Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 31 - 40)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu

- Đối với mục tiêu cụ thể 1:

Sử dụng phƣơng pháp so sánh tuyệt đối và tƣơng đối kết hợp với một số chỉ số để phân tích tình hình huy động vốn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ.

+ Phƣơng pháp so sánh

So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lƣợng, quy mô của các hiện tƣợng kinh tế.

19 Trong đó:

Y: phần chênh lệch tăng/giảm của các chỉ tiêu kinh tế Y0: chỉ tiêu năm trƣớc

Y1: chỉ tiêu năm sau

So sánh bằng số tƣơng đối: là kết quả phép chia giữa phần chênh lệch của kỳ phân tích với kỳ gốc với kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối liên hệ, tốc độ phát triển của các hiện tƣợng kinh tế.

%Y =

Y1 - Y0

x 100% Y0

Trong đó:

%Y: tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế Y0: chỉ tiêu năm trƣớc

Y1: chỉ tiêu năm sau

+ Các chỉ số đánh giá vốn huy động

 Chỉ số: Tỷ trọng % từng loại tiền gửi

Tỷ trọng % từng loại tiền gửi = Số dƣ từng loại tiền gửi x 100% Tổng vốn huy động

Đây là chỉ số xác định cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng. Do mỗi loại tiền gửi có những u cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản… nên việc xác định rõ cơ cấu vốn huy động sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hố chi phí đầu vào.

- Đối với mục tiêu cụ thể 2:

Để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm cá nhân tại địa bàn quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, đề tài sử dụng các phƣơng pháp sau:

20

Phƣơng pháp thống kê mô tả

Thống kê mơ tả là phƣơng pháp có liên quan đến thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính tốn và mơ tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh tổng quát đối tƣợng nghiên cứu.

Phân tích bảng chéo Cross-Tabulation:

Dùng để xem xét và kiểm định mối quan hệ giữa các biến định tính với nhau bằng cách dùng kiểm định Chi bình phƣơng. Cách kiểm định đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Đặt giả thuyết H0: khơng có mối quan hệ giữa biến quyết định GTTK với các biến có ảnh hƣởng đến quyết định GTTK.

Dựa vào giá trị p-value (trong SPSS viết tắt là sig.) để kết luận chấp nhận hay bác bỏ H0

p-value (sig.) < α (mức ý nghĩa) => Bác bỏ giả thuyết H0. Có nghĩa là có mối quan hệ giữa các biến cần kiểm định.

p-value (sig.) >α (mức ý nghĩa) => Chấp nhận giả thuyết H0. Có nghĩa là khơng có mối quan hệ giữa các biến cần kiểm định.

Thang đo Likert

Likert đã đƣa ra thang đo 5 mức độ phổ biến để đánh giá mức độ quan trọng trong thái độ của ngƣời trả lời đối với câu hỏi đƣợc nêu ra. Ngoài ra, thang đo Likert có thể chia thành 3, 5 hay 7 mức độ khác nhau. Tuy nhiên, quy tắc của những thang đo này là nhƣ nhau, trong đó thang điểm từ 1 và 3, 1 và 5, 1 và 7 thể hiện trạng thái đối lập nhau. Nếu 1 là hồn tồn khơng quan trọng thì 3,5,7 là rất quan trọng và ngƣợc lại. Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo 5 mức độ để đáng giá mức độ ảnh hƣởng của nguồn thông tin và các yếu tố liên quan đến quyết định GTTK của ngƣời dân trên địa bàn Quận Ninh Kiều nhƣ sau: 1. hồn tồn khơng quan trọng, 2. khơng quan trọng, 3. trung bình, 4. quan trọng, 5. rất quan trọng. Theo lý thuyết thống kê mô tả, ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với mỗ mức độ đƣợc đánh giá nhƣ sau:

1,00 – 1,80 : hoàn tồn khơng quan trọng/ hồn tồn khơng ảnh hƣởng 1,81 – 2,60 : không quan trọng/ không ảnh hƣởng

21 3,41 – 4,20 : quan trọng/ảnh hƣởng

4,21 – 5,00 : rất quan trọng/rất ảnh hƣởng

Mơ hình hồi quy Binary Logistic

Mơ hình hồi quy Binary Logistic sử dụng biến phụ thuộc Y ở dạng nhị phân để ƣớc lƣợng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thơng tin biến độc lập có đƣợc. Biến Y nhận 2 giá trị là 0 và 1, với 0 là sự kiện không xảy ra và 1 là sự kiện xảy ra.

Mơ hình hồi quy Binary Logistic có dạng nhƣ sau:

i X Y P Y P e i L 2 1 ) 0 ( ) 1 ( log           

Với P(Y=1) là xác suất để sự kiện xảy ra

P(Y=0) là xác suất để sự kiện không xảy ra

β2 cho biết khi Xi tăng 1 đơn vị thì loge của tỷ lệ [P(Y=1)/P(Y=0)] tăng β2 đơn vị. Đồng thời do Pi đồng biến với vế trái của phƣơng trình nên khi hệ số β2 mang dấu dƣơng thì tăng Xi sẽ làm tăng khả năng Y nhận giá trị 1 trong khi hệ số âm làm giảm khả năng này.

