Năng lực của khoa

Một phần của tài liệu Ứng dụng Mô hình ITESCM trong việc quản lí hoạt động Giảng dạy - Đào tạo và Nghiên cứu tại Trường Đaị học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh (Trang 27 - 28)

2.4 Mô hình nghiên cứu được đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu của đề tài

2.4.2 Năng lực của khoa

Giá trị của trường sẽ được phản ánh thông qua các năng lực cốt lõi của trường

đại học. Năng lực của khoa được thể hiện qua năng lực của các giảng viên trong khoa.

Năng lực của các giảng viên được đánh giá qua ba tiêu chí đó là: năng lực giảng dạy, năng lực nghiên cứu và việc thực hiện các hoạt động khác của khoa (Comm và Mathaisel, 1998). Trong nghiên cứu của mình, Nguyễn Thị Tuyết (2008) đã đưa ra một hệ thống các tiêu chí chi tiết nhằm đánh giá giảng viên theo ba phương diện: giảng

dạy, nghiên cứu và phục vụ xã hội. Tuy nhiên mục đích của cách đánh giá này khơng dùng cho sinh viên - đối tượng giảng dạy đánh giá hoạt động giảng dạy mà chủ yếu

dùng cho các nhà quản lý nhằm “đánh giá năng lực toàn diện của một giảng viên và đó cũng là cơ sở để đề bạt, điều chỉnh lương hay phong học hàm”.

Một phương pháp tiếp cận việc đánh giá giảng viên khác là hướng đến người học đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến. Theo đó, khả năng giao tiếp, thái độ đối với sinh viên, kiến thức chuyên môn về môn học, kỹ năng tổ chức, sự nhiệt tình, cơng bằng, sự linh hoạt, sự khích lệ sinh viên (Centra, 1981) và hỗ trợ sinh viên trong việc lập kế hoạch học, tham gia vào việc giảng dạy và nghiên cứu (Habib, 2010) là các tiêu chí để đo lường năng lực của giảng viên. Simon và Soliman (2003) cho rằng hầu hết

các trường đại học và các viện đào tạo đã sử dụng việc đánh giá của sinh viên để đánh giá năng lực giảng viên do việc đánh giá của sinh viên dễ dàng có được kết quả.

Đối với hoạt động NCKH, thơng tư 04/2016 - BGDĐT có đưa ra các tiêu chí để đánh giá hoạt động NCKH, ứng dụng, phát triển và chuyển giao cơng nghệ. Tuy nhiên, các tiêu chí này thực chất thường được các tổ chức bên ngoài dùng để đánh giá chất lượng giáo dục đại học của trường đại học hơn là để giảng viên sử dụng để đánh giá hoạt động NCKH trong trường. Thông thường, các trường đại học trên thế giới sẽ tự xây dựng các tiêu chí đánh giá đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và cụ thể cho hoạt động nghiên cứu để sử dụng trong nội bộ trường. Một ví dụ điển hình đó là trường đại học Claflin của Mỹ, thành lập từ năm 1869. Năm 2014 trường được xếp hạng là trường tốt nhất trong khối Liberal Arts College tại South Carolina và năm 2015 đứng thứ tám trong số các trường Đại học và Cao đẳng dành cho người da màu tại Mỹ (Wikipedia). Đối với hoạt động nghiên cứu của trường, bên cạnh sự đánh giá của trưởng khoa, nhà trường ln có các tiêu chí để giảng viên có thể tự đối chiếu, đánh

giá hoạt động nghiên cứu của mình. Các tiêu chí đó như sau: (1) giảng viên có khả năng cơng bố các cơng trình khoa học trên các tạp chí/ sách nghiên cứu hàng đầu trên thế giới và trong nước; (2) giảng viên có khả năng giành được các giải thưởng cao

trong nghiên cứu khoa học; (3) giảng viên có khả năng tham gia các hội thảo trong và ngồi nước với tư cách là người trình bày đề tài hay người phản biện; (4) giảng viên có khả năng làm việc trong ban biên tập của các tạp chí; (5) giảng viên có khả năng tổ chức các cuộc hội thảo trong và ngoài trường; (6) giảng viên có khả năng phối hợp với chuyên gia nước thực hiện các dự án KHCN; (7) giảng viên có đượb sự hỗ trợ tốt từ khoa chuyên ngành trong khi thực hiện nghiên cứu; (8) giảng viên được cung cấp

thông tin, kỹ năng, kinh nghệm nghiên cứu từ khoa chuyên ngành.

Việc chi tiết hóa một cách cụ thể nội dung hoạt động nghiên cứu khoa học của

giảng viên trong khái niệm năng lực của khoa của trường đại học Claflin sẽ giúp giảng viên dễ dàng tự đánh giá năng lực nghiên cứu của mình. Đó cũng là lý do mà người nghiên cứu đề tài này quyết định tham khảo tiêu chí đánh giá hoạt động nghiên cứu của trường đại học Claflin khi thực hiện đề tài này.

Một phần của tài liệu Ứng dụng Mô hình ITESCM trong việc quản lí hoạt động Giảng dạy - Đào tạo và Nghiên cứu tại Trường Đaị học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)