KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN:
Trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, hoạt động tài chính Ngân hàng của nước ta cũng ngày càng phát triển hết sức sơi động. Chính vì vậy mà sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày một gia tăng. Đó khơng chỉ là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng trong nước mà còn là sự cạnh tranh với các Ngân hàng tầm cỡ của nước ngoài.
Để tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh như thế, Navibank Cần Thơ – Phòng giao dịch Ninh Kiều đã khơng ngừng vượt qua những khó khăn thử thách và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Sau q trình phân tích các kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ năm 2009 đến năm 2011, em xin rút ra một số kết luận như sau:
Dựa trên thước đo lợi nhuận, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà đạt được là tương đối tốt. Các chỉ số lợi nhuận đạt được ở mức hiệu quả cao. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng quản lý tốt chi phí và khơng ngừng nâng cao thu nhập. Cụ thể:
Huy động vốn: tình hình tăng trưởng của vốn huy động ở mức cao, cơ cấu vốn huy động 83%-88%, phần nào hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở. Tuy nhiên, cần tăng dần tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn giá rẻ, ổn định hơn nữa vì đây là nguồn vốn để kinh doanh chính của Ngân hàng.
Tín dụng: tăng trưởng khá ổn định và đã có những chuyển biến tích cực, chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo cụ thể là hệ số rủi ro tín dụng ln ở mức thấp, hiệu quả tín dụng cao. Tuy nhiên, gần đây số nợ xấu của dân cư tăng nhanh, tăng cao hơn nợ xấu của các tổ chức kinh tế nên Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa khâu thẩm định và đưa ra các hạn mức tín dụng hợp lý.
Dịch vụ khác: Các hoạt động dịch vụ chưa đa dạng và chưa được chú ý nhiều. Phòng giao dịch cần tăng cường hơn nữa các hoạt động dịch vụ để tăng lợi nhuận. Đặc biệt, nên chú trọng đến việc nâng cao thu nhập và giảm thiểu chi phí cho hoạt động có nhiều tiềm năng và có rủi ro thấp này. Nên đầu tư, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để đa dạng hóa các loại hình thanh tốn của Ngân hàng.
Quản trị rủi ro: xét về tổng thể rủi ro thì ở mức an tồn nhưng Ngân hàng cần phải tăng cường hơn nữa khả năng quản trị của mình dể có thể đạt dược lợi nhuận cao nhất với rủi ro là thấp nhất.
Như vậy có thể nói, qua ba năm hoạt động Phòng giao dịch đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. Hiện nay phòng giao dịch cũng đang nỗ lực trong việc tìm ra và áp dụng những biện pháp tích cực nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại nêu trên để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Tin chắc rằng, với sự phấn đấu khơng ngừng đó của Phịng giao dịch cùng với sự phối hợp giúp đỡ của Ngân hàng Nam Việt Trung ương, chính quyền địa phương và dựa trên nền tảng kinh tế vững mạnh có sự điều hịa của Nhà nước, Navibank Cần Thơ – Phòng giao dịch Ninh Kiều sẽ ngày một phát triển và đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn nữa.
6.2 KIẾN NGHỊ:
Đối với Ngân hàng nhà nƣớc:
Kiểm soát lãi suất ở mức hợp lý theo hướng chủ động, tích cực kiềm chế lạm phát, kiềm chế tăng trưởng tín dụng, nâng cao giá trị và mức hấp dẫn của VNĐ so với ngoại tệ, đồng thời kiểm sốt được việc chuyển dịch tín dụng VNĐ sang ngoại tệ.
NHNN ban hành ngay các văn bản quy phạm pháp luật để hồn thiện cơ chế như thơng tư về lãi suất cơ bản, thông tư về lãi suất trong trường hợp thị trường tiền tệ và hoạt động Ngân hàng có diễn biến bất thường, thơng tư về thu phí cho vay, thông tư về áp dụng lãi suất không kỳ hạn trong trường hợp người gửi tiền rút trước hạn.
Chủ động xác định một cách linh hoạt các mức lãi suất điều hành của NHNN tương ứng với lạm phát kỳ vọng và so với cùng kỳ.
Sửa đổi cơ chế cho vay ngoại tệ để kiểm soát tốc độ cho vay ngoại tệ khoảng 20% trên nguyên tắc chỉ phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thiết yếu của nền kinh tế và có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Chủ động phối hợp với Bộ Tài chính trong việc phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước và quốc tế, điều hành thị trường vốn nhằm đảm bảo sự thống nhất, nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa theo hướng kiểm sốt lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mơ.
