ĐVT: Triệu đồng/hộ/năm
Chi tiêu Hộ có vay Hộ khơng vay Tổng
Trung bình 90,0 80,1 87,2
Lớn nhất 239,0 147,0 239,0
Nhỏ nhất 7,5 1,9 1,9
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)
e. Thông tin về tài sản nông hộ
Hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh của nơng hộ ngồi được đánh giá thơng qua lợi nhuận cịn thơng qua tài sản của nông hộ. Qua khảo sát cho thấy tổng tài sản giữa các hộ có sự chênh lệch khá lớn. Thông tin được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 23: TỔNG TÀI SẢN TRUNG BÌNH CỦA HỘ
ĐVT: Triệu đồng/hộ/năm
Tài sản Hộ có vay Hộ khơng vay Tổng
Trung bình 926,6 659,4 850,3
Lớn nhất 2.835,0 2224,0 2.835,0
Nhỏ nhất 14,0 34,0 14,0
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)
Kết quả điều tra từ 70 mẫu phỏng vấn cho thấy tài sản trung bình của nơng hộ là 850,3 triệu đồng/hộ/năm. Qua bảng 13 ta nhận thấy, có sự chênh lệch quá lớn giữa tài sản trung bình của 2 nhóm hộ có vay vốn và không vay vốn. Theo kết quả điều tra hơn 70% tài sản của nông hộ là giá trị đất mà hộ sở hữu. Những hộ có vay vốn thường là những hộ có nhiều đất đai, kết quả điều tra cũng chỉ ra rằng hầu hết chủ hộ trong nhóm hộ có vay đều ở tuổi trung niên, đất của hộ đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng do đó tài sản của những hộ này thường lớn.
Như đã phân tích ở trên, những hộ không vay vốn thường là những hộ khơng có nhu cầu vay, họ có thu nhập cao và tiết kiệm nhiều nên họ có thể sử dụng phần tiết kiệm này để tạo ra thêm thu nhập bằng cách thuê đất hoặc cố lại đất của những hộ khác để sản xuất, điều này khiến cho thu nhập của hộ tăng khá cao tuy nhiên tổng tài sản của hộ lại tăng rất nhỏ. Bên cạnh đó, những chủ hộ trẻ thường là những hộ vừa được tách ra do lập gia đình được cha mẹ cho đất sản xuất nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng điều này cũng ảnh hưởng khá lớn đến giá trị tài sản của hộ.
4.1.3. Thơng tin về tình hình vay vốn của nông hộ
a) Thống kê về nguồn vay
Theo kết quả điều tra trong tổng số 50 hộ có vay của huyện thì đa số họ đi vay từ ngân hàng nông nghiệp chiếm khoảng 78%, đây là những hộ đã có bằng đỏ quyền sử dụng đất nên có thể thế chấp vào ngân hàng để xin vay vốn, điều
này cũng phù hợp vì đa số người dân của huyện đều làm nông nghiệp chủ yếu là trồng cây ăn trái và làm ruộng nên khi cần vay vốn họ thường đi vay từ ngân hàng nông nghiệp vì lãi suất thấp, thời gian vay cũng tương đối dài phù hợp với kế hoạch sản xuất và lượng vốn vay là tương đối đáp ứng nhu cầu. Ngân hàng thứ hai được vay nhiều nhất là ngân hàng chính sách xã hội chiếm khoảng 12% tổng số hộ vay, mặc dù mức sống của người dân trong huyện đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây tuy nhiên số hộ nghèo tại địa bàn huyện vẫn cịn khá nhiều, họ có ít hoặc khơng có tài sản thế chấp, những hộ này không đủ điều kiện vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn cũng như ở các ngân hàng thương mại khác, chi có thể tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức thơng qua các chương trình xóa đói, giảm nghèo từ ngân hàng Chính sách xã hội. Ngồi ra, cũng có một số ít hộ vay vốn từ các ngân hàng khác, số hộ này chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng số hộ được phỏng vấn chỉ khoảng 10% tổng số hộ vay vốn. 78% 12% 6% 4% NHNo&PTNT NH CSXH Sacombank Kiên Long
Hình 2: NGUỒN VAY VỐN CỦA NÔNG HỘ
b) Thống kê về mức lãi suất
Trong tổng số 50 hộ có vay được phỏng vấn về lãi suất khi vay, kết quả thu được là lãi suất của mỗi hộ vay tại thời điểm khác nhau thì khác nhau và lãi
suất cho vay của từng ngân hàng đối với từng đối tượng khác nhau cũng khác nhau. Có thể tổng hợp như sau: lãi suất của NH CSXH là mức lãi suất thấp nhất vì đối tượng vay vốn là những hộ nghèo, NH phát vay thơng qua các chương trình cho vay vốn của hội phụ nữ, hội nông dân, tổ vay vốn hỗ trợ sản xuất như mua con giống, xóa nghèo, vệ sinh môi trường, cho vay cho đối tượng học sinh, sinh viên…cho vay dưới loại hình này vừa khơng có thế chấp vừa lãi suất thấp, mức lãi suất trung bình chỉ khoảng 7,7%. Lãi suất cho vay của ngân hàng NNo&PTNT là tương đối cao so với ngân hàng CSXH nhưng lại thấp hơn nhiều so với các ngân hàng khác, mức lãi suất trung bình là 15,8%. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích vay vốn, thời hạn vay và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà Nước tại từng thời điểm khác nhau mà ngân hàng sẽ có sự điều chỉnh tăng, giảm lãi suất phù hợp.
