Thực trạng rủi ro trong lĩnh vực cho vay đầu tƣ của NBDIF

Một phần của tài liệu Tài liệu Quản trị rủi ro trong lĩnh vực cho vay của Quỹ đầu tư phát triển Ninh Bình (Trang 55 - 63)

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY ĐẦU

2.2.1 Thực trạng rủi ro trong lĩnh vực cho vay đầu tƣ của NBDIF

2.2.1.1 Thực trạng hoạt động trong lĩnh vực cho vay đầu tƣ

Bảng 2.4 Tình hình chất lƣợng tín dụng giai đoạn 2016-2018

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Tổng số tiền giải ngân trong năm 25.217 53.620 45.105

Tổng giá trị TSBĐ 183.190 195.621 254.288

Tổng dƣ nợ gốc 103.202 118.462 148.954

Tổng dƣ nợ xấu 24.035 25.712 22.874

Tỷ lệ nợ xấu 23,3% 21,7% 15,4%

Mức bảo đảm khoản vay 177,51% 165,13% 170,71%

Số dự án đã cho vay 31 33 33

Số dự án có dƣ nợ xấu 8 8 7

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ 2016-2018)

Trong giai đoạn 2016-2018, NBDIF đã căn cứ vào danh mục các lĩnh vực đầu tƣ kết cấu hạ tầng KTXH để thực cho vay đầu tƣ theo quy định. Bám sát chỉ đạo về mục tiêu phát triển KTXH của địa phƣơng cũng nhƣ nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của UBND tỉnh Ninh Bình để kịp thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp và các dự án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh đƣợc vay vốn với lãi suất ƣu đãi theo đúng quy định, giảm thiểu chi phí tài chính, góp phần giúp các doanh nghiệp và dự án vƣợt qua những bƣớc khó khăn ban đầu để dần đi vào hoạt động ổn định với tổng dƣ nợ gốc tăng từ 103,202 triệu đồng lên 148,954 triệu đồng, tăng 1,44 lần.

Tính đến ngày 31/12/2018, Quỹ đã tiến hành giải ngân 06 dự án mới và 04 dự án cũ, đồng thời cho vay vốn tín dụng trung và dài hạn 33 dự án đầu tƣ (trong đó có 03 dự án đã thanh lý trong năm) với tổng số tiền là 45,105 triệu đồng (bằng 84,12% so với năm 2017, nhƣng bằng 178.86% so với năm 2016). Toàn bộ các dự án này

47

đều thuộc danh mục kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của tỉnh với tổng dƣ nợ gốc là 148.954 triệu đồng, trong đó có 07 dự án thuộc nợ xấu với dƣ nợ là 22.874 triệu đồng (đây là những dự án cho vay đầu tƣ ở giai đoạn trƣớc năm 2010).

Lãi suất cho vay của Quỹ ĐTPTĐP đƣợc xác định theo nguyên tắc không thấp hơn lãi suất huy động bình quân của các nguồn vốn huy động, đảm bảo bù đắp phí quản lý, các chi phí khác có liên quan đến hoạt động cho vay của Quỹ ĐTPTĐP và bảo toàn, phát triển nguồn vốn chủ sở hữu. Hàng năm hoặc trong từng thời kỳ, căn cứ nguyên tắc xác định lãi suất quy định, Giám đốc NBDIF tính tốn, trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt và báo cáo UBND tỉnh ra quyết định ban hành mức lãi suất cho vay tối thiểu. NBDIF quyết định mức lãi suất cho vay đối với từng dự án cụ thể, nhƣng không đƣợc thấp hơn mức lãi suất cho vay tối thiểu do UBND tỉnh quyết định. Lãi suất tối thiểu trong giai đoạn 2016-2018 do UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt là 6.5%/năm, lãi suất cho vay bình quân áp dụng trong năm 2018 là 8.0%/năm.

2.2.1.2 Thực trạng rủi ro trong lĩnh vực cho vay đầu tƣ 2.2.1.2.1 Biến động cơ cấu nhóm nợ

Bảng 2.5 Cơ cấu nhóm nợ giai đoạn 2016-2018

(Đơn vị tính: triệu đồng)

(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính kiểm tốn năm 2016-2018)

Chỉ tiêu

2016 2017 2018

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) 60,769 58,9% 81,320 68,6% 111,780 75,0% Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) 18,399 17,8% 11,430 9,6% 14,300 9,6% Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) 3,754 3,6% Nợ nhóm 5 (có khả năng mất vốn) 20,281 19,7% 25,712 21,7% 22,874 15,4% Tổng 103,202 118,462 148,954

