Nguồn vayvốn của nông hộ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện châu thành a tỉnh hậu giang (Trang 105)

b) Thống kê về mức lãi suất

Trong tổng số 50 hộ có vay được phỏng vấn về lãi suất khi vay, kết quả thu được là lãi suất của mỗi hộ vay tại thời điểm khác nhau thì khác nhau và lãi

suất cho vay của từng ngân hàng đối với từng đối tượng khác nhau cũng khác nhau. Có thể tổng hợp như sau: lãi suất của NH CSXH là mức lãi suất thấp nhất vì đối tượng vay vốn là những hộ nghèo, NH phát vay thông qua các chương trình cho vay vốn của hội phụ nữ, hội nông dân, tổ vay vốn hỗ trợ sản xuất như mua con giống, xóa nghèo, vệ sinh môi trường, cho vay cho đối tượng học sinh, sinh viên…cho vay dưới loại hình này vừa khơng có thế chấp vừa lãi suất thấp, mức lãi suất trung bình chỉ khoảng 7,7%. Lãi suất cho vay của ngân hàng NNo&PTNT là tương đối cao so với ngân hàng CSXH nhưng lại thấp hơn nhiều so với các ngân hàng khác, mức lãi suất trung bình là 15,8%. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích vay vốn, thời hạn vay và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà Nước tại từng thời điểm khác nhau mà ngân hàng sẽ có sự điều chỉnh tăng, giảm lãi suất phù hợp.

Lãi suất cho vay mà các ngân hàng thương mại (Sacombank, Kiên Long) áp dụng cao hơn rất nhiều so với NH NNo&PTNT và NH CSXH. Trong 50 hộ có vay vốn được phỏng vấn thì những hộ vay tại các ngân hàng thương mại thường là những hộ có ngành nghề chính là kinh doanh, bn bán nhỏ lẻ. Cán bộ ngân hàng tự tìm đến khách hàng hỗ trợ thông tin vay vốn và chuẩn bị sẵn những hồ sơ cần thiết, tiền lãi sẽ được tính chung với tiền gốc và người vay sẽ trả nợ theo hình thức trả trả góp theo ngày. Nơng hộ hầu như ít quan tâm lãi suất cho vay của các ngân hàng này cao hơn rất nhiều so với NH NNo&PTNT hay NH CSXH, việc trả góp từng ngày với những món tiền tương đối nhỏ khiến người vay có tâm lý thoải mái trong vấn đề trả nợ thay vì phải trả một lần khi vay ở NH NNo&PTNT.

Bảng 14: THỐNG KÊ LÃI SUẤT CÁC HỘ VAY VỐN TẠI CÁC NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG Lãi suất (%) Nguồn vay Số hộ vay Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất NH 39 15,8 18,0 14,0

NN&PTNT NH CSXH 6 7,7 9,6 6,0 NH Sacombank 3 27,6 42,0 19,0 NH Kiên Long 2 36,0 40,0 32,0

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)

c) Thống kê về thời hạn vay

Tùy theo mục đích vay vốn mà thời hạn vay sẽ khác nhau. Theo nguồn dữ liệu thu được từ 50 hộ có vay thì có 42 hộ vay ngắn hạn (thời hạn vay từ 12 tháng trở xuống). Trong đó vay từ NH NNo&PTNT là 37 hộ, còn lại đều vay tại các ngân hàng thương mại khác. Điều này là phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương vì nơng hộ trong địa bàn huyện phần lớn là trồng lúa, cây ăn trái, chăn nuôi và thủy sản nên chu kì sản xuất thường ngắn (dưới 12 tháng), người nông dân thường vay vốn vào đầu vụ để trang trải các chi phí đầu vào và trả nợ ngân hàng vào cuối vụ khi thu hoạch, bên cạnh đó việc vay vốn ngắn hạn sẽ giúp nơng hộ giảm bớt gánh nặng chi phí trả lãi. Riêng đối với những hộ vay từ các ngân hàng thương mại khác, những hộ này chủ yếu kinh doanh, buôn bán nhỏ, số vốn vay thường không lớn, họ vay thông thường là để trang trải cho nhu cầu thiếu vốn tạm thời hoặc những dịp lễ, tết cần nhập hàng với số lượng lớn nên thời gian vay thường rất ngắn. Cũng theo nguồn dữ liệu điều tra thì có 8 hộ vay vốn trung và dài hạn chiếm 16% tổng số hộ vay. Trong đó, có 6 hộ vay trung – dài hạn tại ngân hàng CSXH, các hộ vay từ NH CSXH là những hộ cần có thời hạn vay dài để phục vụ cho nhu cầu ổn định tái sản xuất để giảm nghèo, NH NNo&PTNT cũng có 2 trường hợp vay trung và dài hạn.