Lãi suất cho vay mà các ngân hàng thương mại (Sacombank, Kiên Long) áp dụng cao hơn rất nhiều so với NH NNo&PTNT và NH CSXH. Trong 50 hộ có vay vốn được phỏng vấn thì những hộ vay tại các ngân hàng thương mại thường là những hộ có ngành nghề chính là kinh doanh, bn bán nhỏ lẻ. Cán bộ ngân hàng tự tìm đến khách hàng hỗ trợ thông tin vay vốn và chuẩn bị sẵn những hồ sơ cần thiết, tiền lãi sẽ được tính chung với tiền gốc và người vay sẽ trả nợ theo hình thức trả trả góp theo ngày. Nơng hộ hầu như ít quan tâm lãi suất cho vay của các ngân hàng này cao hơn rất nhiều so với NH NNo&PTNT hay NH CSXH, việc trả góp từng ngày với những món tiền tương đối nhỏ khiến người vay có tâm lý thoải mái trong vấn đề trả nợ thay vì phải trả một lần khi vay ở NH NNo&PTNT.
Bảng 14: THỐNG KÊ LÃI SUẤT CÁC HỘ VAY VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG Lãi suất (%) Nguồn vay Số hộ vay Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất NH 39 15,8 18,0 14,0
NN&PTNT NH CSXH 6 7,7 9,6 6,0 NH Sacombank 3 27,6 42,0 19,0 NH Kiên Long 2 36,0 40,0 32,0
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)
c) Thống kê về thời hạn vay
Tùy theo mục đích vay vốn mà thời hạn vay sẽ khác nhau. Theo nguồn dữ liệu thu được từ 50 hộ có vay thì có 42 hộ vay ngắn hạn (thời hạn vay từ 12 tháng trở xuống). Trong đó vay từ NH NNo&PTNT là 37 hộ, còn lại đều vay tại các ngân hàng thương mại khác. Điều này là phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương vì nơng hộ trong địa bàn huyện phần lớn là trồng lúa, cây ăn trái, chăn ni và thủy sản nên chu kì sản xuất thường ngắn (dưới 12 tháng), người nông dân thường vay vốn vào đầu vụ để trang trải các chi phí đầu vào và trả nợ ngân hàng vào cuối vụ khi thu hoạch, bên cạnh đó việc vay vốn ngắn hạn sẽ giúp nơng hộ giảm bớt gánh nặng chi phí trả lãi. Riêng đối với những hộ vay từ các ngân hàng thương mại khác, những hộ này chủ yếu kinh doanh, buôn bán nhỏ, số vốn vay thường không lớn, họ vay thông thường là để trang trải cho nhu cầu thiếu vốn tạm thời hoặc những dịp lễ, tết cần nhập hàng với số lượng lớn nên thời gian vay thường rất ngắn. Cũng theo nguồn dữ liệu điều tra thì có 8 hộ vay vốn trung và dài hạn chiếm 16% tổng số hộ vay. Trong đó, có 6 hộ vay trung – dài hạn tại ngân hàng CSXH, các hộ vay từ NH CSXH là những hộ cần có thời hạn vay dài để phục vụ cho nhu cầu ổn định tái sản xuất để giảm nghèo, NH NNo&PTNT cũng có 2 trường hợp vay trung và dài hạn.
