yếu tố cần thiết để tổ chức một kỳ tuyển dụng hoàn chỉnh, mà hai trong số đó là căn cứ tuyển dụng và kinh phí tổ chức thi tuyển. Đầu tiên, về căn cứ tuyển dụng, đây là nền tảng để xây dựng một kỳ tuyển dụng. Căn cứ tuyển dụng phải xác định được một cách chính xác nhiệm vụ, tiêu chuẩn chức danh và số lượng công chức cấp xã theo từng chức danh cần tuyển dụng. Tiếp theo, việc xây dựng kế hoạch cịn phải dựa vào năng lực tài chính của địa phương. Các vấn đề chậm thực hiện kế hoạch chủ yếu xuất phát từ việc khơng có hoặc khơng đủ kinh phí thực hiện. Nên Chủ tịch UBND cấp huyện thường xuyên phải ban hành các quyết định điều chỉnh kế hoạch, mà nội dung chủ yếu là điều chỉnh về thời gian. Hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh là các huyện có nền kinh tế nơng nghiệp, hoặc các làng nghề thủ công, nền công nghiệp chưa phát triển, chỉ xuất hiện một số cụm công nghiệp nhỏ lẻ, chính vì vậy nguồn ngân sách của các địa phương là khơng lớn, hơn nữa phải cung cấp kinh phí cho nhiều hoạt động của địa phương. Chính vì vậy, khi quyết định kế hoạch tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền phải tính tốn chi tiết, rõ ràng các khoản dự chi phù hợp dựa trên nhu cầu và tiềm lực ngân sách của địa phương. Tuy nhiên, các UBND cấp huyện đã làm điều này chưa tốt.

Hầu như tất cả các kỳ tuyển dụng trên địa bàn tỉnh đều mượn địa điểm để tổ chức thi, cũng như tổ chức ôn tập. Các địa phương không có một địa điểm chính thức riêng biệt nào dành riêng cho tuyển dụng, điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi công tác tuyển dụng diễn ra không nhiều. Các địa điểm để tổ chức tuyển dụng chủ yếu là các trường học trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố nơi tuyển dụng. Như việc tổ chức sát hạch, kiểm tra trong kỳ xét tuyển của huyện Vĩnh Thạnh, được tổ chức tại trường tiểu

học thị trấn Vĩnh Thạnh (thơn Định Bình, thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh) hay địa điểm thi tuyển công chức xã, thị trấn của huyện Tây Sơn được tổ chức thi ở Trường tiểu học số 1 Võ Xán (74 Võ Văn Dõng, thị trấn Phú Phong). Chính vì thực tế đó, Hội đồng tuyển dụng địa phương cũng cần có sự xem xét để cân đối lợi ích của kỳ tuyển dụng và nơi mượn địa điểm, việc này cũng tốn thời gian không nhỏ trong quỹ thời gian tuyển dụng nếu khơng có sự tính tốn hợp lý, kỹ càng. Bên cạnh đó, việc tổ chức thi chậm trễ cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác, như trong công tác xây dựng nhân sự, việc khơng có sự phối hợp tốt giữa các thành phần tổ chức, các nguyên nhân khách quan như bão lụt, …

Thứ hai, một số địa phương có nhiều văn bản ban hành khơng đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật, trong đó chủ yếu là sai lầm về thẩm quyền giữa Hội đồng tuyển dụng và UBND cấp huyện. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, Hội đồng tuyển dụng chỉ có trách nhiệm báo cáo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển cho Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét quyết định cơng nhận, khơng có thẩm quyền thơng báo kết quả cho người tham gia thi tuyển, xét tuyển công chức cấp xã66. Trách nhiệm thông báo này thuộc về UBND, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển của Hội đồng tuyển dụng hoặc của Phòng Nội vụ cấp huyện (trường hợp không thành lập Hội đồng tuyển dụng), UBND cấp huyện phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của UBND cấp huyện và niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển tại trụ sở làm việc của UBND cấp huyện và trụ sở làm việc của UBND cấp xã nơi tuyển dụng; gửi thông báo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký67. Tuy nhiên, tại thông báo số 12/TB-HĐTD ngày 9 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng tuyển dụng công chức cấp xã huyện Tây Sơn lại ghi là “Thơng báo tổng hợp kết quả điểm của thí sinh dự tuyển công chức cấp xã” với hai nội dung tổng hợp kết quả thi tuyển và thông báo thời hạn phúc khảo.

