Bối cảnh phát triển nguồn nhân lực Cục thuế thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển bền vững nguồn nhân lực tại Chi cục thuế quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội (Trang 43 - 48)

2.1.1. Phát triển nguồn nhân lực ngành thuế Việt Nam

Thực hiện Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tƣớng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định 41) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế, Tổng cục Thuế đã trình Bộ trƣởng Bộ Tài chính ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuế các cấp trong toàn hệ thống, bao gồm từ cấp vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế đến cấp cục thuế, chi cục thuế.

Theo đó Tổng cục Thuế hiện nay khơng cơ cấu tổ chức cấp phòng thuộc vụ. Sau khi sắp xếp lại cơ cấu bộ máy tổ chức theo quy định mới, hiện tại Tổng cục Thuế đã giải thể 27 đầu mối cấp phòng, tƣơng ứng giảm 27 trƣởng phòng và tƣơng đƣơng; giảm 56 phó trƣởng phịng. Đối với các cục thuế tỉnh, thành phố, triển khai Quyết định số 1836/QĐ-BTC và số 110/QĐ-BTC của Bộ trƣởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cục thuế các tỉnh, thành phố, của chi cục thuế, Tổng cục Thuế đã triển khai xây dựng và ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc cục thuế; các đội thuộc chi cục thuế. Kèm theo chủ trƣơng này, Tổng cục Thuế cũng đƣa ra hàng loạt tiêu chuẩn cho các chức danh lãnh đạo khi sắp xếp lại bộ máy theo hƣớng tiêu chuẩn làm lãnh đạo ngành thuế ngày càng khó hơn.

Sở dĩ ngành thuế phải sắp xếp lại bộ máy vì theo Quyết định 320 của Bộ Tài Chính, chỉ cịn Cục Thuế Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đƣợc tổ chức 11 phòng tham mƣu, quản lý thuế và 10 phòng thanh kiểm tra. Trong khi các cục thuế khác, tùy quy mô chỉ đƣợc tổ chức 9 hoặc 8 phòng tham mƣu, quản lý thuế và sẽ phải sáp nhập các phòng nhƣ quản trị, tài vụ, ấn chỉ, phòng quản lý các khoản thu về đất và phòng quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và khoản thu khác vào các bộ phận khác.

35

Về số phòng thanh kiểm tra, đứng sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ba Cục Thuế lớn khác là Đồng Nai, Bình Dƣơng, Quảng Ninh đƣợc tổ chức 5 phòng thanh kiểm tra, còn lại nhiều cục thuế chỉ đƣợc tổ chức 4, 3 hoặc 2 phòng thanh kiểm tra. Đáng lƣu ý, có 15 Cục Thuế sẽ chỉ còn lại 1 phòng thanh kiểm tra. Nhƣ vậy, số nhân sự lãnh đạo dôi dƣ ra rất lớn. Để giải quyết vấn đề này, Tổng cục Thuế yêu cầu trƣớc mắt vị trí trƣởng các phịng thanh kiểm tra trong bộ máy mới sẽ đƣợc lựa chọn trong số các trƣởng phịng thanh, kiểm tra hiện tại, có thời gian giữ chức danh hiện tại dƣới 7 năm, cịn thời gian cơng tác đến khi nghỉ hƣu đủ 12 tháng.

Nếu cùng lúc nhiều ứng viên đáp ứng điều kiện này thì tiếp tục xem xét đến các tiêu chí khác nhƣ: đang đƣợc quy hoạch lên chức vụ cao hơn, còn thời gian công tác đủ 36 tháng trở lên, có thời gian giữ chức vụ hiện tại và tƣơng đƣơng lâu hơn, công tác trong ngành thuế lâu hơn. Những trƣờng hợp không đƣợc lựa chọn làm trƣởng phịng thanh kiểm tra theo mơ hình tổ chức bộ máy mới thì sẽ đƣợc bố trí các chức vụ tƣơng đƣơng ở các bộ phận khác thuộc hoặc trực thuộc Cục Thuế hoặc vị trí khác phù hợp.