Đơn vị tính: hộ
Thời hạn vay NH Kiên Long NH Sacombank NH NNo&PTNT NH CSXH Tổng Vay ngắn hạn 2 3 37 0 42
Vay trung và dài hạn 0 0 2 6 8
Tổng cộng 2 3 39 6 50
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)
d) Tình hình về lượng tiền vay
Đa phần các hộ được vay từ các NH thương mại như NH NNo&PTNT, NH TMCP Sài Gịn Thương Tín là những hộ có tài sản cầm cố hoặc thế chấp là ruộng đất. Tùy theo nhu cầu vốn cho sản xuất mà mỗi hộ sẽ quyết định lượng tiền vay là bao nhiêu. NH sẽ xét duyệt hồ sơ và cho vay tùy thuộc vào giá trị tài sản của chủ hộ tại thời điểm xem xét cho vay. Theo nguồn điều tra thì có 3 nhóm chính có lượng vay khác nhau gồm: Nhóm 1: Lượng vay dưới 10 triệu đồng có 6 hộ vay trên tổng số 50 hộ có vay chiếm tỷ lệ 12%. Những hộ vay thuộc nhóm này thường là những hộ nghèo, khơng có hoặc có ít tài sản, không đủ điều kiện để vay ở NH NNo&PTNT và các ngân hàng thương mại khác, chỉ có thể xin vay ở NH CSXH thơng qua các chương trình hỗ trợ xóa nghèo, giải quyết việc làm, xây nhà ở…Tuy nhiên, lượng vốn vay được từ các chương trình này lại khá hạn chế, thường không đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh; Nhóm 2: là nhóm có lượng vay trong khoảng 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng có 34 hộ vay chiếm tỷ lệ 68%, đây là nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 nhóm. Cịn lại là những hộ có nhu cầu vay lớn hơn 50 triệu đồng có 10 hộ xin vay chiếm 20% tổng số hộ vay.
Bảng 16: THỐNG KÊ VỀ LƯỢNG TIỀN VAY
Lượng vốn vay (Triệu đồng) Số hộ Tỷ trọng Cộng dồn
Lượng vay trong khoảng (10 đến 50) 34 68 80 Lượng vay lớn hơn 50 10 20 100
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)
e) Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay
Theo kết quả điều tra từ 50 hộ có vay vốn thì tất cả những hộ này đều ghi trong hồ sơ vay là để sản xuất nông nghiệp, cụ thể là mua con giống, vật tư nông nghiệp, thức ăn, cải tạo hay mở rộng quy mô sản xuất….Tuy khơng có hộ xin vay với mục đích tiêu dùng và kinh doanh nhưng thực tế thì nơng hộ thường chia nguồn tiền vay thành nhiều khoản nhỏ cho nhiều mục đích khác nhau để gia tăng sản xuất và tăng thu nhập. Thống kê từ dữ liệu điều tra cho thấy có 42 hộ xin vay với mục đích để sản xuất, 26 hộ vay để tiêu dùng, 19 hộ vay kinh doanh và 16 hộ vay cho mục đích khác. Lượng vốn vay được sử dụng cho mục đích sản xuất có lượng vay trung bình lớn nhất là 39,05 triệu đồng, các hộ thường sử dụng tiền vay để trang trải cho chi phí đầu vào, mở rộng quy mơ và tái sản xuất….Trung bình lượng vốn vay dành cho tiêu dùng thấp nhất trong 4 nhóm vì đây là khoản chi tiêu phục vụ cho những nhu cầu hằng ngày nhưng không tạo ra thu nhập, xuất phát từ tâm lý sợ không trả được nợ nên nông hộ thường chỉ dành một phần nhỏ trong lượng vốn vay để tiêu dùng. Lượng vốn vay trung bình dùng cho kinh doanh và cho mục đích khác lần lượt là 35 triệu đồng và 20,13 triệu đồng. Các hộ vay vốn nhằm mục đích kinh doanh thì đa phần các hộ đầu tư vào ngành nghề phụ như bn bán tạp hóa, bán trái cây, vựa lúa. Tiền vay được bổ sung vào nguồn vốn buôn bán như mở rộng mặt hàng sản phẩm, tồn trữ sản phẩm để bán ra. Cịn đối với những hộ vay vốn với mục đích khác, các hộ này thường sử dụng vốn vay để sửa chữa nhà, cho con đi học xa, chữa bệnh, cho người thân mượn…Việc sử dụng vốn khơng đúng với mục đích ghi trong hồ sơ vay ít nhiều gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của nông hộ.
Bảng 17: MỤC ĐÍCH XIN VAY VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY Mục đích vay Số quan Số hộ Mục đích vay Số quan Số hộ
(Triệu đồng) sát (hộ) vay (hộ) Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Vay để sản xuất 50 42 39,05 4 300 Vay để tiêu dùng 50 26 9,03 0 20
Vay để kinh doanh 50 19 35,00 5 140
Vay cho mục đích khác 50 16 20,13 5 100
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)
f) Tình hình tiếp cận thơng tin vay vốn của nông hộ
Qua thông tin phỏng vấn, vấn đề đi vay từ nguồn tín dụng chính thức của nơng hộ cịn gặp nhiều khó khăn trong đó nguồn thơng tin vay vốn là một trong những khó khăn khiến nơng hộ khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức.
