CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3. Tổng quan về dòng xe KIA K5 và hệ thống phanh đĩa:
KIA K5 là mẫu xe hạng D, có thiên hướng thiết kế thể thao. Xe sử dụng động cơ với công suất 152 mã lực và mô men xoắn đạt 194 Nm, đi cùng hộp số tự đồng 6 cấp. KIA K5 có các phiên bản 2.0 AT, 2.4 ATH và 2.4 GT- Line. Với động cơ thế hệ mới có trang bị hệ thống phân phối khí thơng minh nên hoạt động của innova mạnh mẽ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn, thân thiện với mơi trường đạt tiêu chuẩn khí thải Euro. Trang bị an toàn cũng là điểm mạnh của K5 khi xe có 6 túi khí, chống bó cứng phanh, cân bằng điện tử, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, camera quan sát tồn cảnh, hiển thị điểm mù trên màn hình, cảm biến áp suất lốp, cảm biến va trạm trước, sau, phanh tay điện tử.
Hình 2.10: Dịng xe Kia K5.
Hệ thống phanh trên KIA K5
Hệ thống phanh ô tô được dùng để giảm tốc độ của ôtô cho đến khi dừng hẳn hoặc đến một tốc độ cần thiết nào đó, nghĩa là điều khiển tốc độ ơtơ theo chiều giảm. Ngoài ra, hệ thống phanh cịn có nhiệm vụ giữ cho ơtơ đứng n tại chỗ trên các mặt dốc nghiêng hoặc trên các mặt đường ngang với thời gian không hạn chế.
Chính vì vậy hệ thống phanh phải đáp ứng những yêu cầu như: + Đảm bảo tính ổn định và điều khiển của ôtô khi phanh.
+ Điều khiển nhẹ nhàng thuận tiện, lực cần thiết tác dụng trên bàn đạp hay địn điều khiển phải nhỏ.
THƠNG SỐ KĨ THUẬT KIA K5
Loại động cơ 2.0L
Tỷ số nén
Công suất cực đại 152 Hp/6200 rpm
Momen xoắn cực đại (Nm) 194Nm / 4000 rpm
Đường kính x hành trình piston (mm) 85 x 89
Hộp số Tự động 6 cấp
Kiểu dẫn động Cầu trước
Loại nhiên liệu Xăng
Hệ thống nạp nhiên liệu EFI: Phun nhiên liệu điện tử
Dài x Rộng x Cao (mm) 4855 x 1860 x 1465 mm
Chiều dài cơ sở (mm) 2805 mm
Chiều rộng cơ sở trước/sau (mm) 1560 / 1620
Khoảng sáng gầm xe (mm) 150 mm
Trọng lượng không tải (N) 1450 Kg
Trọng lượng toàn tải (N) 1520 Kg
Phân bố trọng lượng cầu trước và cầu sau (N) 8543/6990
Bán kính quay vịng tối thiểu 5450 mm
Dung tích bình nhiên liệu (lít) 70 lít
Phanh trước Đĩa
Phanh sau Đĩa
Giảm sóc trước Độc lập / Lị xo
Giảm sóc sau Độc lập / Lò xo
Lốp xe 235/45R18
Vành mâm xe Mâm đúc hợp kim nhôm
Bảng 2.5: Thông số kỹ thuật của Kia K5.
2.3.1. Đặc điểm cấu tạo:
Đĩa phanh được bắt chặt với moay ơ bánh xe, đĩa phanh có hai bề mặt làm việc được mài phẳng với bộ bóng cao. Tiết diện của đĩa có dạng gấp nhằm tạo nên đường truyền nhiệt gẫy khúc, tránh làm hỏng mơ bôi trơn ở ổ bi moay ô do nhiệt độ. Phần lớn các đĩa phanh được chế tạo có rãnh rỗng giữa giúp thốt nhiệt ra ngồi.
Hình 2.11: Đặc điểm đĩa phanh.
a) Má phanh:
Má phanh của phanh đĩa có dạng tấm phẳng, được cấu tạo bởi một xương phanh 1 bằng thép (3÷5 mm) và má mềm 2 bằng vật liệu má sát (8÷10 mm). Má phanh và xương phanh được dán với nhau.