Với các phòng thay đổi chức năng, nhiệm vụ do sáp nhập thì phƣơng án trƣởng phịng sẽ ƣu tiên các trƣởng phịng hiện tại có chức năng cấu thành nên chức năng, nhiệm vụ của phòng mới. Những trƣởng phòng hiện tại nhƣng chƣa đƣợc xem xét bố trí vị trí trƣởng phịng trong bộ máy mới sẽ đƣợc xem xét bố trí vị trí ở những phịng, hoặc chi cục thuế chƣa có chi cục trƣởng hoặc làm cấp phó nhƣng việc bố trí này phải không đƣợc làm ảnh hƣởng đến việc triển khai, sắp xếp khi thành lập các chi cục thuế khu vực.

Tổng cục Thuế cũng định biên một đơn vị khơng đƣợc có nhiều hơn 3 cấp phó. Nếu dơi dƣ thì phải xây dựng lộ trình giảm bằng cách không bổ nhiệm mới khi có ngƣời về hƣu đến khi sắp xếp xong. Các cục thuế không đƣợc kết hợp việc sắp xếp nhân sự theo bộ máy mới để bổ nhiệm mới công chức lãnh đạo. Đặc biệt, với các Cục trƣởng các Cục Thuế cịn thời gian cơng tác dƣới 12 tháng trƣớc khi về hƣu thì ngồi việc phải xin ý kiến khi bổ nhiệm trƣởng phòng mới, còn phải xin ý kiến Tổng cục Thuế với cả với vị trí phó phịng, phó chi cục, lãnh đạo cấp đội… khi bổ nhiệm mới.

36

Sau khi sắp xếp xong bộ máy cấp Cục, ngành thuế sẽ tiến hành sáp nhập các chi cục thuế để thành lập các chi cục thuế khu vực theo mục tiêu mà Bộ Tài chính đã đặt ra từ giữa năm 2018 là đến cuối năm 2020 đảm bảo giảm tối thiểu 50% tổng số các chi cục thuế hiện có trong tồn ngành. Song song với việc tinh giản cơ cấu tổ chức, nâng chất lƣợng nguồn công chức ngành thuế theo hƣớng tuyển dụng nhân lực chất lƣợng cao nhƣ tốt nghiệp thủ khoa các trƣờng đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Đại học Bách khoa và tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc của các trƣờng Đại học trong top 500 trƣờng đại học hàng đầu thế giới cũng đƣợc Tổng cục Thuế khuyến khích thực hiện.

Ngành thuế cũng nâng dần điều kiện về ngoại ngữ, tin học đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc thời kỳ hội nhập kinh tế. Bên cạnh đó, cơ quan thuế bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ đối với công chức làm việc tại 4 chức năng quản lý thuế chính: tuyên truyền - hỗ trợ ngƣời nộp thuế; thanh tra, kiểm tra thuế; quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế; kê khai và kế toán thuế.

Những nội dung bồi dƣỡng tập trung vào kỹ năng quản lý thuế nhƣ: chống chuyển giá, quản lý rủi ro; tập huấn quy trình nghiệp vụ khi đƣợc sửa đổi, bổ sung phục vụ cải cách thủ tục hành chính, tạo mơi trƣờng kinh doanh theo Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 và Nghị quyết số 35/NQ- NQ của Chính phủ. Kiến thức pháp luật và hội nhập quốc tế cũng sẽ đƣợc bồi dƣỡng cho công chức, viên chức làm việc ở lĩnh vực liên quan. Riêng năm 2017, nhiệm vụ thu ngân sách nhà nƣớc do ngành quản lý đƣợc giao là 968.580 tỷ đồng; trong đó thu từ dầu thô là 38.300 tỷ đồng; thu nội địa là 930.280 tỷ đồng.

