Thứ nhất, nguyên nhân khách quan
- Ngun nhân từ quy mơ, tính chất phức tạp của các vụ án hình sự về chức vụ
Các vụ án xâm phạm chức vụ thường là những vụ án phức tạp, tính chất, thủ đoạn phạm tội tinh vi, hành vi phạm tội rất nghiêm trọng, gây hậu quả thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, xâm hại đến tài sản của Nhà nước, của xã hội, hành vi phạm tội kéo dài trong nhiều năm. Các đối tượng phạm tội tham nhũng thường là những người có chức vụ, quyền hạn, giữ những vị trí caotrong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hợi, các doanh nghiệp… những người này có trình đợ, thậm chí cịn có khả năng chun sâu trong mợt số lĩnh vực chuyên ngành như tài chính, kế tốn, ngân hàng… nên có khả năng che dấu tợi phạm; họ có quyền uy trong cơ quan, đơn vị nên có mức đợ ảnh hưởng lớn đối với cán bộ dưới quyền. Mặt khác, các bị can thường có nhiều mối quan hệ trong xã hợi, có trường hợp có sự bao che từ các cơ quan chức năng, trong đó có cả cơ quan bảo vệ pháp luật. Việc nắm và hiểu thấu đáo đặc điểm, tính chất của từng vụ án, của từng bị can để định hướng đề ra những YCĐT có tính cụ thể, chi tiết để đảm bảo q trình điều tra được khách quan, tồn diện là rất khó khăn.
- Mợt số đơn vị kiểm sát điều tra có số lượng án về chức vụ lớn, phức tạp nhưng lực lượng KSV ít, chất lượng khơng đồng đều gây khó khăn cho cơng tác chỉ đạo, phân công giải quyết của lãnh đạo đơn vị; KSV cùng lúc phải giải quyết nhiều vụ án lớn, phức tạp về chức vụ sẽ khó đảm bảo nghiên cứu kỹ, đầy đủ hồ sơ, tài liệu để ban hành YCĐT tồn diện, chi tiết, cũng như khó tham gia đầy đủ các hoạt đợng kiểm sát điều tra để bảo đảm thực hiện các YCĐT.
Thứ hai, nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của lãnh đạo VKS, lãnh đạo đơn vị THQCT và KSĐT.
+ Một số lãnh đạo VKSND cấp huyện và đơn vị THQCT và KSĐT chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đề ra YCĐT và tổ chức thực hiện YCĐT của KSV; chưa xây dựng, ban hành các chương trình, kế hoạch chuyên đề về YCĐT về hình sự nói chung đặc biệt là đối với các vụ án hình sự về chức vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả đề ra YCĐT dẫn đến tỷ lệ đề ra YCĐT thấp, chưa đạt chỉ tiêu của ngành Kiểm sát, chất lượng YCĐT không cao.
+ Một số lãnh đạo VKSND cấp huyện và đơn vị THQCT và KSĐT VKS tỉnh chưa chú trọng đôn đốc, kiểm tra việc đề ra YCĐT đối với các vụán xâm phạm về chức vụ của KSV trong đơn vị cũng như của VKS cấp dưới. Chưa chỉ đạo sát sao đối với KSV trong việc bám sát tiến độ điều tra, nghiên cứu hồ sơ, tài liệu để đề ra YCĐT, cũng như kiểm tra việc thực hiện, đôn đốc KSV trong việc phối hợp với ĐTV để thực hiện các YCĐT của VKS. Một số lãnh đạo VKS cấp huyện chưa thực sự quan tâm, kiểm tra đối với hoạt đợng ban hành YCĐT nên có mợt số vụ án chức vụ, KSV không đề ra YCĐT thì Lãnh đạo Viện cũng khơng nắm được. Đối với vụ án xâm phạm chức vụ phức tạp, lãnh đạo đơn vị cũng chưa chủ động yêu cầu KSV báo cáo, phê duyệt YCĐT trước khi KSV ký ban hành theo quy chế nghiệp vụ.
+ Nhiều lãnh đạo đơn vị chưa chú trọng tổng hợp những YCĐT có chất lượng cao để phổ biến cho các KSV khác nghiên cứu, học hỏi, nêu gương để khuyến khích, đợng viện; chưa tổng hợp những YCĐT chất lượng thấp, gây ra những hệ lụy xấu cho việc giải quyết vụ án để ban hành thông báo rút kinh nghiệm kịp thời, khắc phục hạn chế, thiếu sót.