Hình 2.12: Đặc điểm má phanh.
b) Tự động điều khiển khe hở má phanh, đĩa phanh:
Cơ cấu phanh đĩa phổ biến dùng các cơ cấu tự động điều chỉnh khe hở má phanh và đĩa phanh. Kết cấu thường sử dụng là lợi dụng biến dạng của phớt bao kín (vành khăn) để hồi vị piston lực trong xilanh. Phớt bao kín nằm trong rãnh của xilanh làm nhiệm vụ bao kín khoang dầu có áp suất khi phanh. Phớt được lắp trên piston. Dưới tác dụng của áp suất dầu piston bị đẩy dịch chuyển. Lực ma sát của piston kéo phớt biến dạng theo chiều mũi tên. Khi nhả phanh, áp lực dầu giảm, phớt hồi vị kéo piston trở lại vị trí ban đầu. Khi phanh nếu khe hở má phanh và đĩa phanh lớn, lực đẩy của dầu tác dụng lên piston lớn hơn lực ma sát, đẩy piston trượt trên phớt. Khi nhả phanh, piston chỉ hồi vị bằng đúng biến dạng của phớt và tạo nên vị trí mới của má phanh với đĩa phanh.
Hình 2.13: Bộ tự động điều khiển khe hở má phanh, đĩa phanh.
2.3.2. Nguyên lý hoạt động:
Trên xe KIA K5 là loại động cơ đặt trước, cầu trước chủ động. Xe được trang bị hệ thống phanh thủy lực, trợ lực chân khơng. Trên xe được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh bánh xe ABS và bộ điều hòa lực phanh cho cụm phanh và hệ thống phân phối trợ lực phanh giữa các bánh trước và sau.
Khi khơng phanh: lị xo hồi vị kéo guốc phanh về vị trí nhả phanh, dầu áp suất thấp nằm chờ trên đường ống.
Khi người lái tác dụng vào bàn đạp, qua thanh đẩy sẽ tác động vào piston nằm trong xi lanh, ép dầu trong xi lanh đi đến các đường ống dẫn. Chất lỏng với áp suất cao (khoảng 5÷8 MPa) sẽ tác dụng vào các piston ở xi lanh bánh xe và piston ở cụm má phanh.
a) Cơ cấu phanh:
Khi đạp phanh (có thêm trợ lực chân không) sẽ tạo ra áp suất từ xi lanh chính đẩy các piston làm cho các má phanh đĩa kẹp cả hai bên roto phanh đĩa, làm các bánh xe giảm tốc độ.
Khi nhã bàn đạp phanh, khơng cịn áp lực lên các piston, khi đó vịng cao su hồi vị sẽ kéo piston về vị trí ban đầu, nhả má phanh ra, giữ khe hở giữa đệm của đĩa phanh và rơto đĩa phanh được duy trì ở một khoảng cách không đổi (cơ cấu tự điều chỉnh khe hở má phanh)
Ưu điểm:
Má phanh ít mịn và mịn đều nên ít phải điều chỉnh, mơ men phanh khi tiến cũng như khi lùi là như nhau, lực chiều trục tác dụng lên đĩa cân bằng, có khả năng làm việc với khe hở bé nên giảm được thời gian tác dụng phanh.
Nhược điểm:
Là khó giữ sạch các bề mặt ma sát, dễ xảy ra bó kẹt.
b) Hệ thống phanh dừng:
Khi chưa phanh: Người lái chưa tác động vào cần kéo phanh, chốt điều chỉnh nằm ở vị trí bên phải, dưới tác dụng của đĩa phanh nên má phanh một khoảng nhất định.
Khi phanh xe: Người lái kéo cần phanh tay, đẩy guốc phanh và má phanh ép sát vào trống phanh thực hiện quá trình phanh xe, nếu để ngun vị trí đó cần kéo phanh được cố định nhờ cá hãm.
Khi thôi phanh: Người lái nhả cá hãm cần kéo phanh tay, các chi tiết lại trở về vị trí khi chưa phanh nhờ các lị xo hồi vị, lị xo kéo má phanh, do đó xe khơng bị phanh nữa.
2.3.3. Thơng số của phanh đĩa KIA K5:
Vật liệu: Gang thép
Chiều cao: 50,2 mm
Đường kính: 283 mm
Trọng lượng: 6,2 Kg
Bảng 2.6: Thông số của phanh đĩa của Kia K5.