TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠI NAVIBANK CẦN THƠ – PHÒNG

Một phần của tài liệu luận văn tài chính phân tích kết quả kinh doanh tại ngân hàng tmcp nam việt cần thơ - phòng giao dịch ninh kiều (Trang 33)

Chƣơng 1 : GIỚI THIỆU

3.2 TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠI NAVIBANK CẦN THƠ – PHÒNG

GIAO DỊCH NINH KIỀU:

3.2.1 Phân tích tình hình huy dộng vốn:

Để hoạt động và phát triển ổn định thì bắt buộc tất cả các Ngân hàng phải có vốn. Và kênh dẫn vốn hiệu quả vào các Ngân hàng là nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng. Tuy không phải là hoạt động tạo ra lợi nhuận trực tiếp cho Ngân hàng nhưng hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng của các Ngân hàng, hoạt động mang lại nguồn vốn lớn để Ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên trước hết một tổ chức nào muốn hoạt động đạt hiệu quả cao thì yếu tố trước mắt là vốn phải dồi dào. Khi một thành phần kinh tế thiếu vốn hoạt động, họ thường đến các Ngân hàng để làm thủ tục xin vay vốn. Vì vậy, một Ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều cần thiết đầu tiên là Ngân hàng phải có một nguồn vốn đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế.

Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng cần phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút tiền nhàn rỗi của dân cư hay các doanh nghiệp nhằm để phân phối lại cho các khu vực cần vốn kinh doanh. Nguồn vốn của Ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư. Sau đây là hình hình huy động vốn của phòng qua 3 năm từ năm 2009 – 2011:

Bảng 1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI PGD QUA 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) TG tố chức kinh tế 998 1.510 1.461 512 51 (49) (3) Không kỳ hạn 998 1.510 1.461 512 51 (49) (3) Có kỳ hạn - - - - TG của dân cƣ 52.111 48.588 53.233 (3.523) (7) 4.645 10 Không kỳ hạn 421 381 540 (40) (9) 159 41 Có kỳ hạn 51.690 48.207 52.693 (3.483) (7) 4.486 9 Tổng vốn huy động 53.109 50.098 54.694 (3011) (6) 4.596 9 (Nguồn: Bộ phận quan hệ khách hàng)

Nhìn chung, qua 3 năm tình hình huy động vốn của ngân hàng tăng trưởng khá ổn định. Tuy nhiên, năm 2010 vốn huy động của ngân hàng đã giảm so với năm 2009 hơn 3 tỷ đồng tương đương giảm 6%, việc giảm sút này là do những tháng đầu năm 2010, với việc NHNN quy định lãi suất cơ bản ở mức 8% (quyết định số 3180 QĐ – NHNN, số 1011, và số 1311/QĐ - NHNN) đã làm cho hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng không thể vượt quá 150% lãi suất cơ bản (tức là lãi suất cho vay khơng vượt q 12%), khi đó lãi suất huy động vốn ngắn hạn ở các ngân hàng cũng bị giới hạn trong biên độ này. Vì vậy để huy động hơn 50 tỷ đồng ngân hàng đã áp dụng các chiến lược Marketing, chiêu thị để có thu hút vốn. Năm 2011, tình hình kinh doanh có nhiều khó khăn, các Ngân hàng phải cạnh tranh gay gắt để có được nguồn vốn kinh doanh giá rẻ. Navibank Ninh Kiều đã huy động hơn 54 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2010, đây là một kết quả rất khả quan trong tình hình hiện nay.

Đối với ngân hàng, tiền gửi có kỳ hạn, chủ yếu của dân cư đem lại nguồn vốn kinh doanh ổn định và có tỷ trọng lớn trong tổng số vốn huy động:

Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NAVIBANK CẦN THƠ – PGD NINH KIỀU

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Tỉ trọng (%) Năm 2010 Tỉ trọng (%) Năm 2011 Tỉ trọng (%)

Tiền gửi của TCKT 998 2 1.510 3 1.461 3 Tiền gửi của dân cư 52.111 98 48.588 97 53.233 97

(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng Navibank Cần Thơ –Phòng giao dịch Ninh Kiều)

Biểu đồ 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Navibank Cần Thơ - Phòng giao dịch Ninh Kiều qua 3 năm