Đơn vị tính: hộ

Thời hạn vay NH Kiên Long NH Sacombank NH NNo&PTNT NH CSXH Tổng Vay ngắn hạn 2 3 37 0 42

Vay trung và dài hạn 0 0 2 6 8

Tổng cộng 2 3 39 6 50

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)

d) Tình hình về lượng tiền vay

Đa phần các hộ được vay từ các NH thương mại như NH NNo&PTNT, NH TMCP Sài Gịn Thương Tín là những hộ có tài sản cầm cố hoặc thế chấp là ruộng đất. Tùy theo nhu cầu vốn cho sản xuất mà mỗi hộ sẽ quyết định lượng tiền vay là bao nhiêu. NH sẽ xét duyệt hồ sơ và cho vay tùy thuộc vào giá trị tài sản của chủ hộ tại thời điểm xem xét cho vay. Theo nguồn điều tra thì có 3 nhóm chính có lượng vay khác nhau gồm: Nhóm 1: Lượng vay dưới 10 triệu đồng có 6 hộ vay trên tổng số 50 hộ có vay chiếm tỷ lệ 12%. Những hộ vay thuộc nhóm này thường là những hộ nghèo, khơng có hoặc có ít tài sản, không đủ điều kiện để vay ở NH NNo&PTNT và các ngân hàng thương mại khác, chỉ có thể xin vay ở NH CSXH thơng qua các chương trình hỗ trợ xóa nghèo, giải quyết việc làm, xây nhà ở…Tuy nhiên, lượng vốn vay được từ các chương trình này lại khá hạn chế, thường khơng đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh; Nhóm 2: là nhóm có lượng vay trong khoảng 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng có 34 hộ vay chiếm tỷ lệ 68%, đây là nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 nhóm. Cịn lại là những hộ có nhu cầu vay lớn hơn 50 triệu đồng có 10 hộ xin vay chiếm 20% tổng số hộ vay.

Bảng 16: THỐNG KÊ VỀ LƯỢNG TIỀN VAY

Lượng vốn vay (Triệu đồng) Số hộ Tỷ trọng Cộng dồn

Lượng vay trong khoảng (10 đến 50) 34 68 80 Lượng vay lớn hơn 50 10 20 100

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)

e) Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay

Theo kết quả điều tra từ 50 hộ có vay vốn thì tất cả những hộ này đều ghi trong hồ sơ vay là để sản xuất nông nghiệp, cụ thể là mua con giống, vật tư nông nghiệp, thức ăn, cải tạo hay mở rộng quy mơ sản xuất….Tuy khơng có hộ xin vay với mục đích tiêu dùng và kinh doanh nhưng thực tế thì nơng hộ thường chia nguồn tiền vay thành nhiều khoản nhỏ cho nhiều mục đích khác nhau để gia tăng sản xuất và tăng thu nhập. Thống kê từ dữ liệu điều tra cho thấy có 42 hộ xin vay với mục đích để sản xuất, 26 hộ vay để tiêu dùng, 19 hộ vay kinh doanh và 16 hộ vay cho mục đích khác. Lượng vốn vay được sử dụng cho mục đích sản xuất có lượng vay trung bình lớn nhất là 39,05 triệu đồng, các hộ thường sử dụng tiền vay để trang trải cho chi phí đầu vào, mở rộng quy mơ và tái sản xuất….Trung bình lượng vốn vay dành cho tiêu dùng thấp nhất trong 4 nhóm vì đây là khoản chi tiêu phục vụ cho những nhu cầu hằng ngày nhưng không tạo ra thu nhập, xuất phát từ tâm lý sợ không trả được nợ nên nông hộ thường chỉ dành một phần nhỏ trong lượng vốn vay để tiêu dùng. Lượng vốn vay trung bình dùng cho kinh doanh và cho mục đích khác lần lượt là 35 triệu đồng và 20,13 triệu đồng. Các hộ vay vốn nhằm mục đích kinh doanh thì đa phần các hộ đầu tư vào ngành nghề phụ như bn bán tạp hóa, bán trái cây, vựa lúa. Tiền vay được bổ sung vào nguồn vốn buôn bán như mở rộng mặt hàng sản phẩm, tồn trữ sản phẩm để bán ra. Còn đối với những hộ vay vốn với mục đích khác, các hộ này thường sử dụng vốn vay để sửa chữa nhà, cho con đi học xa, chữa bệnh, cho người thân mượn…Việc sử dụng vốn không đúng với mục đích ghi trong hồ sơ vay ít nhiều gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của nông hộ.

