THỰC TRẠNG THU NHẬP NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở huyện tiểu cầntỉnh trà vinh (Trang 55 - 59)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.2. THỰC TRẠNG THU NHẬP NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ

4.2.1. Tình hình thu nhập của nơng hộ

Tổng thu nhập của nông hộbao gồm thu nhập từsản xuất nông nghiệp (thu nhập

chưa khấu trừ chi phí) và thu nhập từ hoạt động khác như làm thuê, công nhân viên chức, lợi nhuận từ buôn bán hoặc làm dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, thu nhập từ cho

thuê đất, từ người thân gửi và các khoản tiền vay. Thu nhập bình quân là thu nhập bình

quân trên mỗi lao động trong hộ.

Bảng 4.8. TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA NƠNG HỘ NĂM 2011-2012

Đơn vị Thấp nhất Cao nhất Trung bình Skewness Tổng thu nhập Triệu đồng 2011 23,25 2.816 214,888 5,374 2012 17 2.908 252,412 4,654

Thu nhập bình quân Triệu đồng/người

2011 3,904 402,286 42,586 4,597

2012 4 415,429 49,94 3,992

Nguồn: Tác giảtự điều tra và tính tốn năm 2013

Xét thấy tổng thu nhập của nông hộ trung bình năm 2011 gần 215 triệu đồng, thấp hơn so với năm 2012 là khoảng 252 triệu đồng. Khoảng cách giữa hộcó thu nhập thấp nhất và hộ có thu nhập cao nhất khá lớn và khoảng cách có xu hướng được kéo

dài hơn qua mỗi năm. Nếu năm 2011, hộ thấp nhất thu được 23,25 triệu đồng và hộ cao nhất là 2.816 triệu đồng thì năm 2012 là 17 triệu đồng và 2.908 triệu đồng. Chỉ số Skewness của 2 năm đều dương và rất cao chứng tỏ đa số hộ nơng dân có tổng thu nhập thấp hơn mức trung bình, tức thấp hơn mức 215 - 250 triệu đồng/năm.

Tuy tổng thu nhập cao vậy nhưng đời sống nông dân vẫn không cao, lý do con số tổng thu nhập vẫn chưa phản ảnh đúng thực tếthu nhập của nơng hộ vì có hộ ít người, có hộ lại đơng nhân khẩu. Ta cần phân tích chỉ tiêu thu nhập bình qn đầu người để nắm rõ hơn tình hình thu nhập của hộ. Ta thấy thu nhập bình quân trung bình năm

2012 cao hơn năm trước một chút, chỉ tiêu này ở mức cao nhất và thấp nhất đều cao

hơn năm 2011. Cụ thể, năm 2012, thu nhập bình quân đầu người mỗi hộ trung bình gần 50 triệu đồng/người, hộcao nhất đạt 415,429 triệu đồng/người, hộthấp nhất chỉcó

4 triệu đồng/người. Với kết quảnày thì thu nhập của các hộ nơng dân khá thấp trong

điều kiện vật giá leo thang hiện nay. Chỉ số Skewness của cả hai năm đều dương và khá lớn nên ta kết luận đa sốnông hộ được điều tra có tổng thu nhập và thu nhập bình qn nhỏ hơn mức trung bình.

Ngun nhân chính đểlý giải cho vấn đề này là do đa sốcác hộnông dân khơng có nhiều đất canh tác, đại bộ phận khơng có đến 10.000m2 đất (bao gồm đất thổ cư,

nông nghiệp, đất mặt nước nuôi thủy sản). Các hộ được phỏng vấn đều là các hộthuần

nông, chuyên canh tác lúa và chăn nuôi gia súc nhỏlẻ như heo hoặc bò nên thu nhập

như vậy được đánh giá khơng mấy cao vì chi phí cho phân bón và thức ăn đã chiếm phần lớn thu nhập. Một số hộ nghèo đã phải đi làm ruộng mướn, phụ hồ, đan chiếu, …và một số việc vặt khác để kiếm thêm thu nhập. Riêng những hộ chỉ có một ít đất thổ cư để ở thì chỉ chăn ni gia súc với số lượng ít và đi làm cơng nhân xí nghiệp để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Chính vì khơng có nhiều ruộng đất nên việc vay vốn để mở rộng sản xuất cũng bịhạn chế vì ngân hàng chú trọng vào lượng tài sản thế chấp (mà cụ thể là đất) khi thẩm định cho vay. Tuy vẫn có một số hộ được vay khơng thế chấp vì các hộnày có tham gia các tổchức đồn thể như hội nơng dân, hội phụnữ, hội cựu chiến binh hoặc có quen biết với người làm trong các tổchức này nhưng số lượng vay khơng nhiều, chẳng giúp gì cho việc mởrộng sản xuất. Từ đó, những hộ đã nghèo lại càng khơng thể cải thiện mức thu nhập của mình lên được. Thêm vào đó, các hộ nghèo thường lại có nhiều người bị ốm đau, bệnh tật, nhiều người phụthuộc, điều này khiến các hộnghèo lại càng nghèo.

4.2.2. Cơ cấu thu nhập của các hộnông dân

Tuy đa sốcác hộ được phỏng vấn là hộthuần nông nhưng bên cạnh việc sản xuất nông nghiệp một sốhộcịn tham gia các cơng việc phi nông nghiệp khác đểkiếm thêm thu nhập như đi làm mướn, làm công nhân, nhân viên, viên chức, buôn bán, kinh doanh, cho thuê đất,... Biểu đồ sau sẽ cho ta cái nhìn tổng quan hơn về cơ cấu hai nguồn thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp.