Tăng cường cơng tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động cấp tín dụng, chất lượng tín dụng, đảm bảo các tỷ lệ an toàn, hoạt động mua – bán ngoại tệ, kinh doanh vàng của các TCTD, tổ chức kinh tế và trên thị trường tự do.
Thanh tra việc cho vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phân loại tín dụng, trích dự phịng rủi ro và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng theo đúng quy định của pháp luật.
Tập trung thanh tra tại chỗ về cho vay lĩnh vực phi sản xuất, chất lượng tín dụng và việc thực hiện các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Phối hợp với các cơ quan có liên quan ban hành quy định và chế tài xử lý vi phạm, kể cả việc đình chỉ, rút giấy phép hoạt động, thu tài sản, quy định khen thưởng đối với việc phát hiện các hành vi vi phạm hoạt động thu đổi, mua bán ngoại tệ, vàng.
Hồn thiện cơ chế và nâng cao chất lượng cơng tác thơng tin, truyền thơng về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động Ngân hàng.
Đối với Navibank Cần Thơ – Phòng giao dịch Ninh Kiều:
Phấn đấu xây dựng một Ngân hàng đủ mạnh về vốn, về công nghệ hạ tầng kỹ thuật và trang bị công nghệ thông tin hiện đại, về năng lực tài chính, năng lực quản lý, khả năng quản trị các rủi ro… để cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn, giúp hệ thống Navibank có thể cạnh tranh với các Ngân hàng lớn khác trong quốc gia.
Cần phải xác định được chiến lược phát triển tín dụng và các chiến lược kinh doanh sản phẩm mới tùy thuộc thị trường mục tiêu, khả năng, thế mạnh của Phịng giao dịch mình. Tiến hành các chương trình phỏng vấn, điều tra nhu cầu thị trường để đưa ra các dự báo hợp lý. Phải đánh giá được mình đang ở vị trí nào, tình hình khách hàng ra sao và đặc biệt là vị thế của mình đối với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn. Từ đó xây dựng chính sách tín dụng khoa học, phù hợp các qui luật kinh tế thị trường, quy trình cụ thể, chi tiết để hướng hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch theo hướng tăng trưởng bền vững, phát huy lợi thế so sánh, hiệu quả, ít rủi ro.
Ngân hàng cần thận trọng hơn trong cho vay đặc biệt là cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng của cá nhân. Cụ thể, Phòng giao dịch cần kiểm tra rõ mục đích vay vốn của khách hàng thật sự là vay tiêu dùng hay là đầu tư kinh doanh bất động sản. Song song đó Phịng giao dịch phải tiến hành kiểm tra nguồn thu nhập, kế hoạch trả nợ, nguồn trả nợ của khách hàng, xem khách hàng có thu nhập ổn định hay khơng có đảm bảo nguồn trả nợ từ đó ra quyết định cấp tín dụng đúng đắn.
Bên cạnh đó Phịng giao dịch nên chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị phần, giới thiệu sản phẩm đến tất cả tầng lớp dân cư.
Thời gian giải quyết hồ sơ vay và thủ tục vay của khách hàng nên được rút ngắn lại, tận dụng tối đa sự hỗ trợ của các phần mềm máy tính trong việc phân tích thẩm định hồ sơ vay vốn.
Đối với chính quyền địa phƣơng:
Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ và các cấp ban ngành cần có nhiều chính sách quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm, tạo hành lang pháp lý thơng thống nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư. Đây là cơ sở để phát triển kinh tế địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động Ngân hàng.
Các cơ quan cần phối hợp với nhau nhằm khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh và khuyến khích đẩy mạnh việc phát triển kinh doanh các ngành thương mại, dịch vụ.
Phịng tài ngun mơi trường, phịng cơng chứng và các cơ quan có liên quan tạo điều kiện thuận lợi giúp người dân trong quá trình làm hồ sơ sao cho nhanh chóng, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác và đầy đủ.
Tài liệu tham khảo
1. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2006). Quản trị Ngân hàng thương mại, tủ sách trường đại học Cần Thơ
2. Nguyễn Hồng Diễm (2010). Tiểu luận “ Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại Navibank Cần Thơ – Phòng giao dịch Ninh Kiều”
3. Nguyễn Thị Hạnh Nguyên (2011). Báo cáo tốt nghiệp “ Giải pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Navibank Cần Thơ – Phòng giao dịch Ninh Kiều” 4. Các website: www.vnexpress.net.vn www.taichinhvietnam.com www.vietbao.vn www.navibank.com.vn