Qua 3 năm, tiền gửi tiết kiệm của dân cư luôn chiếm một tỷ trọng rất đáng kể trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2009 chiếm 98% tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2010 và 2011 con số này là 97% và 98,3%. Trong khi đó tiền gửi của tổ chức kinh tế lại chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, cụ thể trong 3 năm 2009-2011 chỉ đạt mức 2% -3%. Nguyên nhân của sự chênh lệch lớn như vậy là do định hướng phát triển của Navibank là trở thành ngân hàng bán lẻ chuẩn mực hàng đầu Việt Nam, và nhóm khách hàng mục tiêu của ngân hàng là tầng lớp dân cư và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tiếp theo, ta tìm hiểu đến tỷ trọng của vốn huy động so với tổng nguồn vốn của ngân hàng: 2009 2% 98% 2010 3% 97% 2011 3% 97%

Bảng 3: TỶ TRỌNG VỐN HUY ĐỘNG SO VỚI TỔNG NGUỒN VỐN: ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 53.110 50.098 54.694 (3.012) (6) 4.596 9,2 Vốn điều chuyển 10.926 6.646 7.987 (4.280) (39) 1.341 20,2 Tổng nguồn vốn 64.036 56.744 62.681 (7.292) (11) 5.937 10,5 VHĐ/TNV (%) 83 88 87

(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng Navibank Cần Thơ – Phòng giao dịch Ninh Kiều) Chú thích: - VHĐ: Vốn huy động

- TNV:Tổng nguồn vốn

Biểu đồ 2: Cơ cấu vốn của ngân hàng

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta nhận thấy: qua 3 năm vốn huy động luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Mặc dù năm 2009 là năm đầy biến động phức tạp, việc chạy đua lãi suất của các ngân hàng diễn ra quyết liệt nhưng Phòng giao dịch cũng huy động đươc số vốn đáng kể đạt 83% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2010 tình hình kinh tế đã ổn định, mặt bằng lãi suất đã hạ nhiệt, và sau hai năm đi vào hoạt động Phòng giao dịch đã được nhiều người biết đến vì thế sẽ có nhiều khách hàng đến giao dịch với ngân hàng nhiều hơn. Trong năm này Phòng giao dịch huy động được 50 tỷ đồng chiếm 88% trong tổng nguồn vốn. Vẫn giữ nguyên xu thế, đến năm 2011 thì tổng nguồn vốn huy động đạt 54,6 tỷ đồng chiếm 87% trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Trong ba năm này, xu hướng của vốn điều chuyển biến động nhẹ, năm 2009, cần điều chuyển vốn từ hội sở hơn 10 tỷ

2009 17% 83% 2010 12% 88% 2011 13% 87%

đồng, đến năm 2010 chỉ còn 6,6 tỷ, giảm 39% điều này chứng tỏ hoạt động huy động vốn của Phòng giao dịch ngày càng hiệu quả và điều đó cũng chứng tỏ sự cố gắng nổ lực trong công việc của các nhân viên trong Phòng giao dịch. Sang năm 2011, mặc dù tình hình huy động vốn có tăng nhưng nhu cầu cho vay cũng tăng nên vốn điều chuyển là 7,8 tỷ đồng, tăng 20,2% so với năm 2010.

3.2.2 Phân tích tình hình sử dụng vốn:

Từ lúc chính thức đi vào hoạt động, cùng với công tác huy động vốn ngân hàng không ngừng đẩy mạnh công tác cho vay đến các thành phần kinh tế nhưng vẫn đặt hiệu quả, an tồn là mục tiêu hàng đầu. Cụ thể Phịng giao dịch đã được những kết quả sau đây:

Bảng 4 : TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA NAVIBANK – PHÒNG GIAO DịCH NINH KIỀU QUA 3 NĂM:

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) DS cho vay 64.036 56.744 62.681 (7.292) (11) 5.937 10,5 Tín chấp 3.725 3.869 2.030 144 4 (1.839) (47,5) Thế chấp 60.311 52.875 60.651 (7.436) (12) 7.775 14,7 DS thu nợ 45.145 59.256 58,320 14.110 31 (935) (1,6) Tín chấp 2.200 1.900 2.367 (300) (14) 467 24,6 Thế chấp 42.945 57.356 55.953 14.410 34 (1.402) (2,45) Dƣ nợ 49.207 46.695 51.056 (2,512) (5) 4,361 9,34 Tín chấp 1.525 1.969 1.633 444 29 (336) (17) Thế chấp 47.682 44.726 49.423 (2.956) (6) 4.697 10,5 Nợ quá hạn 850 1.090 912 240 28 (178) (16,3) Tín chấp - - - Thế chấp 850 1.090 912 240 28 (178) (16,3)

(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng Navibank Cần Thơ –Phòng giao dịch Ninh Kiều). Ghi chú: - DS: doanh số

Doanh số cho vay:

Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định, sự tăng giảm của doanh số cho vay cũng đánh giá được quy mơ tín dụng.