Theo kết quả phỏng vấn ta thấy những thông tin vay vốn mà nông hộ nhận được chủ yếu từ chính quyền địa phương chiếm tỷ lệ cao nhất 42% tổng số hộ. Ngồi ra, các nơng hộ tự tìm đến ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn cũng chiếm tỷ lệ rất cao khoảng 40% tổng số hộ, số hộ vay vốn được người thân giới thiệu chiếm 10% và từ cán bộ tín dụng là 8% tổng số hộ (Hình 3). Điều đó cho thấy việc tiếp cận thông tin vay vốn của nông hộ còn phụ thuộc nhiều vào chính quyền địa phương. Trong khi đó nguồn thơng tin từ cán bộ tín dụng lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Từ đó có thể thấy rằng khi quyết định cho vay ngân hàng thường thơng qua chính quyền địa phương như là kênh thông tin quan trọng gián tiếp để các hộ có nhu cầu vay đến được với nguồn tín dụng chính thức.
42%
8% 10%
40%
Từ chính quyền địa phương Từ cán bộ chức cho vay Từ người thân giới thiệu Tự tìm đến tổ chức cho vay
Hình 3: NGUỒN THÔNG TIN VAY VỐN
g) Nguồn tiền trả nợ Ngân hàng
Theo thông tin của nông hộ được phỏng vấn thì họ chưa được sự tư vấn hỗ trợ nhiều từ phía ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn vay, tuy nhiên khơng vì thế mà hộ vay sử dụng vốn vay không hiệu quả. Điều đó được thể hiện qua nguồn tiền họ trả nợ ngân hàng. Theo kết quả thống kê từ số liệu điều tra, có 58,2% nơng hộ trả nợ ngân hàng do nguồn tiền từ hiệu quả sản xuất kinh doanh, tuy nhiên vẫn cịn một số nơng hộ vay mượn từ bên ngoài chiếm 22,4% tổng số hộ, từ người thân chiếm 10,2% để trả nợ ngân hàng, còn trả nợ từ nguồn khác được nói đến ở đây như lương, tiền tiết kiệm, chơi hụi… chiếm tỷ lệ khá nhỏ 9,2% (Hình 4). Dù vậy, con số này hồn tồn khơng thể nói rằng hộ sử dụng vốn vay chưa tốt mà có thể là do chưa đến vụ thu hoạch hay sản phẩm nơng nghiệp cịn tồn trữ chưa bán được với một lý do nào đó.
58.2 22.4 10.2 9.2 78.6 5.7 15.7 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Từ hiệu quả SXKD Vay mượn khác để trả Mượn người thân Nguồn khác % Nguồn tiền trả nợ
Nguồn tiền trả lãi
Hình 4: NGUỒN TIỀN TRẢ NỢ VÀ TRẢ LÃI NGÂN HÀNG
Về tình hình trả lãi Ngân hàng, đa số số tiền trả lãi đều xuất phát từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông hộ. Trong tổng số 50 hộ có vay vốn thì nguồn trả lãi xuất phát từ hiệu quả sản xuất chiếm 78,6%, vay mượn khác chiếm 5,7%, mượn từ người thân là 15,7% tổng số hộ (Hình 4). Số tiền trả cho khoản lãi tập trung chủ yếu từ hiệu quả sản xuất kinh doanh là do số tiền này thường trả cuối mỗi tháng hoặc trả theo quý với số tiền nhỏ nên bản thân mỗi hộ có thể tự thanh tốn được. Nguồn tiền mượn từ người thân để trả lãi ngân hàng phần lớn là do hộ đang phải trang trải chi phí đột xuất cho sản xuất, trong khi chưa huy động kịp những nguồn thu nhập khác. Ngoài ra, vay mượn khác có tỷ lệ khơng đáng kể 5,7% tổng số hộ.
4.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN TÍN DỤNG VÀ LƯỢNG VỐN VAY TỪ NGUỒN TÀI CHÍNH CHÍNH THỨC CỦA NƠNG HỘ HUYỆN CHÂU THÀNH A – HẬU GIANG.
4.2.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ huyện Châu Thành A – Hậu Giang.
4.2.1.1. Kết quả mơ hình Probit.
Để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ trên địa bàn huyện, đề tài sử dụng mơ hình Probit để
ước lượng tác động của từng nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tiếp