Ngồi ra, các văn bản hành chính liên quan đến vấn đề tuyển dụng cũng khơng có sự thống nhất giữa các địa phương về thẩm quyền ban hành, kéo theo nhiều sự mâu thuẫn về ký hiệu văn bản, thẩm quyền ký của người có thẩm quyền. Đối với cùng một nội dung về việc đăng ký nhu cầu công chức xã, thị trấn nhưng hai huyện Phù Mỹ và Tây Sơn lại ban hành hai Cơng văn với thẩm quyền ban hành hồn toàn khác nhau.

66 Khoản 2 Điều 19 Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Định. 67 Điều 20 Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Định (Điều 11 Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 5 tháng 12 năm 2011 về công chức xã, phường, thị trấn).

Trong đó, Cơng văn của huyện Phù Mỹ thuộc về UBND, nên việc ký ban hành thuộc về Chủ tịch UBND huyện, và Cơng văn này có số ký hiệu là 196/UBND-NV, cịn Cơng văn của huyện Tây Sơn lại thuộc thẩm quyền của Phòng Nội vụ, do đó việc ký ban hành thuộc về Trưởng Phòng Nội vụ, và được ký hiệu 127/NV-CBCC. Theo nhận định chủ quan của tác giả thì trong trường hợp này, việc ban hành Cơng văn của Phịng Nội vụ huyện Tây Sơn là sai về mặt thẩm quyền, bởi trong tuyển dụng cơng chức cấp xã Phịng Nội vụ chỉ có thể tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành các văn bản hành chính, Trưởng Phịng Nội vụ khơng thể trực tiếp ký ban hành Công văn như thực tế đã thực hiện. Trước hết, có thể khẳng định rằng văn bản này đã vi phạm về mặt thẩm quyền. Điều này xuất phát từ việc những người soạn thảo văn bản đã không nắm vững được các quy định về trình tự, thủ tục tuyển dụng, cũng như thẩm quyền ban hành các văn bản hành chính trong cơng tác tuyển dụng. Việc soạn thảo văn bản không dựa trên các căn cứ quy định pháp luật, mà dựa trên các kinh nghiệm cá nhân, các văn bản được ban hành trước đó, mà khơng có sự kiểm tra, rà sốt lại tính chính xác. Bên cạnh đó, việc vi phạm thẩm quyền còn xuất phát từ sự cẩu thả của những người soạn thảo và ban hành văn bản. Một văn bản nói chung hay thơng báo này nói riêng, trước khi được ban hành, phải trải qua nhiều bước, nhưng trong suốt q trình đó lại khơng ai có thể nhận ra sai sót rất cơ bản. Đây là điều mà các cơ quan cần phải nghiêm túc xem xét lại.

Tóm lại, từ những phân tích về thực trạng quy định của pháp luật tuyển dụng công chức cấp xã của Trung ương và địa phương, đặc biệt là Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Định, đã thấy được những điểm tiến bộ của pháp luật tuyển dụng cán bộ công chức so với thời kỳ trước, làm rõ được những điểm phù hợp và chưa phù hợp của các văn bản quy phạm. Bên cạnh đó, qua nghiên cứu tình hình thực tiễn tỉnh Bình Định, tác giả cũng đã phần nào nhận thức được việc vận dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền ở địa phương vào trong cơng tác tuyển dụng, mà cụ thể trên bốn phương diện chính là điều kiện dự tuyển các chức danh công

Một phần của tài liệu Tuyển dụng công chức cấp xã (qua thực tiễn tỉnh bình định) (Trang 64 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)