Nhìn chung thì doanh số cho vay cũng biến động phức tạp và chủ yếu là cho vay thế chấp, cụ thể năm 2009 đạt hơn 64 tỷ đồng, đến năm 2010 giảm 11% so với năm 2009 chỉ đạt hơn 56 tỷ đồng. Điều này có thể giải thích bởi do chính sách hỗ trợ lãi suất 4% của Chính Phủ làm cho doanh nghiệp đến xin vay vốn tại Phòng giao dịch tăng lên, từ đó đẩy doanh số cho vay của Phịng giao dịch tăng cao. Nguyên nhân là do trong năm 2010, Chính phủ khơng thực hiện hỗ trợ lãi suất rộng rãi như trước nữa, đồng thời một số quy định về nợ xấu được NHNN ban hành buộc Phòng giao dịch phải chọn lọc thật kỹ trước khi cấp tín dụng. Trong q trình hoạt động, cùng với sự nỗ lực của các nhân viên tín dụng, cộng với các chương trình ưu đãi đối với khách hàng nên đã có nhiều người biết đến Phòng giao dịch. Vì thế, năm 2011 doanh số cho vay lại tăng 10,5% so với 2010 đạt hơn 62 tỷ đồng.

Doanh số thu nợ:

Doanh số thu nợ là một chỉ tiêu cần phải phân tích đến trong hoạt động tín dụng ở mỗi thời kỳ vì nó phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng. Việc thu nợ góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông. Khi doanh số thu nợ tăng đó là điều đáng mừng vì vốn vay được thu hồi nhanh và dấu hiệu tốt cho sự an tồn của nguồn vốn tín dụng.

Nếu chỉ doanh số cho vay tăng lên mà khơng thu hồi được nợ thì hoạt động cho vay cũng được xem là khơng có hiệu quả. Navibank Cần Thơ – Phòng giao dịch Ninh Kiều đã phối hợp và thực hiện tốt giữa công tác cho vay và quản lý thu hồi nợ, điều này được thể hiện qua việc doanh số thu nợ khá ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2010 lại tăng 31% so với năm 2009, và năm 2011 con số này giảm không đáng kể, khoảng 1,6%. Qua đó cũng cho ta thấy dù tình hình kinh tế những năm qua đầy biến

động nhưng tình hình thu hồi nợ của Phịng giao dịch vẫn đạt kết quả tốt.

Dư nợ

Dư nợ là số tiền ngân hàng giải ngân nhưng chưa đến hạn thu hồi, chỉ tiêu này đánh giá xác thực quy mơ tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mặt khác, dư nợ cũng thể hiện chất lượng tín dụng, dư nợ tăng cũng có nghĩa là những khoản nợ chưa thu hồi được còn nhiều.

Cụ thể, năm 2009 hơn 49 tỷ đồng. Đến năm 2010, tốc độ tăng đã giảm xuống 5%, đạt 46.695 triệu đồng. Điều này cũng hợp lý, bởi vì doanh số cho vay giảm, doanh số thu nợ tăng lên thì dư nợ giảm là điều hợp lý. Dư nợ trong năm 2011 tăng so với năm 2010 hơn 9,3%, có kết quả như thế do tồn động của những món nợ năm 2010 kết chuyển sang, cùng với sự phát sinh của những món nợ mới.

Nợ quá hạn:

(Nguồn Phòng quan hệ khách hàng Navibank Cần Thơ –PGD Ninh Kiều)

Biểu đồ 3: Tình hình nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế của phòng giao dịch Ninh Kiều qua 3 năm:

Trong 2 năm 2009-2010 số nợ quá hạn do doanh nghiệp chiếm đa số, đến năm 2011 tình hình đã được cải thiện, giảm cịn 185 triệu đồng. Có thể giải thích cho vấn đề này như sau: do đối tượng khách hàng chủ yếu của Phòng giao dịch chủ yếu là các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn mức cho vay thường là có giá trị không lớn lắm nên khách hàng thường trả nợ đúng thời gian nên số nợ quá hạn ở Phòng giao dịch thường nhỏ. Tuy nhiên, số nợ quá hạn do khách hàng là cá nhân lại tăng mạnh qua các năm. Năm 2011, số nợ này đã lên đến 727 triệu đồng, cho thấy ngân hàng nên chú trọng hơn đến khâu thẩm định khách hàng và có các hạn mức tín dụng cũng như đưa ra các mức lãi suất cho vay hợp lý để có thể giảm số nợ quá hạn này xuống. 650 650 185 200 440 727 0 200 400 600 800 2009 2010 2011 năm tr iệ u đ ồn g Doanh nghiệp Cá nhân