2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực tại Cục thuế thành phố Hà Nội

Thực hiện Quyết định số 1836/QĐ-BTC của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế Hà Nội; Quyết định số 320/QĐ-BTC của Bộ trƣởng Bộ Tài chính quy định số lƣợng phòng thực hiện chức năng tham mƣu, quản lý thuế và phòng thanh tra, kiểm tra thuộc cục thuế, ngày 28/3/2019, Cục Thuế Hà Nội đã ban hành Quyết định số 11999/QĐ-CT của Cục trƣởng Cục Thuế Hà Nội về nhân sự của các phòng thuộc

37

Cục Thuế Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 1/4/2019. Theo đó, Cục Thuế Hà Nội có Văn Phịng cục và 10 phòng chức năng; 10 phòng thanh tra, kiểm tra thuế (tổng số có 21 phịng). Các phịng thực hiện chức năng, nhiệm vụ mới từ ngày 1/4/2019. Nhân sự thay đổi theo quyết định này là của các phòng: Văn phòng cục; các phòng: Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế; Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác; Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ; Tuyên truyền - Hỗ trợ ngƣời nộp thuế và 10 phòng thanh tra, kiểm tra thuế (từ phòng số 1 đến phòng số 10).

Tại cấp Chi cục, Cục Thuế Hà Nội đã rà soát, đánh giá lại cơ cấu tổ chức Chi cục Thuế các quận huyện thị xã và triển khai sắp xếp theo đúng quy định. Cụ thể, theo Quyết định số 923/QĐ-BTC của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc hợp nhất chi cục thuế trực thuộc Cục Thuế Hà Nội, Cục Thuế Hà Nội thành lập chi cục thuế khu vực trên cơ sở hợp nhất các chi cục thuế thuộc Cục Thuế Hà Nội. Cụ thể, hợp nhất Chi cục Thuế huyện Sóc Sơn và Chi cục Thuế huyện Mê Linh thành Chi cục Thuế khu vực Sóc Sơn - Mê Linh (địa điểm đặt trụ sở tại huyện Sóc Sơn). Hợp nhất Chi cục Thuế huyện Ứng Hòa và Chi cục Thuế huyện Mỹ Đức thành Chi cục Thuế khu vực Ứng Hòa - Mỹ Đức (đặt trụ sở tại huyện Ứng Hòa). Hợp nhất Chi cục Thuế huyện Thanh Oai và Chi cục Thuế huyện Chƣơng Mỹ thành Chi cục Thuế khu vực Thanh Oai - Chƣơng Mỹ (đặt trụ sở tại huyện Thanh Oai). Bên cạnh đó, ba chi cục thuế khu vực sẽ đi vào vận hành tổ chức bộ máy mới từ ngày 5/8/2019. Theo Quyết định, Chi cục Thuế khu vực thuộc Cục Thuế Hà Nội có tƣ cách pháp nhân, con dấu riêng và đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.

Ngành thuế Hà Nội không chỉ chuyển mình trong cơng tác cắt giảm thủ tục hành chính rƣờm rà mà cịn tinh giảm bộ máy, thể hiện sự thay đổi về chất trong công tác quản lý thuế. Nhiệm vụ của các chi cục trƣởng khu vực trong thời gian tới sẽ nhiều hơn. Đòi hỏi lãnh đạo chi cục khu vực cần phải nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, ổn định tổ chức, hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn. Cục Thuế thành phố Hà Nội cũng là 1 trong 16 đơn vị của đợt II năm 2019 trong cả nƣớc thực hiện triển khai việc sắp xếp,

38

hợp nhất chi cục thuế cấp huyện để thành lập chi cục thuế khu vực theo đúng chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và Bộ Tài chính; góp phần vào cơng cuộc cải cách tổ chức bộ máy cơ quan thuế các cấp.