48

Trong giai đoạn 2016-2018, tỷ trọng các nhóm nợ của Quỹ có sự thay đổi nhất định, tuy nhiên Quỹ khơng có nợ nhóm 3(nợ dƣới tiêu chuẩn). Nhìn chung tỷ trọng nợ nhóm 2, nợ nhóm 4, nợ nhóm 5 có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Cụ thể, nợ nhóm 1 tăng dần qua các năm từ 58,9% năm 2016 lên 68,6% năm 2017 và tăng lên 75% năm 2018. Trong khi đó, nợ nhóm 2 có xu hƣớng giảm từ 17,8% năm 2016 xuống còn 9,6% qua các năm 2017-2018. Có một điểm sáng trong cơ cấu tỷ trọng nợ trong giai đoạn này, đó là nếu nhƣ năm 2016 có xuất hiện nợ nhóm 4 chiếm tỷ trọng 3,6% thì sang năm 2017 và 2018 nợ nhóm này là 0%.

Nợ nhóm 5- nợ có khả năng mất vốn nếu năm 2016 chiếm 19,7% với 8 dự án có nợ xấu thì sang năm 2017 lại tăng đột ngột chiếm 21,7% trong cơ cấu các nhóm nợ, tuy nhiên do những cố gắng trong việc quản lý, đốc thúc thu hồi nợ, tỷ trọng nợ nhóm 5 đã giảm trong năm 2018 chiếm 15,4%.

Hình 2.4: Biến động cơ cấu nợ giai đoạn 2016-2018

49

2.2.1.2.2 Tình hình nợ xấu trong lĩnh vực cho vay đầu tƣ

Bảng 2.6 Nợ xấu trong cho vay đầu tƣ giai đoạn 2016-2018

(Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tổng dƣ nợ cho vay 103.202 118.462 148.954 Nợ quá hạn 42.434 37.142 37.174 Tỷ lệ % nợ quá hạn 41,12% 31,35% 24,96% Nợ xấu 24.035 25.712 22.874 Tỷ lệ nợ xấu (%) 23,3% 21,7% 15,4% Số dự án cho vay 31 33 33 Số dự án có TSBĐ 31 33 33 Tổng giá trị TSĐB 183.190 195.621 254.288 Mức trích lập dự phịng rủi ro 8,211 13,050 12,939 Tỷ lệ trích DPRR 7,96% 11,02% 8,69%

Trong giai đoạn hoạt động 2016-2018, Quỹ đã tiến hành giải ngân cho vay trung và dài hạn nhiều dự án phát triển hạ tầng KTXH cũng nhƣ những dự án phục vụ mục đích an sinh xã hội. Trong q trình cho vay, Quỹ đặc biệt quan tâm đến công tác thu hồi tiền gốc đến hạn và lãi vay, thƣờng xun kiểm tra, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, cũng nhƣ tình hình sử dụng nguồn vốn vay bảo đảm sử dụng đúng mục đích và dự báo khả năng thu hồi vốn vay để kịp thời tham mƣu cho Ban giám đốc có những biện pháp xử lý kịp thời. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của Quỹ chiếm một tỷ trọng không hề nhỏ trong cơ cấu dƣ nợ cho vay mặc dù có xu hƣớng giảm dần qua các năm. Cụ thể: Năm 2016, tỷ lệ nợ quá hạn là 41,12%, tỷ lệ nợ xấu là 23,3%; Năm 2017, tỷ lệ nợ quá hạn là 31,35%, tỷ lệ nợ xấu là 21,7%; Năm 2018, tỷ lệ nợ quá hạn là 24,96%, tỷ lệ nợ xấu là 15,4%.

Nợ xấu của Quỹ chủ yếu phát sinh từ các khoản cho vay trƣớc khi Quỹ đƣợc sắp xếp, kiện toàn bộ máy quản lý và nhân sự. Chính vì thế, Quỹ đang tích cực tìm document, khoa luan58 of 98.

50

mọi biện pháp để xử lý, giảm dần tỷ lệ nợ xấu qua các năm. Đối với các khoản nợ xấu này, để hạn chế và giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra đối với những khoản nợ xấu của Quỹ, hàng năm, sau khi đƣợc Hội đồng xử lý rủi ro đánh giá, phân tích thực trạng từng dự án nợ và đƣa ra những phƣơng án xử lý cụ thể đối với từng dự án nợ khó địi, Quỹ tiến hành trích lập dự phịng rủi ro. Dễ dàng nhận thấy, sự thay đổi về tỷ lệ nợ xấu trong cơ cấu tổng dƣ nợ trong giai đoạn 2016-2018 tỷ lệ thuận với tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro của Quỹ. Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro năm 2016 chiếm 7,96% trên tổng dƣ nợ, tăng lên 11,02% vào năm 2017 khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao vào năm này với 21,7% và lại có xu hƣớng giảm dần vào năm 2018 với 8,69%.

