1.2. Quy định pháp luật về tuyển dụng công chức cấp xã qua các giai đoạn
1.2.4. Giai đoạn 2003 – 2010
Ngày 29/4/2003 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thơng qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2003. Trên cơ sở đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan tiếp tục ban hành nhiều nghị định, quyết định, thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản về đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà nước nói chung và cơng chức cấp xã nói riêng như: Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Thông tư số 03/2004/TT-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Quyết định số
25 Điều 1 Nghị định Chính phủ số 95/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Nghị định số 93/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, chế độ bảo hiểm xã hội và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc.
Đây là lần đầu tiên, trong lịch sử lập pháp xác định các chức danh chuyên môn thuộc UBND cấp xã là công chức, nhưng lại chỉ điều chỉnh bằng Nghị định riêng biệt. Các chế độ chính sách của cơng chức cấp xã có những điểm khác biệt so với cơng chức Nhà nước nói chung. Những người làm việc trong chính quyền cấp xã được phân định thành cán bộ cấp xã và công chức cấp xã. Việc cơng chức hóa 7 chức danh làm việc thường xuyên, mang tính chun mơn nghiệp vụ ở cấp xã là một bước phát triển quan trọng của pháp luật về công chức cấp xã. Chính vì thế pháp luật về tuyển dụng công chức cấp xã, chính thức được hình thành và phát triển.
Đối với quy phạm điều chỉnh quan hệ tuyển dụng công chức cấp xã giai đoạn này tập trung chủ yếu vào ở mục 2 chương IV pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003, và được hướng dẫn cụ thể tại Điều 6, Điều 13 Nghị định 114/2003/NĐ-CP, mục IV Thông tư 03, Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Như vậy, đội ngũ công chức cấp xã giai đoạn này đã được điều chỉnh bằng những quy phạm pháp luật riêng biệt. Theo đó, cơng tác tuyển dụng công chức cấp xã theo các văn bản quy phạm pháp luật cũng có nhiều điểm mới và tích cực hơn so với trước đây.
Về căn cứ tuyển dụng, được quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 114/2003/NĐ-CP. Cũng giống như tuyển dụng công chức nhà nước nói chung, việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào nhu cầu cơng việc, vị trí cơng tác, tiêu chuẩn và số lượng của chức danh cần tuyển dụng. Số lượng (biên chế) công chức cấp xã của mỗi xã, phường, thị trấn được xác định theo Nghị định 121, Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 14/5/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định 121. Từ những căn cứ đó, các cơ quan chức năng sẽ tuyển dụng được đúng và đủ về số lượng cũng như chất lượng đội ngũ công chức cấp xã, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công việc ở cơ sở.
Về hình thức tuyển dụng được quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 114/2003/NĐ-CP, điểm 3 mục IV Thông tư số 03. Công chức cấp xã phải được tuyển dụng thông qua con đường thi tuyển. Việc xét tuyển chỉ áp dụng cho việc tuyển dụng
công chức ở vùng cao, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, hoặc để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ công chức vùng dân tộc thiểu số. Đây là quy định thể hiện điểm đổi mới căn bản trong công tác tuyển dụng công chức ở nước ta thời điểm này so với trước đây. Công chức cấp xã được tuyển dụng bằng hình thức tương tự với cơng chức ở cấp trên, đồng thời phải tuân thủ quy định chặt chẽ, công khai, phù hợp. Điều đó cho thấy được vai trị, vị trí quan trọng của đội ngũ này, cũng như yêu cầu phải có hình thức tuyển dụng quy củ, chặt chẽ, thống nhất thông qua quy chế tuyển dụng của UBND cấp tỉnh ban hành.
Bên cạnh đó, về thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong việc tuyển dụng công chức cấp xã đã được pháp luật quy định khá rõ ràng tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 114/2003/NĐ-CP và được hướng dẫn tại điểm 1, điểm 2 mục IV Thông tư 03. Cụ thể
+ Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo, tổ chức việc tuyển dụng công chức cấp xã theo quy chế tuyển dụng công chức cấp xã của UBND cấp tỉnh.
+ Quy chế tuyển dụng của UBND cấp tỉnh cần quy định cụ thể thành phần HĐTD, quy trình tuyển dụng, cách thức tiến hành thi tuyển (xét tuyển), yêu cầu đảm bảo công khai về tiêu chuẩn, đối tượng, số lượng người cần tuyển, thủ tục, hồ sơ, lệ phí dự tuyển, công tác thẩm định và công bố kết quả trúng tuyển.
Để tuyển dụng một công chức cấp xã, cần phải căn cứ vào những tiêu chuẩn chung được quy định tại Điều 6 Nghị định 114/2003/NĐ-CP mà người đó cần phải đáp ứng, đồng thời căn cứ vào những tiêu chuẩn cụ thể quy định cho từng chức danh công chức cấp xã tại mục 2 Chương 2 Quy định tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ).
