Hiệu quả hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Ứng dụng Mô hình ITESCM trong việc quản lí hoạt động Giảng dạy - Đào tạo và Nghiên cứu tại Trường Đaị học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh (Trang 31 - 32)

2.4 Mô hình nghiên cứu được đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu của đề tài

2.4.6 Hiệu quả hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học

Để gia tăng tính cạnh tranh của mình trong việc đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của sinh viên và các bên liên quan, các trường đại học đang phải đối mặt với việc làm thế nào để phân bổ nguồn lực trong giáo dục một cách hiệu quả (Munoz, 2015). Hiệu quả trong trường đại học gồm có hiệu quả về mặt tài chính, giảng dạy, nghiên cứu và các hoạt động khác (Munoz, 2015). Mỗi loại hiệu quả sẽ được chi phối bởi đầu vào (số lượng giảng viên, ngân sách, vật tư, cơ sở vật chất...) và đầu ra (số lượng các nghiên cứu, chất lượng giảng dạy, tỉ lệ tốt nghiệp...) tương ứng với mỗi cách tính hiệu quả

hoạt động (Munoz, 2015). Theo Weihrich và Koontz (2005), hiệu quả được định nghĩa như là việc đạt được mục tiêu với nguồn lực thấp nhất. Trong mơ hình ITESCM, Habib (2010) đã cho thấy hoạt động giảng dạy bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bốn nhân tố “Năng lực khoa”, “Chương trình đào tạo”, “Cơ sở vật chất” và “Đặc trưng văn hóa của trường đại học” cả ở ba cấp độ hoạt động: cấp lập chiến lược, cấp lập kế hoạch và cấp thừa hành. Do đó, người thực hiện đề tài này đã kế thừa kết quả của Habib (2010) khi xem xét đến tác động của những nhân tố đối với hiệu quả hoạt động giảng dạy và

NCKH trong trường ĐHCNTPHCM. Cũng theo Habib (2010), việc đánh giá hiệu quả hoạt động giảng dạy và NCKH được thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động này trong trường, giúp sinh viên, giảng viên có được thơng tin liên quan đến tiến bộ của mình và những kết quả mong đợi, đo lường các mục tiêu đề ra có thực hiện được hay không và giúp cải thiện kết quả thực hiện. Habib (2010) cũng khẳng định rằng cho dù việc đánh giá có nhấn mạnh đến chất lượng đầu vào hay qui trình hoặc kết quả (đầu ra) thì cũng nên hướng đến việc đáp ứng yêu cầu sử dụng, sự thỏatnãn của các bên liên quan như sinh viên, cha mẹ, nhà tuyển dụng, giảng viên các tổ chức.. .Nghiên cứu của Weihrich và Koontz (2005), Habib (2010) cho thấy hiệu quả hoạt động giảng dạy và NCKH theo quan điểm của người học, người làm cơng tác NCKH đó là việc đạt được các mục tiêu học tập, mục tiêu NCKH mà họ đã đề ra và sự hài lịng của chính họ đối với các hoạt động này và hiệu quả hoạt động giảng dạy và NCKH đó bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các nhân tố “Năng lực khoa”, “Chương trình đào tạo, “Cơ sở vật chất” và “Đặc trưng văn hóa của trường đại học” ở cả ba cấp độ hoạt động trong

Một phần của tài liệu Ứng dụng Mô hình ITESCM trong việc quản lí hoạt động Giảng dạy - Đào tạo và Nghiên cứu tại Trường Đaị học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)