2.2.1.2.3 Những nguyên nhân cơ bản tiềm ẩn rủi ro trong cho vay đầu tƣ

Trong hoạt động tín dụng nói chung và lĩnh vực cho vay đầu tƣ của Quỹ luôn tiềm ẩn những rủi ro dẫn đến nguy cơ mất vốn. Với mong muốn có thể nhận dạng, tìm hiểu nguyên nhân cơ bản những rủi ro, từ đó đƣa ra các biện pháp để phịng ngừa và hạn chế tối đa những tổn thất có thể xảy ra, tác giả đã tiến hành khảo sát đối với các cán bộ của NBDIF và một số Quỹ ĐTPTĐP trong hệ thống với bảng hỏi gồm 15 câu hỏi để ghi nhận ý kiến.

Phiếu khảo sát với 15 câu hỏi đƣợc đƣa ra tƣơng ứng với 15 nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong lĩnh vực cho vay đầu tƣ gồm các nhóm:

- Xuất phát từ yếu tố bên ngoài 05 câu hỏi; - Xuất phát từ phía khách hàng dự án 05 câu hỏi; - Xuất từ phía NBDIF 05 câu hỏi.

Phiếu khảo sát đƣợc thu thập từ những ý kiến và đánh giá chủ quan của ngƣời tham gia bằng cách cho điểm từ 01-05 theo mức độ đồng ý với từng nguyên nhân, trong đó hồn tồn khơng đồng ý: 1 điểm, không đồng ý: 2 điểm, không ý kiến: 3 điểm, đồng ý: 4 điểm, hoàn toàn đồng ý: 5 điểm

Sau khi tiến hành khảo sát, tác giá tiến hành tổng hợp và phân tích dữ liệu từ các phiếu khảo sát thu thập đƣợc. Kết quả nhƣ sau:

* Nguyên nhân từ yếu tố bên ngoài:

- Nguyên nhân bất khả kháng (thiên tai, địch họa,..) mà chủ đầu tƣ không trả đƣợc nợ với câu trả lời đồng ý chiếm 20%.

51

- Nguyên nhân từ môi trƣờng kinh tế nhƣ vấn đề chu kỳ kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế với câu trả lời đồng ý chiếm 60%.

- Nguyên nhân do chính sách của Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng, cơng tác giải quyết thủ tục hành chính với câu trả lời đồng ý chiếm 55%.

- Nguyên nhân do công tác kiểm tra, giám sát thực thi chính sách với câu trả lời đồng ý chiếm 62%.

- Nguyên nhân do hệ thống thông tin, quản lý chƣa đầy đủ, kịp thời, thiếu tính hệ thống với câu trả lời đồng ý chiếm 40%.

20% 60% 55% 62% 40% 20% 25% 20% 21% 33% 60% 15% 25% 17% 27% Nguyên nhân bất khả kháng Nguyên nhân từ môi trường

kinh tế

Nguyên nhân từ chính sách, thủ tục hành chính Nguyên nhân do cơng tác kiểm tra

, giám sát thực thi chính sách Nguyên nhân do hệ thống

thông tin, quản lý

Nguyên nhân từ yếu tố bên ngoài

Rất phổ biến Phổ biến Khơng phổ biến

Hình 2.5: Ngun nhân từ yếu tố bên ngồi

Qua đánh giá khảo sát và thăm dị ý kiến của những ngƣời tham gia khảo sát, yếu tố kiểm tra, giám sát thực thi chính sách có ảnh hƣởng lớn đến rủi ro tín dụng trong lĩnh vực cho vay đầu tƣ của Quỹ, có thể coi là rào cản cho các đơn vị muốn tiếp cận vốn vay của Quỹ, do vậy Ban lãnh đạo Quỹ cần chú ý đến yếu tố này trong quản trị rủi ro tại đơn vị.

* Nguyên nhân từ phía khách hàng dự án

- Mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng không đƣợc thực hiện đúng với câu trả lời đồng ý chiếm 20%.

- Công tác quản lý, điều hành của một số các doanh nghiệp chƣa thật sự hiệu quả với câu trả lời đồng ý chiếm 65%.

- Tình hình tài chính của hầu hết các doanh nghiệp thiếu sự minh bạch, trung

52

thực, chƣa đáp ứng yêu cầu với câu trả lời đồng ý chiếm 60%.

- Cơng nghệ, quy trình sản xuất khơng tạo ra đƣợc những sản phẩm mang tính cạnh tranh với câu trả lời đồng ý chiếm 40%.

- Một bộ phận khách hàng khơng có thiện chí trong việc trả nợ với câu trả lời đồng ý chiếm 38%.