Tỷ số của xác suất để sự kiện xảy ra và xác suất để sự kiện không xảy ra đƣợc gọi là tỷ số odds. Tỷ số odds có dạng:

Trong đó: Zi = β1+ β2Xi

Mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy Binary Logistic đƣợc đo lƣờng bằng chỉ tiêu -2LL (viết tắt của -2 log likelihood). -2LL càng nhỏ càng thể hiện mức độ phù hợp của mơ hình càng cao. Ngồi ra, ta có thể kiểm định ý nghĩa của các hệ số bằng kiểm định Wald.

Các biến đƣợc sử dụng trong mơ hình:

Biến phụ thuộc: Y: quyết định GTTK vào ngân hàng Y=1: có GTTK vào ngân hàng Y=0: không GTTK vào ngân hàng

i i i z z z e e e Y P Y P        1 1 ) 0 ( ) 1 (

22

Biến độc lập: X1: thu nhập của cá nhân, X2: giới tính, X3: độ tuổi, X4: tình trạng hơn nhân, X5: trình độ học vấn, X6: uy tín của ngân hàng, X7: đƣợc bạn bè ngƣời thân giới thiệu.

Giải thích lý do chọn biến

Thu nhập cá nhân: Thu nhập của cá nhân đƣợc định nghĩa là khoản tiền cá

nhân nhận đƣợc từ tất cả các nguồn nhƣ tiền lƣơng, tiền thƣởng; tiền cổ tức, lợi nhuận nhận đƣợc từ các khoản đầu tƣ, tiền cho thuê từ các khoản đầu tƣ bất động sản, lợi nhuận từ kinh doanh, v.v… Trong nghiên cứu của Burney và Khan (1992) về hành vi tiết kiệm của hộ gia đình ở Pakistan cho thấy có sự tác động cùng chiều giữa thu nhập với tiết kiệm của hộ gia đình. Rehman (2011) cũng có kết luận tƣơng tự với Burney và Khan (1992) về tác động của thu nhập của chủ hộ đến lƣợng tiền tiết kiệm của hộ gia đình. Thu nhập càng cao thì khả năng tiết kiệm của họ càng lớn. Khoản tiền họ tiết kiệm đƣợc đầu tƣ vào nhiều kênh khác nhau, trong đó có gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Tuỳ vào đối tƣợng có thu nhập khác nhau mà ngân hàng cần quan tâm và có những chính sách thu hút khách hàng cho phù hợp.

Giới tính: Bài nghiên cứu của Kaynak và ctg (1991) về sự khác nhau khi

lựa chọn ngân hàng dựa vào giới tính cho rằng khách hàng là nam giới thƣờng quan tâm đến uy tín ngân hàng, thời gian làm việc của ngân hàng, chỗ đậu xe, sự đa dạng và nhanh chóng của các dịch vụ ngân hàng hơn là nữ giới. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu của Patti J. Fisher (2011) cũng cho thấy sự khác nhau của giới tính trong hành vi tiết kiệm cá nhân. Nam giới là những ngƣời có khả năng tạo ra thu nhập lớn hơn so với nữ giới và thƣờng là ngƣời tạo ra nhu nhập chính trong gia đình. Trong khi đó, thu nhập của nữ giới thấp, ít mạo hiểm hơn so với nam giới nhƣng họ là ngƣời quản lý thu nhập và chi tiêu trong gia đình. Vì vậy, biến giới tính cần đƣợc xem xét trong mơ hình các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiền kiệm của các nhân.

Độ tuổi: Tuổi tác đƣợc xem là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến tiến

trình ra quyết định theo nhƣ nghiên cứu của Yoon và Cole (2008). Vì vậy, nghiên cứu những nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm cá nhân thì độ tuổi của cá nhân là biến cần đƣợc xem xét. Những ngƣời có độ tuổi càng lớn thì

23

khả năng tích luỹ của họ càng cao. Đối tƣợng trong độ tuổi thanh niên có xu hƣớng tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm. Trong khi đó, những ngƣời ở độ tuổi trung niên và về hƣu thƣờng tiết kiệm nhiều hơn với mục đích tạo ra thu nhập ổn định, tích luỹ cho con cái.