73,46%

26,54% Sản xuất nông nghiệp

Phi nơng nghiệp

Hình 4.2. CƠ CẤU NGUỒN THU NHẬP CỦA NƠNG HỘ

Nguồn: Tác giảtự điều tra và tính tốn năm 2013

Dễthấy thu nhập từnguồn phi nông nghiệp chiếm khoảng 1/4 tổng thu nhập của các hộ nông dân. Thu nhập phi nơng thường chiếm tỷtrọng cao trong các hộ có ít đất canh tác. Do các hộ này khơng có nhiều đất canh tác nên thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp không cao nên hộ phải kiếm thêm thu nhập từ các cơng việc khác. Hộcó vốn thì tựbuôn bán nhỏ, làm các ngành nghềthủcông tại nhà như may mặc, cắt

tóc, trang điểm, làm lá lợp nhà. Hộ khơng có nhiều vốn thì đi làm thuê, làm ruộng mướn, phụ hồ hoặc đi làm cơng nhân. Trong đó vẫn có một số hộ có người nhà làm

nhân viên văn phịng, viên chức, giáo viên,… Một sốkhác thì lại thừa đất nên thu nhập từ việc cho thuê đất cũng khá đáng kể. Tiền vay cũng được tính như một khoản thu nhập của gia đình. Riêng những hộ có ni cá tra thì lượng vốn vay này khá lớn, khoảng từ 200-600 triệu đồng. Theo biểu đồ, tuy thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chiếm phần nhiều nhưng do sốliệu được tính tốn chưa trừtổng chi phí nên lợi nhuận thực từviệc sản xuất nơng nghiệp khơng cao nếu khơng nói là rất thấp so với nguồn thu nhập phi nông nghiệp. Theo ý kiến của các chủ hộ được phỏng vấn, thu nhập từ sản xuất nơng nghiệp rất ít, chỉvừa đủchi trảchi phí vật tư mua chịu và trang trải cuộc sống hằng ngày, khơng có dư.

4.2.3. Chi tiêu của nông hộ

1,53% 19,70% 37,30% 0,28% 0,61% 4,37% 36,22% Tiêu dùng

Đầu tư vào sản xuất Trả nợ

Mua vàng Chơi hụi Gởi ngân hàng Khác

Hình 4.3. CƠ CẤU CHI TIÊU CỦA HỘNƠNG DÂN

Nguồn: Tác giảtự điều tra và tính tốn năm 2013

Chiếm phần lớn trong các khoản chi tiêu, gần 40%, việc trả nợ đã làm giảm hơn 1/3 sốtiền thu nhập. Sốtiền nợnày chủyếu là các nơng hộnợtiệm bán phân bón, thức

ăn gia súc hoặc thức ăn cho cá. Hình thức mua chịu vật tư này đã xuất hiện lâu đời và được hầu hết người nông dân sửdụng. Đây được xếp vào hình thức tín dụng phi chính thức và mức lãi xuất thường khá cao. Thông thường, sau mỗi mùa vụ, nông dân sau

khi bán được nông sản sẽ trả tiền mua chịu vật tư cho tiệm. Vì vậy, đây là khoản chi tiêu rất quan trọng không thểthiếu đối với mỗi hộ. Kế tiếp là khoản chi cho tiêu dùng hằng ngày. Đây cũng là khoản chi tốn kém nhất đối với nông dân mặc dù chi phí cho tiêu dùng ởnơng thơn ởmức thấp nhưng khoản chi là không nhỏ đối với các nông hộ.

Chi cho đầu tư vào sản xuất như mua máy móc, thiết bị, trả công người làm thuê, mua

giống, mua nguyên vật liệu khác cũng chiếm phần không nhỏ, khoảng 20% tổng thu nhập. Sau khi chi trả 3 khoảng thiết u này thì phần dư ra khơng nhiều, thậm chí có hộ khơng dư hoặc thiếu hụt tiền chi cho tiêu dùng. Một sốhộkhá giã thì có dư đểmua vàng, gửi tiền ngân hàng hay chơi hụi. Hình thức mua vàng để dành được nhiều hộ

nông dân ưa chuộng, vì hình thức này dễsinh thêm lợi nhuận nếu vàng tăng giá. Hình thức chơi hụi ít được các hộ quan tâm vì khơng an tồn, hình thức gửi tiền ngân hàng cũng chẳng khá hơn vì tiền đểtrong ngân hàng không sinh lời là bao mà tốn kém thời

gian và thủ tục rườm rà. Phần chi tiêu khác chiếm khoảng 1.5%, hầu hết các hộ được khảo sát đều chi tiền phần này cho việc đi đám tiệc. Ở vùng nông thôn, mọi người sống quay quần trong một địa phương và đều quen biết khá thân với nhau nên hễ nhà

nào có đám tiệc lớn thì đều mời các hộ cịn lại, vì vậy việc đi dự đám tiệc diễn ra rất

thường xuyên ởvùng nông thôn và khoản chi cho việc này cũng không nhỏ.

4.3. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NƠNG NGHIỆP CỦA NƠNG HỘ4.3.1. Những loại thơng tin mà nông hộ được hỗtrợtrong sản xuất

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ở huyện tiểu cầntỉnh trà vinh (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)