Việc quy định những tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh công chức cấp xã tại Quyết định 04 được xây dựng phù hợp với đặc điểm, vị trí, vai trị của đội ngũ cơng chức thời kỳ này. Có thể thấy các quy định này đạt được nhiều điểm tích cực. Đạt được tính “trẻ hóa”, độ tuổi cơng chức được tuyển dụng lần đầu không quá 35. Đây là độ tuổi mà người cơng chức có khả năng tiếp cận được những kiến thức mới, có năng lực nhạy bén, tháo vát nhất trong cơng việc với khối lượng và tính chất cơng việc ở cơ sở, cũng như đảm bảo cơ hội thăng tiến, phát triển trong nghề nghiệp của họ. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn về trình độ của công chức cấp xã đã được nâng lên cao hơn so với trước đây, nhất là về nghiệp vụ để đáp ứng tốt u cầu cơng việc. Điều này sẽ khắc phục tình trạng cơng chức có trình độ học vấn thấp, yếu về chuyện môn, không hiểu biết về kiến
thức quản lý nhà nước và lý luận chính trị. Những cán bộ cũ khơng đáp ứng được tiêu chuẩn sẽ phải nghỉ việc để người khác thay thế. Quyết định 04 tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết cho việc tuyển dụng công chức cấp xã theo hướng chuẩn hóa và trẻ hóa đội ngũ này, mặt khác tạo thành tiêu chí cho họ tích cực phấn đấu, rèn luyện để thăng tiến. Từ đây, chỉ những người hội đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ và tuổi đời mới có thể được tuyển dụng để trở thành công chức cấp xã.
Về chế độ tập sự đối với công chức cấp xã cũng được đặt ra một cách chặt chẽ. Đây là điều kiện để cơ quan tuyển dụng kiểm tra, đánh giá lại thật chính xác một người trước khi bổ nhiệm vào ngạch công chức cấp xã. Cụ thể khoản 4 Điều 13 Nghị định 114, điểm 4 mục IV Thông tư 03 quy định: chủ tịch UBND cấp xã, căn cứ vào quyết định tuyển dụng của UBND cấp huyện, bố trí sử dụng cơng chức cấp xã, cử cán bộ, công chức hướng dẫn trong thời gian tập sự là 06 tháng để người tập sự làm đúng chức trách nhiệm vụ của ngạch công chức sẽ được bổ nhiệm, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và phẩm chất đạo đức lối sống.
Hết thời gian tập sự, người tập sự viết báo cáo kết quả, người hướng dẫn có bản nhận xét đối với người tập sự. UBND cấp xã lấy ý kiến bằng văn bản của phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện xem xét quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức, nếu khơng đủ điều kiện thì quyết định cho thơi việc.
Nhìn chung, pháp luật hiện hành về tuyển dụng công chức cấp xã giai đoạn này là tương đối đầy đủ và tiến bộ, đảm bảo cho việc tuyển dụng đội ngũ công chức cấp xã đáp ứng được yêu cầu trẻ hóa và chuẩn hóa, từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở theo tinh thần Nghị quyết TW5 khóa IX. Mặc dù vậy, pháp luật tuyển dụng công chức giai đoạn này cũng không tránh khỏi những hạn chế, bất cập như:
+ Vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của trung ương về nội dung và hình thức thi tuyển cơng chức cấp xã. Do đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng chưa ban hành quy chế tuyển dụng, làm cho công tác tuyển dụng giai đoạn này chưa được tiến hành đúng theo quy định của pháp luật.
+ Những tiêu chuẩn cụ thể của cơng chức cấp xã chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa các chức danh, giữa các loại hình đơn vị cơ sở. Nhìn chung, các tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng cho mọi loại hình cơ sở. Một thực tế là nhiều xã vùng núi, không
đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn luật định, trong khi tiêu chuẩn đó lại quá thấp đối với các phường ở khu vực đô thị.
+ Theo quy định của pháp luật giai đoạn này, số lượng cán bộ, công chức cấp xã căn cứ vào quy mô dân số là chủ yếu với mức tối thiểu là 17 người, tối đa là 25 người là khơng phù hợp với tình hình thực tế, cụ thể là đối với xã quá ít dân (dưới 1000) thì biên chế như trên là quá nhiều; với xã, phường, thị trấn có địa hình rộng lớn cùng với đó là tình hình kinh tế - xã hội phức tạp thì biên chế tối đa theo quy định lại là q ít.
Tóm lại, pháp luật về tuyển dụng cơng chức trong hơn 70 năm qua có nhiều sự
thay đổi, ngày càng hoàn thiện, phần nào đáp ứng được nhu cầu thực tiễn cuộc sống. Pháp luật về tuyển dụng công chức cấp xã đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc tuyển chọn nhân sự vào làm việc cho bộ máy Nhà nước ở địa phương, nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyển dụng, góp phần bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động tuyển dụng. Bên cạnh đó, pháp luật về tuyển dụng cơng chức cấp xã góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức cấp xã, khắc phục tình trạng tuyển dụng rồi mới đào tạo chun mơn, xây dựng đội ngũ cơng chức cấp xã ổn định, chính quy, hiện đại, đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển đất nước. Hơn nữa, những quy định này cịn góp phần làm thay đổi nhận thức của xã hội đối với đội ngũ công chức cấp xã, phường, thị trấn, tạo cơ hội cho mọi cơng dân có đủ điều kiện có thể tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước ở địa phương.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ (QUA THỰC TIỄN TỈNH BÌNH ĐỊNH)