Hình 2.6: Ngun nhân từ phía khách hàng dự án

Khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp độc lập về tài chính trong nền kinh tế thị trƣờng, do đó địi hỏi một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đƣợc ngồi việc có khả năng huy động nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì khả năng phán đốn, phân tích các biến số của thị trƣờng là vô cùng cần thiết. Các doanh nghiệp phải thực sự hiểu rõ đƣợc khả năng tài chính của mình đến đâu, từ đó có những biện pháp quản lý tài chính, quản lý kinh doanh hiệu quả, đƣa ra những phƣơng án kinh doanh hiệu quả, có khả năng sinh lời cao, định vị đƣợc sản phẩm trong lịng khách hàng từ đó chiếm lĩnh thị trƣờng tiêu thụ, nâng cao thị phần.

* Nguyên nhân từ phía NBDIF

- Do năng lực cán bộ của NBDIF với câu trả lời đồng ý chiếm 45%.

- Do hệ thống quy chế hoạt động nghiệp vụ chƣa điều chỉnh, bổ sung kịp thời, phù hợp với thực tiễn với câu trả lời đồng ý chiếm 30%.

53

- Do công tác thẩm định dự án, thẩm định TSĐB, đánh giá uy tín, năng lực quản trị, năng lực tài chính của khách hàng dự án còn hạn chế với câu trả lời đồng ý chiếm 60%.

- Do việc giám sát, quản lý, đánh giá, phân loại, dự báo, cảnh báo về danh mục các TSBĐ chƣa đƣợc làm thƣờng xun, chƣa có tính hệ thống với câu trả lời đồng ý chiếm 40%.

- Do công tác kiểm tra, giám sát nội bộ; kiểm tra giám sát sau giải ngân chƣa đƣợc quan tâm, chƣa thƣờng xuyên, mới chỉ thực hiện theo định kỳ với câu trả lời đồng ý chiếm 68%.

Hình 2.7: Ngun nhân từ phía NBDIF

Có thể thấy, việc giám sát, quản lý, đánh giá, phân loại, dự báo, cảnh báo về danh mục các TSĐB mà Quỹ lựa chọn, xét ƣu tiên nhận làm bảo đảm tiền vay chƣa đƣợc làm thƣờng xun, chƣa có tính hệ thống mà chỉ dừng ở mức kiểm tra trên hồ sơ pháp lý, định kỳ đánh giá lại giá trị để điều chỉnh mức dƣ nợ cho vay hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo Quỹ cần đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát nội bộ; kiểm tra sau giải ngân; công tác thẩm định dự án, thẩm định TSĐB; công tác bồi dƣỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ các cán bộ chuyên trách của các phòng ban liên quan đến lĩnh vực cho vay đầu tƣ.

54

Việc xây dựng quy chế và hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cũng cần đƣợc xây dựng một cách bài bản, khoa học và linh hoạt trong từng loại hình doanh nghiệp, từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đảm bảo cơng bằng và chính xác. Khơng chỉ căn cứ vào báo cáo tài chính và phƣơng án đầu tƣ kinh doanh do các doanh nghiệp cung cấp, mà còn phải đối chiếu dữ liệu với các cơ quan khác có liên quan, xem xét đến khả năng sinh lời trong tƣơng lai của dự án đầu tƣ, sự phù hợp với các chủ trƣơng ƣu tiên phát triển danh mục của địa phƣơng trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, cũng nhƣ so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, cùng phân khúc thị trƣờng để có cái nhìn tổng diện và khách quan hơn. Từ kết quả khảo sát thu thập đƣợc, ta thấy có 07 nguyên nhân là rất phổ biến đó là: - Nguyên nhân từ môi trƣờng kinh tế nhƣ vấn đề chu kỳ kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế;

- Nguyên nhân do chính sách của Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng, cơng tác giải quyết thủ tục hành chính;

- Ngun nhân do cơng tác kiểm tra, giám sát thực thi chính sách của cơ quan chức năng;

- Nguyên nhân công tác quản lý, điều hành của một số các doanh nghiệp chƣa thật sự hiệu quả;

- Ngun nhân tình hình tài chính của hầu hết các doanh nghiệp thiếu sự minh bạch, trung thực, chƣa đáp ứng yêu cầu;

- Nguyên nhân công tác thẩm định dự án, thẩm định TSĐB, đánh giá uy tín, năng lực quản trị, năng lực tài chính của khách hàng dự án và công tác kiểm tra, giám sát nội bộ;

- Nguyên nhân do công tác kiểm tra, giám sát nội bộ, kiểm tra giám sát sau giải ngân.

Một phần của tài liệu Tài liệu Quản trị rủi ro trong lĩnh vực cho vay của Quỹ đầu tư phát triển Ninh Bình (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)