+ Mợt số lãnh đạo VKS chưa quan tâm đến việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề về kiến thức, kỹ năng đề ra YCĐT cho KSV để nâng cao năng lực, trình đợ cho KSV.
+ Việc bố trí, phân cơng KSV giải quyết án hình sự trong mợt số vụ án cịn chưa phù hợp với năng lực, trình đợ; chưa phân cơng đủ số lượng KSV, KTV hoặc phân cơng KSV khơng đủ năng lực, trình đợ để giải quyết đối với những vụ án lớn, phức tạp hoặc phân cơng KSV khơng đủ khả năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá hồ sơ, tài liệu, tổng hợp nội dung để đề ra YCĐT đảm bảo chất lượng, thậm chí có trường hợp đề ra YCĐT khơng đúng hướng gây khó khăn cho hoạt đợng điều tra.
- Nguyên nhân từ năng lực, trình đợ, trách nhiệm của KSV.
+ Năng lực, trình đợ, kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ của mợt số KSV cịn hạn chế, không đồng đều. Nhiều KSV chưa chủ đợng nghiên cứu, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao năng lực, trình đợ để đáp ứng u cầu
thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới với địi hỏi ngày càng cao, trách nhiệm, quyền hạn ngày càng lớn hơn, cũng như các yêu cầu đối với các thao tác nghiệp vụ ngày càng nhiều hơn, chặt chẽ, cụ thể hơn.
+ Nhiều KSV chưa nắm chắc cấu thành, các dấu hiệu đặc trưng của tội phạm, các vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự về chức vụ, các quy định tố tụng hình sự nên đề ra YCĐT không đảm bảo chất lượng; khơng đúng hướng, tồn diện, triệt để; khơng sát với các tình tiết của vụ án hoặc không khả thi, bất hợp lý nên đã gây khó khăn cho hoạt đợng điều tra.
+ Nhiều KSV chưa nhận thức được vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đề ra YCĐT; ý thức trách nhiệm đối với công việc chưa cao. KSV chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ, tài liệu do CQĐT cung cấp để đề ra YCĐT, chưa bám sát tiến độ điều tra để chủ động phối hợp, đôn đốc ĐTV thực hiện; chưa thực hiện tốt chủ trương gắn công tố với hoạt động điều tra, phối hợp, “lăn lộn” với ĐTV để giải quyết án, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong q trình điều tra nhằm đảm bảo thực hiện YCĐT hoặc khi có khó khăn, vướng mắc mà ĐTV và KSV khơng giải quyết được nhưng không kịp thời báo cáo lãnh đạo hai đơn vị để bàn biện pháp giải quyết. Nhiều KSV chưa thực hiện đầy đủ các thao tác nghiệp vụ tố tụng theo quy định mới của BLTTHS năm 2015 như có mặt để kiểm sát các hoạt động khám xét, hỏi cung, lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra… hoặc trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra; những thao tác nghiệp vụ này hết sức quan trọng để một mặt KSV kiểm sát, đảm bảo các hoạt động điều tra đúng pháp luật, mặt khác, giúp KSV hiểu, nắm chắc và nhanh nội dung vụ án nhằm đề ra các YCĐT đầy đủ, kịp thời. Nhiều KSV chưa thực hiện đầy đủ quy định tại Khoản 5 Điều 88 BLTTHS năm 2015 để yêu cầu ĐTV gửi đầy đủ, đúng thời hạn các biên bản, tài liệu thu thập được để đóng dấu bút lục, sao lưu tài liệu, lấy đó làm cơ sở nghiên cứu, kiểm sát điều tra chặt chẽ kết quả điều tra, kết quả thực hiện YCĐT của KSV.
Mợt số KSV có tư tưởng “đợi án, đợi kết quả điều tra”, sau khi VKS phê chuẩn lệnh, quyết định của CQĐT thì KSV cất hồ sơ kiểm sát vụ án vào tủ, đến khi kết thúc điều tra, CQĐT chuyển hồ sơ kết thúc mới tiếp tục nghiên cứu. Do đó, việc thu thập tài liệu chứng cứ, thực hiện các hoạt động tố tụng trong q trình điều tra KSV khơng nắm được đầy đủ để phát hiện cịn thiếu hay có mâu thuẫn để u cầu ĐTV, CQĐT thực hiện, khắc phục. Đến khi phát hiện thì phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, có trường hợp khơng thể khắc phục được.
2.3. Thực trạng thực hiện yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong giai đoạn điềutra vụ án hình sự về chức vụ tại tỉnh Đồng Nai