Giới tính chủ hộ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện châu thành a tỉnh hậu giang (Trang 96 - 99)

Chủ hộ có vay Chủ hộ khơng vay Tổng

Giới tính Tần số Tỷ trọng (%) Tần số Tỷ trọng (%) Tần số Tỷ trọng (%) Nam 46 92 16 80 62 88,6 Nữ 4 8 4 20 8 11,4 Tổng 50 100 20 100 70 100

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)

d. Thông tin về ngành nghề của hộ

Ngành nghề chính mà nơng hộ tham gia hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập nhận được cũng như nhu cầu vốn của hộ cần phải có để tái sản

xuất và mở rộng sản xuất. Theo kết quả thống kê từ số liệu điều tra thì các hộ thường kết hợp nhiều ngành nghề với nhau nhằm phân tán rủi ro và tăng thu nhập cho gia đình, ngành nghề mà các chủ hộ tham gia khá phong phú, tuy nhiên nhìn chung có thể chia các hộ theo 4 nhóm ngành chính như sau: trồng trọt, chăn ni, kinh doanh và một số ngành khác. Cụ thể là có 34 hộ có ngành nghề chính là trồng trọt, 8 hộ có ngành nghề là chăn nuôi, 17 hộ xem kinh doanh là hoạt động chính của gia đình và 11 hộ tham gia vào các ngành nghề khác. 11% 24% 16% 49% Sản xuất Chăn ni Kinh doanh Khác Hình 1: NGÀNH NGHỀ CỦA NÔNG HỘ

Qua kết quả khảo sát thì đa phần các nơng hộ có ngành nghề chính là trồng trọt chiếm 49%, số hộ coi chăn ni là nghề chính của gia đình chiếm tỷ lệ khá thấp chỉ chiếm 11% tổng số hộ, 24% tổng số hộ tham gia vào hoạt động kinh doanh, còn lại là các hộ tham gia vào các ngành nghề khác chiếm tỷ lệ khá cao 16% tổng số hộ (Hình 1). Các hộ thuộc nhóm này tham gia rất nhiều ngành nghề khác nhau: Cán bộ công nhân viên, làm hồ, chạy xe ôm, bán vé số, làm mướn…vì phần lớn những hộ này có ít đất canh tác, không xây dựng được kế hoạch cũng như phương án sản xuất kinh doanh nên thu nhập thường thấp và

khá bấp bênh, điều này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay của hộ đối với các nguồn tín dụng từ các tổ chức chính thức. Đối với số hộ có ngành nghề chính là trồng trọt thì mơ hình trồng cây ăn trái và sản xuất lúa là chủ yếu. Đối với ngành nghề chính là chăn ni thì phần lớn các hộ chỉ tập trung vào chăn nuôi heo, gia cầm và một số loại thủy sản có giá trị kinh tế cao: Cá tra, basa, rơ đầu vng,...

e. Tình hình nơng hộ có chức vụ và tham gia vào các tổ chức kinh tế -

xã hội

Chủ hộ hoặc người thân trong gia đình làm việc ở các cơ quan, ban ngành nhà nước ở địa phương ít nhiều thể hiện mức độ quen biết của họ trong xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp trong q trình tiếp cận tín dụng chính thức. Riêng đối với những hộ có tham gia vào các tổ chức kinh tế - xã hội ở địa phương thì ngồi vấn đề học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thì họ còn được sự giúp đỡ từ các tổ chức này trong việc cung cấp thơng tin tín dụng từ hội cũng như từ phía ngân hàng.

Bảng 8: TÌNH TRẠNG CHỦ HỘ CĨ CHỨC VỤ VÀ CHỦ HỘ CĨ THAM GIA HỘI ĐỒN THỂ

Hộ có vay Hộ không vay Tổng

Chỉ tiêu Tần số Tỷ trọng (%) Tần số Tỷ trọng (%) Tần số Tỷ trọng (%) Chủ hộ có chức vụ 8 16 2 10 10 14,3 Chủ hộ có tham gia Hội đồn thể 32 64 8 40 40 57,1

Theo bảng 8, thống kê từ số liệu điều tra cho ta thấy số hộ có chức vụ ở địa phương là 10 hộ trong tổng số 70 hộ, chiếm 14,3% tổng số quan sát; trong số 10 hộ có chức vụ thì có 8 hộ có vay vốn. Tuy số hộ có chức vụ ở địa phương khơng nhiều nhưng kết quả điều tra cho ta thấy cách nhìn khách quan về xu hướng vay vốn của các hộ có chức vụ là tương đối lớn.

Đối với những hộ có tham gia hội đồn thể thì có 40 hộ trong tổng số 70 hộ, chiếm 57,1% tổng số quan sát. Các tổ chức kinh tế xã hội được nói đến trên địa bàn huyện theo nguồn thơng tin điều tra là các tổ chức như hội Phụ nữ, hội Nông dân, hội Cựu chiến binh, hội Chữ thập đỏ… Trong 40 hộ có tham gia vào các tổ chức kinh tế - xã hội thì có 32 hộ có vay vốn tại ngân hàng. Điều đó cho thấy ít nhiều vai trò của các tổ chức này trong việc cung cấp thông tin để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng đối với các thành viên trong tổ chức đơn vị mình.

4.1.2 Thơng tin về nguồn lực của nơng hộ

a. Số lao động

Số lao động chính là số thành viên trong gia đình ở độ tuổi lao động. Qua kết quả xử lý số liệu, số lao động trung bình của hộ khoảng 2 người, trong đó hộ có số lao động cao nhất là 5 lao động và thấp nhất là 1 lao động. Với số lao động trung bình như trên cho thấy hộ có đủ nguồn lực lao động trong q trình sản xuất nơng nghiệp. Phần lớn, các nơng hộ có 2 lao động chính tham gia sản xuất chiếm 47,1% tổng số hộ, thường gồm 1 lao động nam và 1 lao động nữ. Số hộ có 1 lao động và 3 lao động cũng chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng số hộ lần lượt là 22,9% và 18,5%. Ngồi ra số hộ có 4 lao động và 5 lao động chiếm một tỷ lệ không đáng kể chỉ khoảng 11,5% trong tổng số hộ được phỏng vấn. (Bảng 9).

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện châu thành a tỉnh hậu giang (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)