Nợ xấu:

Bảng 5: PHÂN NHÓM NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM: ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nhóm 2 430 240 45 (190) (79) (195) (433) Nhóm 3 420 130 140 (290) (223) 10 7 Nhóm 4 300 107 300 100 (193) (180) Nhóm 5 420 620 420 100 200 32 Nợ xấu 420 850 867 430 51 17 2 Tổng 850 1.090 912 240 22 (178) (20)

(Nguồn Phòng quan hệ khách hàng Navibank Cần Thơ –PGD Ninh Kiều)

Nhận thấy, qua 3 năm nợ xấu đều tăng nhẹ. Cụ thể, năm 2010 nợ xấu tăng khoảng 430 triệu so với 2009 chủ yếu là do các doanh nghiệp vẫn chưa thanh tốn được nợ đến hạn vì tình hình kinh tế khó khăn, do các yếu tố lạm phát, giá nguyên vật liệu tăng cao… Năm 2011 số nợ xấu chỉ tăng thêm 17 triệu đồng, nhưng tổng số nợ quá hạn lại giảm 178 triệu, có được kết quả này là do nỗ lực thu hồi nợ của Ngân hàng. Năm 2009 nợ xấu chỉ gồm nhóm 3 khoảng 420 triệu đồng. Đến năm 2010, nợ quá hạn tăng hơn 240 triệu đồng tương đương 22% đặc biệt là nhóm 5 nợ có khả năng mất vốn tăng thêm hơn 420 triệu đồng tăng 100% do ảnh hưởng của lạm phát và khủng hoảng kinh tế, kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên khách hàng khơng trả nợ đúng hạn làm nợ xấu tăng lên. Sang năm 2011, nhìn chung tình hình nợ quá hạn giảm khoảng 178 triệu tương đương giảm 20% so với 2010, do ngân hàng đã có nhiều biện pháp tích cực để thu hồi nợ và năm này tình hình kinh tế đã dần ổn định. Tuy nhiên, nợ nhóm 5 lại tăng 200 triệu đồng hơn 32% do nợ quá hạn năm 2010 kết chuyển qua và nợ quá hạn phát sinh trong năm, ngân hàng nên chú trọng hơn vào vấn đề này.

Từ các số liệu về nợ xấu, ta có thể xác định được rủi ro tín dụng của ngân hàng:

Bảng 6 :RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NAVIBANK - PGD NINH KIỀU QUA 3 NĂM:

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011

Nợ xấu Triệu đồng 420 850 772 Tổng dư nợ Triệu đồng 49.207 46.695 51.056 Nợ xấu / tổng dư nợ % 0,85 1,82 1,51

(Nguồn Phòng quan hệ khách hàng Navibank Cần Thơ –PGD Ninh Kiều)

Hệ số nợ xấu của ngân hàng qua 3 năm chỉ khoảng 0,85%-1,51% thấp hơn mức cho phép của NHNN là 3%. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng là tốt.

Chƣơng 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NAVIBANK CẦN THƠ – PGD NINH KIỀU

4.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI NAVIBANK CẦN THƠ-PGD NINH KIỀU:

4.1.1 Phân tích thu nhập:

Từ báo cáo kết quả HĐKD của ngân hàng có thể biết được tình hình thu nhập. Khi tiến hành phân tích các khoản thu này có thể giúp nhà quản trị có biện pháp tăng cường các khoản thu để đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.

4.1.1.1 Phân tích kết cấu thu nhập:

Trong phân tích kết quả kinh doanh thì cần xác định tỷ trọng các khoản mục

thu nhập. Khi xác định được cơ cấu thu nhập ta sẽ có những biện pháp phù hợp tăng lợi nhuận trong ngân hàng và kiểm soát rủi ro trong kinh doanh:

Bảng 7: CƠ CẤU THU NHẬP CỦA NAVIBANK CẦN THƠ - PHÒNG GIAO DịCH NINH KIỀU QUA 3 NĂM:

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Tỉ trọng (%) Năm 2010 Tỉ trọng (%) Năm 2011 Tỉ trọng (%)

Thu từ lãi tiền gửi - - -

Thu từ lãi cho vay 10.886 98,77 10.895 98,83 14.417 99,05 Thu từ dv thanh toán 31 0,28 35 0,317 36 0,247 Thu khác 105 0,95 94 0,853 93 0,639

Một phần của tài liệu luận văn tài chính phân tích kết quả kinh doanh tại ngân hàng tmcp nam việt cần thơ - phòng giao dịch ninh kiều (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)