6. Bố cục của khóa luận
3.1.2. Những tồn tại và hạn chế
3.1.2.1. Hệ quản trị thƣ viện tích hợp iLib
Công tác bổ sung
Trên thực tế, một số chức năng của modul Bổ sung vẫn chưa được triển khai, như các chức năng đối với ấn phẩm định kỳ (báo – tạp chí), quản lý quỹ bổ sung, giao dịch thương mại điện tử.
Việc tạo và đặt các ấn phẩm chưa được triển khai ứng dụng tự động vẫn làm theo phương pháp thủ công.
Việc báo cáo thống kê tài liệu bổ sung và các nguồn bổ sung chưa được chính xác về số lượng, chủ yếu vẫn in và theo dõi bằng sổ sách.
Công tác biên mục
Phụ thuộc nhiều vào hệ thống máy tính như máy hỏng, lỗi mạng, lỗi phần mềm. Báo cáo số lượng biểu ghi biên mục cịn thiếu chính xác.
Chức năng biên mục sao chép qua cổng Z39.50 triển khai cịn hạn chế. Tính năng tạo từ điển tham chiếu trong quá trình biên mục tài liệu chưa được sử dụng. Chức năng về dữ liệu số vẫn chưa được triển khai.
Việc tiêu chuẩn hóa cơng tác xử lý kỹ thuật thư viện chưa được chú trọng đúng mức như khổ mẫu MARC21, qui tắc mô tả thư mục AACR2, bảng phân loại, từ khóa,…
Cịn mất nhiều thời gian hiệu đính trên máy do xử lý tài liệu, nhập máy sai, nhiều biểu ghi bị rỗng dẫn tới tài liệu có trong kho nhưng bạn đọc khơng thể tìm được khi tra cứu trên máy.
Mức độ xử lý nội dung tài liệu chưa sâu, mới chỉ dừng lại ở việc phân loại, định từ khóa, Thư viện vẫn chưa tiến hành làm tóm tắt, định chủ đề cho tài liệu.
Công tác lƣu thông và quản lý bạn đọc
Phụ thuộc vào hệ thống máy tính, mạng Internet, nếu máy tính hỏng, đường truyền mạng bị lỗi, chậm,…sẽ làm gián đoạn, mất thời gian khi thực hiện công tác mượn trả.
Địi hỏi phải có cơ sở vật chất tốt như hệ thống máy tính, mạng Internet, máy quét mã vạch, máy camera, cổng từ,…phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát mượn/trả tài liệu.
Trung tâm hiện vẫn chưa thực hiện triệt để được việc xây dựng chính sách lưu thơng, xử lý phạt đối với bạn đọc vi phạm nội quy mượn/trả tài liệu, đặc biệt là đối tượng bạn đọc là cán bộ, giảng viện trong trường, tình trạng nợ đọng, mất tài liệu cịn phổ biến, chưa tính được khấu hao khi cho mượn giáo trình.
Công tác quản lý kho
Chức năng quản lý kho chưa được triển khai nhiều do mới biên mục và xếp giá sách mới, còn sách cũ vẫn chưa làm. Sách trong kho chưa được báo cáo thường xuyên.
Công tác tra cứu
Công tác hướng dẫn và đào tạo người dùng tin về kỹ năng sử dụng thư viện, kỹ năng tra cứu, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tại thư viện còn chưa được quan tâm đúng mức, do đó hiệu quả tra cứu chưa cao: nhiều bạn đọc còn chưa nắm rõ các nội quy sử dụng thư viện, chưa biết cách tra cứu tài liệu hoặc tra cứu chậm, khơng chính xác, chưa biết cách tìm kiếm nâng cao.
Bộ máy tra cứu hiện đại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn điện, đường truyền mạng Internet… Tình trạng lỗi hệ thống mạng, nhiều máy tính cũ, hỏng chưa
được sửa chữa kịp thời đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác tra cứu, hiệu quả đáp ứng nhu cầu tin cho bạn đọc.
Chất lượng tra cứu thơng tin cịn phụ thuộc vào trình độ của NDT. Nếu NDT có trình độ tra cứu cao thì kết quả tìm được càng chính xác, ngược lại thì hiệu quả tra cứu sẽ khơng cao, có thể bị nhiễu tin hoặc mất tin.
3.1.2.2. Công nghệ Barcode
Về cơ bản, Trung tâm đã đưa vào triển khai và đạt hiệu quả khá tốt công nghệ mã vạch trong các hoạt động của thư viện, tuy nhiên còn một số hạn chế do kinh phí, cơ sở vật chất và các thiết bị kỹ thuật sử dụng lâu năm đã có hiện tượng xuống cấp, nhiều máy tính, máy đọc mã vạch đã cũ, hỏng chưa được bảo trì và sửa chữa kịp thời gây ảnh hưởng tới các công tác mượn/trả, quản lý bạn đọc và tài liệu.
Công tác mượn/trả, kiểm kê mới chỉ tiến hành theo phương pháp bán tự động, chưa tích hợp được với cơng nghệ RFID để có thể kiểm kê tài liệu tự động.
3.1.2.3. Công nghệ RFID
Công nghệ RFID được coi là một giải pháp quản lý thư viện thông minh cho các thư viện hiện đại với rất nhiều tính năng ưu việt nổi trội. TT TT-TV ĐHGTVT là một trong những thư viện được đầu tư ứng dụng công nghệ này từ khá sớm (năm 2005).
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, đặc biệt là việc tích hợp giữa cơng nghệ RFID và phần mềm quản lý thư viện iLib chưa triển khai được cho nên thư viện chưa sử dụng được hết các tính năng của RFID. Hiện nay việc ứng dụng cơng nghệ này mới chỉ dừng lại ở cơng tác an ninh cho tài liệu, cịn các công tác khác vẫn tiến hành theo phương pháp thủ công hoặc bán tự động.
Việc ứng dụng cơng nghệ RFID cịn địi hỏi chi phí đầu tư cao, đây là nhược điểm lớn nhất cản trợ việc ứng dụng RFID trong các thư viện nói chung.
Thẻ RFID có giá khoảng 1 USD (khoảng 21.000 VNĐ)/thẻ khơng năng, trong khi đó một nhãn mã vạch chuyên dụng khoảng 100 đồng, nghĩa là gấp hơn 200 lần. Ngoài ra, các trang thiết bị khác như máy đọc, cổng an ninh, máy gom di động, phần
mềm, hệ thống chuyển đổi từ hệ thống mã vạch sang hệ thống RFID cịn khá cao. Bên cạnh đó, nó cũng đặt ra những vấn đề chi phí bảo trì, bảo dưỡng hệ thống, về trình độ của cán bộ thư viện để có thể vận hành tốt được hệ thống.
Đối với hệ thống an ninh sử dụng công nghệ từ, thông thường nhãn từ sẽ được gắn vào trong gáy sách vì vậy bạn đọc muốn bóc nhãn từ này ra cũng sẽ gặp khó khăn hơn. Các thẻ RFID lại được gắn lộ ra ngoài ở phần bên trong của trang bìa sau của sách, mặc dù được che phủ bởi một tấm logo của Thư viện nhưng nó vẫn rất dễ bị bạn đọc bóc ra.