Theo quyết định của Bộ Tài chính về việc sắp xếp, kiện tồn lại bộ máy cấp phòng của Cục Thuế Hà Nội, các phòng thuộc cục thuế sẽ đƣợc sắp xếp lại theo hƣớng tinh gọn, giảm đầu mối từ 24 xuống còn 21 phòng. Theo quyết định này, đối với cấp phịng thuộc cục thuế có một số thay đổi nhƣ: thay đổi tên gọi, chia tách, sát nhập để bộ máy đƣợc tinh gọn. Các chức năng đƣợc thống nhất, tập trung, không chồng chéo, trùng lắp với việc ghép các chức năng thanh tra thuế, kiểm tra thuế, nghiệp vụ dự toán, pháp chế, tài vụ, quản trị, ấn chỉ…, từ đó giảm đầu mối từ 24 xuống cịn 21 phòng. Song song thực hiện quyết định của Bộ Tài chính về cơ cấu tổ chức, khi lựa chọn và xây dựng phƣơng án nhân sự, Cục Thuế Hà Nội đã ƣu tiên xây dựng phƣơng án nhân sự của các phịng có thay đổi về chức năng, nhiệm vụ trƣớc. Trƣớc hết, là việc xây dựng phƣơng án nhân sự trƣởng các phịng thanh tra, kiểm tra; tiếp đó là nhân sự trƣởng Phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác; nhân sự Chánh Văn phòng…

Cục Thuế thành phố Hà Nội đã và đang thực hiện công tác luân phiên, luân chuyển, chuyển đổi vị trí cơng tác thƣờng xun nhằm góp phần tạo điều kiện cho công chức thông thạo nhiều công việc, nâng cao chất lƣợng đào tạo tại chỗ. Đó là việc làm thƣờng xuyên và hàng năm của Cục Thuế thành phố Hà Nội. Theo Báo cáo công tác tổ chức cán bộ của Cục Thuế thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2019, Cục Thuế đã tiến hành sắp xếp, bố trí và luân chuyển cán bộ theo cơ cấu tổ chức mới. Bên cạnh đó Cục Thuế thành phố Hà Nội cũng đã thực hiện công tác tinh giản biên chế theo Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 và Nghị định số 104/2014/NĐ-CP của Chính phủ đối với Cục Thuế thành phố Hà Nội đã đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ngồi cơng tác điều động, luân chuyển, luân phiên, chuyển đổi vị trí cơng tác, để nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC, phù hợp với chƣơng trình cải cách

39

hành chính thuế, hiện đại hoá ngành Thuế phục vụ tốt ngƣời nộp thuế, Cục Thuế thành phố Hà Nội cũng rất chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức thuế. Hiện tại, Cục Thuế thành phố Hà Nội có trên 85% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học (hiện tại toàn hệ thống tỷ lệ này là khoảng 70%). Đảng ủy Cục Thuế thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ giải pháp để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Từ năm 2016 đến nay, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã cử nhiều nhân sự đƣợc quy hoạch đi học các chƣơng trình Cao cấp lý luận chính trị, cử nhân chính trị, lớp trung cấp lý luận chính trị, lớp kiểm tra viên thuế, lớp kiểm tra viên trung cấp, đồng thời tổ chức bồi dƣỡng tập huấn cho trên 2.000 lƣợt công chức các kỹ năng quản lý thuế. Thông qua các lớp bồi dƣỡng, công chức đã trang bị, cập nhật thêm kỹ năng, trình độ, chuyên mơn nghiệp vụ, tích lũy thêm kinh nghiệm xử lý các tình huống thực tế nâng cao trình độ quản lý nhà nƣớc trong công tác quản lý thuế. Nội dung đào tạo đã đƣợc chuẩn bị kỹ lƣỡng, có phân lớp phù hợp với từng đối tƣợng đƣợc đào tạo. Qua đó từng bƣớc nâng cao trình độ chun môn, nghiệp vụ ở các cấp bậc, lĩnh vực khác nhau cho công chức đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, trình độ cơng chức theo quy định của ngành.

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển bền vững nguồn nhân lực tại Chi cục thuế quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)