Tình trạng hơn nhân: Tình trạng hơn nhân là một trong những đặc điểm

về nhân khẩu có ảnh hƣởng đến hành vi tiết kiệm của cá nhân theo nhƣ nghiên cứu của Delafrooz và Paim (2011) và có ảnh hƣởng đến quyết định đến việc vay tiền của cá nhân trong nghiên cứu của Frangos (2012). Việc đƣa biến tình trạng hơn nhân vào mơ hình nghiên cứu về nhằm đánh giá có tác động giữa ngƣời độc thân và có gia đình đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của các nhân hay khơng? Vì những ngƣời đã kết hơn có xu hƣớng tiết kiệm nhiều hơn vì khi đó họ có trách nhiệm hơn với gia đình. Họ tích luỹ tiền để chăm lo cho con cái, đảm bảo cuộc sống gia đình đƣợc ổn định. Ngƣợc lại, những ngƣời còn độc thân thƣờng chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm

Trình độ học vấn: Trong bài nghiên cứu về mối liên hệ giữa trình độ học

vấn và hành vi tiết kiệm, Lewis C. Solmon (1975) cho rằng cá nhân có trình độ học vấn càng cao thì tiết kiệm càng nhiều. Bởi vì, ngƣời có trình độ học vấn càng cao thƣờng có cơng việc tốt hơn nên thu nhập của họ cũng cao hơn. Ngoài việc GTTK ở ngân hàng để sinh lãi, họ nhận thức đƣợc lợi ích khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng và có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng nhiều hơn.

Uy tín ngân hàng: Nghiên cứu của Boyd (1994) cho rằng uy tín của ngân

hàng là một trong những nhân tố chính ảnh hƣởng đến quyết định sự lựa chọn của khách hàng trẻ. Một nghiên cứu khác của Kennington (1996) về vấn đề liệu ngân hàng có cần theo đuổi chính sách mới để thu hút khách hàng ở Phần Lan hay không? Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố uy tín ngân hàng là một trong những nhân tố quan trọng nhất. Khi nhận định của khách hàng về uy tín của ngân hàng là quan trọng làm cho quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tăng lên.

Đƣợc bạn bè, ngƣời thân giới thiệu: Theo Almossawi (2001) nhân tố

đƣợc bạn bè ngƣời thân giới thiệu có tác động đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng mặc dù những ngƣời trẻ tuổi đƣợc cho là có hành động độc lập hơn. Một nghiên cứu khác của Chua (1981) về tiêu chí để lựa chọn ngân hàng nhận thấy

24

nhân tố xã hội nhƣ sự giới thiệu của bạn bè và ngƣời thân có ảnh hƣởng quan trọng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền của khách hàng Châu Á. Khi đƣợc bạn bè, ngƣời thân giới thiệu, khách hàng có đƣợc thêm thơng tin về chất lƣợng của sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Khách hàng tin tƣởng sản phẩm, dịch vụ mà bạn bè và ngƣời thân của họ đã sử dụng qua. Vì vậy, khi đƣợc bạn bè, ngƣời thân giới thiệu, quyết định GTTK vào ngân hàng của khách hàng tăng lên.

Từ những lý do trên, các biến thu nhập cá nhân, giới tính, độ tuổi, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, uy tín ngân hàng, đƣợc bạn bè ngƣời thân giới thiệu đƣợc đƣa vào mơ hình hồi quy Binary Logistic về quyết định GTTK vào ngân hàng của cá nhân với dấu kỳ vọng đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây:

25

Bảng 2.2 TỔNG HỢP CÁC BIẾN VÀ DẤU KỲ VỌNG ĐƢỢC XEM XÉT TRONG MƠ HÌNH BINARY LOGISTIC

Tên biến Diễn giải Dấu của kỳ vọng

Thu nhập

Đo lƣờng thu nhập hàng tháng của cá nhân, đơn vị tính triệu đồng

+

Giới tính Biến giả. Giá trị 0 nếu là nữ và

nhận giá trị 1 nếu là nam -

Độ tuổi

Tính từ năm sinh đến thời điểm phỏng vấn của cá nhân đƣợc phỏng vấn

+

Tình trạng hơn nhân

Biến giả. Giá trị 0 nếu còn độc thân và nhận giá trị 1 nếu đã kết hôn.

+

Trình độ học vấn

Biến giả. Giá trị 0 nếu trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống và nhận giá trị 1 nếu trình độ học vấn cao đẳng/ đại học trở lên.

+

Uy tín của ngân hàng

Biến giả. Giá trị 0 nếu khách hàng nhận định uy tín của ngân hàng ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền là không quan trọng. Giá trị 1 nếu khách hàng nhận định uy tín của ngân hàng ảnh hƣởng đến quyết định gửi tiền là rất quan trọng.

+

Đƣợc bạn bè ngƣời thân giới thiệu

Biến giả. Giá trị 0 nếu không đƣợc bạn bè ngƣời thân giới thiệu. Giá trị 1 nếu đƣợc bạn bè, ngƣời thân giới thiệu.

26

- Đối với mục tiêu cụ thể 3: Dựa vào kết quả phân tích ở mục tiêu 1 và 2, sử dụng phƣơng pháp suy luận để đề ra giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại Ngân hàng MHB Cần Thơ.

27

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH CẦN THƠ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm cá nhân tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh cần thơ (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)