Bảng 17: MỤC ĐÍCH XIN VAY VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY Mục đích vay Số quan Số hộ Mục đích vay Số quan Số hộ

(Triệu đồng) sát (hộ) vay (hộ) Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Vay để sản xuất 50 42 39,05 4 300 Vay để tiêu dùng 50 26 9,03 0 20

Vay để kinh doanh 50 19 35,00 5 140

Vay cho mục đích khác 50 16 20,13 5 100

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012)

f) Tình hình tiếp cận thông tin vay vốn của nông hộ

Qua thông tin phỏng vấn, vấn đề đi vay từ nguồn tín dụng chính thức của nơng hộ cịn gặp nhiều khó khăn trong đó nguồn thơng tin vay vốn là một trong những khó khăn khiến nơng hộ khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức.

Theo kết quả phỏng vấn ta thấy những thông tin vay vốn mà nông hộ nhận được chủ yếu từ chính quyền địa phương chiếm tỷ lệ cao nhất 42% tổng số hộ. Ngồi ra, các nơng hộ tự tìm đến ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn cũng chiếm tỷ lệ rất cao khoảng 40% tổng số hộ, số hộ vay vốn được người thân giới thiệu chiếm 10% và từ cán bộ tín dụng là 8% tổng số hộ (Hình 3). Điều đó cho thấy việc tiếp cận thông tin vay vốn của nơng hộ cịn phụ thuộc nhiều vào chính quyền địa phương. Trong khi đó nguồn thơng tin từ cán bộ tín dụng lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Từ đó có thể thấy rằng khi quyết định cho vay ngân hàng thường thơng qua chính quyền địa phương như là kênh thông tin quan trọng gián tiếp để các hộ có nhu cầu vay đến được với nguồn tín dụng chính thức.

42%

8% 10%

40%

Từ chính quyền địa phương Từ cán bộ chức cho vay Từ người thân giới thiệu Tự tìm đến tổ chức cho vay

Hình 3: NGUỒN THƠNG TIN VAY VỐN

g) Nguồn tiền trả nợ Ngân hàng

Theo thơng tin của nơng hộ được phỏng vấn thì họ chưa được sự tư vấn hỗ trợ nhiều từ phía ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn vay, tuy nhiên khơng vì thế mà hộ vay sử dụng vốn vay không hiệu quả. Điều đó được thể hiện qua nguồn tiền họ trả nợ ngân hàng. Theo kết quả thống kê từ số liệu điều tra, có 58,2% nơng hộ trả nợ ngân hàng do nguồn tiền từ hiệu quả sản xuất kinh doanh, tuy nhiên vẫn còn một số nơng hộ vay mượn từ bên ngồi chiếm 22,4% tổng số hộ, từ người thân chiếm 10,2% để trả nợ ngân hàng, còn trả nợ từ nguồn khác được nói đến ở đây như lương, tiền tiết kiệm, chơi hụi… chiếm tỷ lệ khá nhỏ 9,2% (Hình 4). Dù vậy, con số này hồn tồn khơng thể nói rằng hộ sử dụng vốn vay chưa tốt mà có thể là do chưa đến vụ thu hoạch hay sản phẩm nơng nghiệp cịn tồn trữ chưa bán được với một lý do nào đó.

58.2 22.4 10.2 9.2 78.6 5.7 15.7 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Từ hiệu quả SXKD Vay mượn khác để trả Mượn người thân Nguồn khác % Nguồn tiền trả nợ

Nguồn tiền trả lãi

Hình 4: NGUỒN TIỀN TRẢ NỢ VÀ TRẢ LÃI NGÂN HÀNG

Về tình hình trả lãi Ngân hàng, đa số số tiền trả lãi đều xuất phát từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông hộ. Trong tổng số 50 hộ có vay vốn thì nguồn trả lãi xuất phát từ hiệu quả sản xuất chiếm 78,6%, vay mượn khác chiếm 5,7%, mượn từ người thân là 15,7% tổng số hộ (Hình 4). Số tiền trả cho khoản lãi tập trung chủ yếu từ hiệu quả sản xuất kinh doanh là do số tiền này thường trả cuối mỗi tháng hoặc trả theo quý với số tiền nhỏ nên bản thân mỗi hộ có thể tự thanh tốn được. Nguồn tiền mượn từ người thân để trả lãi ngân hàng phần lớn là do hộ đang phải trang trải chi phí đột xuất cho sản xuất, trong khi chưa huy động kịp những nguồn thu nhập khác. Ngồi ra, vay mượn khác có tỷ lệ không đáng kể 5,7% tổng số hộ.

4.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN TÍN DỤNG VÀ LƯỢNG VỐN VAY TỪ NGUỒN TÀI CHÍNH CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ HUYỆN CHÂU THÀNH A – HẬU GIANG.

4.2.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ huyện Châu Thành A – Hậu Giang.

4.2.1.1. Kết quả mô hình Probit.

Để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn huyện, đề tài sử dụng mơ hình Probit để

ước lượng tác động của từng nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ.

Sau khi thu thập thông tin từ 70 hộ trên địa bàn huyện và xem xét các tài liệu đã lược khảo trước đó, đề tài nghiên cứu thấy được một số nhân tố có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các nơng hộ và để kiểm chứng nhân tố nào thực sự có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ta sẽ đưa lần lượt các yếu tố đó vào mơ hình Probit. Mơ hình gồm các biến: Tuổi, giới tính, tổng tài sản, chi tiêu, trình độ học vấn, vị trí xã hội, hội đồn thể, diện tích đất có bằng đỏ.

Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm Stata cho ta thấy có 8 biến (nhân tố) được đưa vào mơ hình, trong đó có 4 biến có tác động đến biến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ, đó là các nhân tố: tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ, chủ hộ có tham gia Hội đồn thể và diện tích đất có bằng đỏ.

Kết quả xử lý số liệu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 18: KẾT QUẢ HỒI QUY MƠ HÌNH PROBIT VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NƠNG HỘ

Biến Hệ số tương quan Giá trị P

Tuổi của chủ hộ (X1) 0,6659*** 0,002 Trình độ học vấn chủ hộ (X2) 0,4185* 0,087 Hội đoàn thể (X3) 0,8732** 0,042 Diện tích đất có bằng đỏ (X4) 0,1278* 0,069 Chức vụ (X5) -0,1536 ns 0,792 Giới tính của chủ hộ (X6) 0,9919 ns 0,126 Tổng tài sản (X7) -0,0012 ns 0,105 Chi tiêu (X8) 0,0022 ns 0,590 Hằng số -4,7059 0,002 Tổng số quan sát Số quan sát dương 70 50 80,00

Phần trăm dự báo đúng (%) Giá trị log của hàm gần đúng

Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương Hệ số xác định R2

(%)

-31,16 0,006

25,58

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ kết quả điều tra năm 2012)

Ghi chú: *, **, ***: tương ứng các mức ý nghĩa 10%, 5%; 1%; ns: khơng có ý nghĩa thống

kê.

a) Kiểm định tương quan của các biến đưa vào mơ hình

Giả thiết H0: Các biến đưa vào mơ hình khơng có mối quan hệ với nhau H1: Các biến đưa vào mơ hình tương có quan hệ với nhau Dùng kiểm định Spearman về tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc bằng phần mềm Stata ta có:

Pearson chi2(61) = 62,29 Khả năng xác suất > chi2 = 0,4302

Giá trị tra bảng c2 = 62,29 > 0,4302 (giá trị tính được)

è Chấp nhận giả thiết H0: Các biến đưa vào mơ hình khơng có quan hệ với nhau. Do đó các biến đưa vào mơ hình là phù hợp.

b) Kiểm định mức phù hợp của mơ hình

Dựa vào kết quả phân tích được thống kê qua bảng 18 ta thấy, mơ hình probit được xây dựng rất phù hợp. Mơ hình có giá trị log của hàm gần đúng là - 31,16 đây là đại lượng đặc trưng cho hàm probit, đại lượng này càng nhỏ cho thấy độ phù hợp của mơ hình càng cao. Mức độ dự báo đúng của mơ hình đạt 80% được trình bày trong phần phụ lục. Mơ hình Probit ước lượng các nhân tố tác động đến việc tiếp cận đến nguồn tín dụng từ các tổ chức tài chính chính thức phù hợp ở mức cao.

Hệ số xác định R2 = 25,58% cho biết phần biến thiên của của việc ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng từ nguồn tài chính chính thức được giải thích bởi 25,58% của các yếu tố có ý nghĩa đưa vào mơ hình, 74,42% cịn lại được giải thích bởi các yếu tố khác khơng được nghiên cứu trong mơ hình.

v Giải thích sự tác động của các biến có ý nghĩa trong mơ hình Probit

Trong mơ hình Probit các hệ số của hàm hồi quy không trực tiếp biểu diễn mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập nên ở đây ta sẽ dùng hệ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện châu thành a tỉnh hậu giang (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)