5 .Phương pháp nghiên cứu
3.1. Cơ hội và thách thức đối với việc thực hiện Logistics xanh trên địa bàn đô
tại Việt Nam
Trong bối cảnh tồn cầu phát triển với quy mơ lớn, hướng tới sự xanh hóa trong Logistics để đảm báo yếu tố mơi trường thì ngành Logistics của nước ta đang đứng trước rất nhiều cơ hội để vươn lên một tầm vóc mới. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với rất nhiều thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt. Vì thế, để đảm bảo sự phát triển bền vững cho không chỉ cho Logistics mà còn hướng tới cao hơn là Logistics xanh, Nhà nước, các Bộ ban ngành và chính các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics cần phối hợp và nỗi lực cùng nhau.
3.1.1. Cơ hội
Nghành Logistics hiện nay đang là một ngành giành được sự quan tâm đầu tư và khuyến khích của chính phủ. Tính cho đến thời điểm hiện tại, ngành Logistics đã có một khung khổ pháp lý nhất định để phát triển bao gồm các bộ luật, nghị định, thông tư, quyết định liên quan. Tuy các văn bản pháp luật này còn nhiều điểm bất cập nhưng ít nhất nó là cơ sở quan trọng để Logistics Việt Nam có điều kiện và hành lang phát triển bền vững, từng bước hướng đến sự phát triển xanh.
Thương mại thế giới tiếp tục phát triển theo xu hướng tồn cầu hóa, chủ trọng đến phát triển xanh và bền vững đã mở ra cho ngành Logistics những cơ hội phát triển về lâu dài. Hiện nay Việt Nam vẫn đang là một môi trường đầu tư thu hút với các nhà đầu tư nước ngoài và được dự báo là sẽ thay thế Trung Quốc trong tương lai không xa khi chi phí nhân cơng ở nước này ngày một nâng cao. Việc Là một mắt xích để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu sẽ mang lại nhiều cơ hội cho ngành Logistics phát tiển xanh quá trong thời kì hội nhập.
Ngành bán lẻ và thương mại điện tử đang phát triển rầm rộ đã tạo ra mảnh đất màu mỡ cho ngành Logistics, đặc biệt là dịch vụ giao nhận tận cửa (door to door) phát triển, giảm tác động lớn tới môi trường.
Cụ thể, cơ hội phát triển Logistics xanh tại Hà Nội được thể hiện qua những điểm sau
Phát triển các khu công nghiệp ở khu vực gần trung tâm thành phố, thu hút đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh phát triển Logistics.
Nhận thức về môi trường đô thị ngày càng cao tạo ra nhu cầu đảm bảo môi trường, đảm bảo phát triển Logistics xanh, bền vững trở nên cấp thiết.
Hà nội đang phát triển đô thị xanh, định hướng bảo vệ môi trường ngày càng tăng nên làm cho nhu cầu đầu tư phát triển Logistics xanh ngày càng nhiều. Tốc độ đơ thị hóa nhanh. Đặc biệt là đầu tư đô thị sinh thái, đô thị thông minh, đô thị xanh.
Xu thế hội nhập quốc tế ngày càng lớn, chủ động hội nhập, liên kết quốc tế đa phương: APPF, RCEP, EVFTA, CPTPP… sẽ tạo ra một cơ hội để đẩy mạnh phát triển công nghiệp tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Sự phát triển khoa học công nghệ tạo ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, thay đổi công tác quản lý đầu tư một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ứng dụng công nghệ thông tin phát triển mạnh và đều. Tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vào phát triển đô thị xanh, thông minh ngày càng cải thiện rõ rệt giúp cho q trình xanh hóa Logistics phần nào dễ dàng hơn.
Chính sách quản lý đầu tư phát triển đơ thị xanh bình đẳng với mọi thành phần kinh tế đã khuyến khích đầu tư phát triển Logistics xanh.
3.1.2. Thách thức
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn nhiều yếu kém, không đồng bộ, việc khai thác sử dụng chưa hợp lý trong khi đó nhu cầu và lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh lại lớn, gây áp lực lên kho bãi vận tải. Các doanh nghiệp lại đa số sử dụng xăng dầu làm nhiên liệu chính, gây mất cân đối mơi trường, gây ơ nhiễm và khó khăn cho q trình xanh hóa Logistics.
Khung khổ pháp lý cho ngành Logistics xanh chưa được rõ ràng và còn nhiều điểm bất cập, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc năm bắt và hiểu rõ luật, quy định hiện hành khi muốn xanh hoa khâu sản xuất, kinh doanh của mình. Ngồi ra, quy trình, thủ tục hành chính đối với Logistics nói chung cịn rườm rà, nhiều khe hở và có thể gây tốn kém cho các doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những thách thức lơn nếu muốn cắt giảm chi phí Logistics thay thế bằng Logstics xanh.
Thị trường Logistics rộng mở tuy nhiên điều đó cũng đồng nghĩa với việc sức ép canh tranh đối với các doanh nghiệp Logistics nội địa bơi sự thua kém về vốn đầu tư, kinh nghiệm, năng lực cũng như mạng lưới kết nối... So với nhiều doanh nghiệp nước ngồi đã ứng dụng Logistics xanh thì tại Việt Nam các doanh nghiệp nội địa đang thua thiệt rất lớn.
Có thể minh họa những thách thức ở Hà Nội trong việc phát triển Logistics xanh như sau:
Phát triển công nghiệp nếu không cẩn thận sẽ trở thành tiếp nhận rác thải cơng nghệ, cơng nghệ bẩn mà hậu quả của nó sẽ là khơn lường. Ơ nhiễm mơi trường đơ thị do thải nước từ các sơng, từ khơng khí, do ngập úng, chất thải rắn ngày càng tăng
Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, Chính phủ phải giảm bội chi, ngân sách chi cho đầu tư phát triển Logistics xanh chưa được chú trọng.
Biến đổi khí hậu tác động mạnh đến đầu tư phát triển Logistics xanh, cũng như môi trường sống của cư dân đô thị.
Hội nhập quốc tế kéo theo mức độ cạnh tranh trong đầu tư phát triển đô thị xanh ngày càng cao.
Nguồn lực tự nhiên và xã hội khan hiếm cho nên việc thu hút nguồn lực trong công tác quản lý đầu tư phát triển Logistics xanh là rất khó.
Các vấn đề về xã hội, môi trường ngày gay gắt do sự phát triển đô thị tăng nhanh nên thiếu hệ thống phát triển Logistics xanh theo hướng bền vững. Cùng với sự gia tăng dân số, thói quen tiêu dùng của doanh nghiệp sản xuất.
3.2. Định hướng và mục tiêu phát triển Logistics xanh tại các thành phố ở Việt Nam