CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.3. Quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp theo cơ chế tự khai tự nộp
nộp (TKTN):
Để thực hiện tốt cơ chế TKTN địi hỏi phải có đồng bộ nhiều yếu tố liên quan đến chính sách thuế, cơ sở SXKD, cộng đồng xã hội và cơ quan thuế. Chính sách
thuế phải rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện. Các qui định về kê khai, nộp thuế thuận lợi, phù hợp với điều kiện KD thực tế. NNT phải có trình độ hiểu biết về pháp luật thuế, thực hiện kế toán, hạch toán đầy đủ và thực hiện đúng nghĩa vụ thuế. Cộng đồng xã hội ủng hộ công tác thuế, lên án những hành vi gian lận trốn thuế. Các cơ
quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan thuế những thơng tin có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế. Cơ quan thuế phải có đủ
sát, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời, những trường hợp gian lận, thu hồi
đủ tiền thuế cho NSNN và đảm bảo sự công bằng trong quản lý thuế. Tổ chức quản
lý thuế chuyên sâu theo chức năng, thực hiện quản lý thuế theo kỹ thuật quản lý rủi ro trên cơ sở có thơng tin đầy đủ về NNT, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tập hợp, khai thác, sử dụng thông tin về NNT và tại tất cả các hoạt động quản lý.
Hình 1: Quy trình quản lý thuế theo cơ chế cơ sở kinh doanh tự kê khai - tự tính - tự nộp thuế
Tuyên truyền pháp luật thuế và hỗ trợ
người nộp thuế
Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu thuế
Kiểm tra thanh tra thuế
Kê khai và kế toán thuế
Người nộp thuế
Kho bạc
Bảng 1: Trình tự thực hiện quy trình quản lý thuế theo cơ chế cơ sở kinh doanh tự kê khai - tự tính - tự nộp thuế
Bước Nội dung Trình tự thực hiện
1 Người nộp thuế:
- Được tuyên truyền
chính sách pháp luật và sự hỗ trợ từ cơ quan thuế.
- Thực hiện kê khai thuế và nộp thuế vào Kho Bạc nhà nước khi có phát sinh nghĩa vụ thuế.
Cơ quan thuế:
- Bộ phận tuyên truyền: tuyên truyền chính sách thuế và hỗ trợ người nộp thuế khi có yêu cầu.
- Bộ phận kê khai và kế toán thuế: tiếp nhận hồ sơ khai thuế từ người nộp thuế.
Kho Bạc: người nộp thuế trực tiếp đến kho bạc để nộp thuế theo số thuế đã kê khai.
2 Người nộp thuế:
Trường hợp người nộp thuế chậm nộp tiền thuế, kê khai thuế có sai sót.
Cơ quan Thuế:
- Bộ phận quản lý nợ: tiến hành thu hồi nợ và áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế.
- Bộ phận kiểm tra, thanh tra thuế: truy cập thông tin kê khai thuế của người nộp thuế từ bộ phận kê khai và kế toán, trường hợp phát hiện hồ sơ chưa đủ tài liệu theo quy định hoặc khai chưa
đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định thì cơ quan
thuế thông báo cho NNT biết để hoàn chỉnh hồ
sơ. Trường hợp NNT không cung cấp thông tin, bộ phận kiểm tra tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT. Trường hợp qua kiểm tra thuế phát hiện hành vi vi phạm về thuế có dấu hiệu trốn thuế,
Bước Nội dung Trình tự thực hiện
gian lận về thuế thì bộ phận kiểm tra chuyển hồ sơ sang bộ phận thanh tra.
Nếu NNT không đồng ý với kết luận kiểm tra,
thanh tra của cơ quan thuế thì NNT có quyền khiếu nại với người ra quyết định kiểm tra, thanh tra thuế về quyết định, hành vi của trưởng đoàn
kiểm tra, thanh tra thuế, thành viên đoàn kiểm
tra, thanh tra thuế khi có căn cứ cho rằng quyết
định, hành vi đó là trái pháp luật. Trong khi chờ
giải quyết khiếu nại, người khiếu kiện vẫn phải thực hiện các quyết định đó.
3 Người nộp Thuế:
- Thực hiện theo kết luận của cơ quan thuế, trong thời gian chờ giải quyết khiếu kiện.
Cơ quan thuế:
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người nộp thuế
theo thẩm quyền.
- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của luật quản lý thuế
(Nguồn luật quản lý thuế, [5])
2.1.3.1. Các phương thức kê khai thuế
Các phương thức kê khai thuế nói chung và kê khai thuế đối với DN hiện nay gồm có: kê khai trên giấy và kê khai thơng qua các phương tiện điện tử, chủ yếu là qua mạng Internet sau đây gọi là kê khai thuế qua mạng.
a. Kê khai trên giấy:
Là phương thức kê khai trong đó NNT kê khai vào các mẫu tờ khai bằng giấy (đánh máy hoặc in từ phần mềm hỗ trợ kê khai thuế) và gửi đến cơ quan thuế trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Với phương thức kê khai này cơ quan thuế phải nhập hoặc qt bằng cơng cụ hỗ trợ, tồn bộ dữ liệu trên tờ khai vào chương trình quản lý thuế để lập sổ thuế và theo dõi thu nộp.
Đây là phương thức truyền thống mà nhiều nước đã và đang áp dụng.
b. Kê khai thuế qua mạng Internet
Kê khai thuế qua mạng là việc NNT kê khai thuế trên máy vi tính của mình và gửi tới cơ quan quản lý thuế bằng mạng Internet, mà không phải gửi qua đường bưu
điện hoặc đến nộp trực tiếp hồ sơ bằng giấy cho cơ quan thuế.
Các hình thức khai thuế điện tử tại Việt Nam
+ Khai thuế điện tử trực tiếp trên cổng thông tin của Tổng Cục Thuế;
+ Khai thuế điện tử thông qua tổ chức TVAN.
Việc kê khai điện tử đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới và trong
nhiều lĩnh vực khác nhau như: kê khai thuế, kê khai hải quan, kê khai xuất nhập cảnh, đăng ký kinh doanh, gửi đơn khiếu tố - khiếu nại tới tòa án…
- Những ưu điểm của kê khai thuế qua mạng Internet
Đối với cơ quan thuế: thực hiện kê khai thuế qua mạng Internet, cơ quan thuế
khơng cịn phải nhập dữ liệu bằng tay, khắc phục được sự nhầm lẫn, sai sót, thơng
tin nhận được nhanh hơn, đáp ứng tốt hơn cho công tác quản lý, tiết kiệm được thời gian và nhân lực của khâu nhập dữ liệu để tăng cường bố trí cho các khâu quản lý trọng yếu khác hoặc giảm biên chế cơ quan thuế.
Đối với NNT: thực hiện kê khai thuế qua mạng Internet, NNT chỉ cần từ văn
phòng truyền dữ liệu lên mạng Internet gửi tới cơ quan thuế. Cơ quan thuế cũng thông qua mạng Internet để tiếp nhận và thơng báo cho NNT biết rất nhanh chóng và thuận tiện. Do đó NNT cũng tiết kiệm được cả thời gian và vật chất.
- Điều kiện để thực hiện kê khai thuế qua mạng Internet: trước hết phải có qui
định hợp pháp hố các giao dịch điện tử dưới hình thức văn bản qui phạm pháp luật,
NNT phải có hộp thư điện tử sử dụng thường xuyên, đăng ký chữ ký số và đăng ký khai thuế với cơ quan thuế. Bên cạnh đó cơ sở vật chất và hệ thống tin học của cơ
quan thuế cũng như của DN đạt đến một trình độ nhất định.
Vì vậy, hiện nay, chỉ có các nước phát triển và một số nước đang phát triển có nền công nghệ thông tin ở mức tương đối cao đã áp dụng phương thức kê khai thuế
qua mạng Internet. Đặc biệt phương thức này mới phát triển mạnh trong những năm gần đây và trở thành xu hướng tất yếu của kê khai thuế trong quản lý thuế hiện đại.
2.1.3.2. Quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp
Quy trình quản lý thuế quy định trình tự, thủ tục các bước cơng việc phải làm
để thực hiện cơng tác quản lý thuế. Quy trình quản lý thuế là căn cứ quan trọng để tổ
chức bộ máy quản lý thuế. Việc ban hành quy trình quản lý thuế giúp cho cơ quan thuế chỉ đạo, điều hành hoạt động của cả hệ thống một cách thống nhất, khoa học
theo một trình tự hợp lý, đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật thuế, NNT dễ thực hiện
và kiểm soát cơ quan thuế. Việc thực hiện các quy trình quản lý thuế phản ánh chất lượng quản lý của cơ quan thuế và tác động đến kết quả thu thuế. Quy trình quản lý thuế khoa học, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội không những tiết kiệm được chi phí hành thu của cơ quan thuế mà còn giảm thiểu chi phí tuân thủ
pháp luật thuế của NNT.
Quy trình quản lý thuế đối với DN bao gồm các khâu cơ bản như: tuyên truyền hỗ trợ NNT, xử lý tờ khai thuế, quản lý thu nợ thuế, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế.