Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành

Một phần của tài liệu Yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai. (Trang 54 - 55)

- Lãnh đạo VKSND các huyện và lãnh đạo các đơn vị THQCT & KSĐT của VKSND tỉnh thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc đề ra YCĐT của KSV trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự về chức vụ ngay từ khi nhận được quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đảm bảo kịp thời, có chất lượng. Tăng cường xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch chuyên đề về nâng cao chất lượng, hiệu quả đối với YCĐT của KSV trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ.

- Khi nhận được thông báo về tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố vụ án về chức vụ, Lãnh đạo VKSND hai cấp phải kịp thời phân cơng, bố trí KSV giải quyết án phù hợp với năng lực, sở trường, trình đợ, kinh nghiệm thực tiễn của từng người. Đối với những vụ án chức vụ gây thiệt hại hoặc có nhiều người phạm tợi; có tính chất phức tạp, nhạy cảm…, cần bố trí đủ lực lượng KSV có năng lực, kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ THQCT và KSĐT giải quyết để phát huy thế mạnh trong việc đề ra YCĐT hoặc đối với một số loại tội phạm cần chú ý YCĐT thu thập tài liệu, chứng cứ để có đủ căn cứ phân biệt với các tợi phạm khác, ví dụ: Tợi Tham ơ tài sản với Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Tội Lạm quyền trong khi thi hành công vụ với Tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành cơng vụ… để bảo đảm YCĐT có chất lượng, góp phần giải quyết vụ án nhanh chóng, chính xác, đúng quy định của pháp luật;

- Đối với những vụ án về chức vụ có nhiều khó khăn, phức tạp, Lãnh đạo phải chủ động yêu cầu KSV báo cáo và trực tiếp kiểm tra tài liệu chứng cứ khi cần thiết, có thể phê duyệt bản YCĐT trước khi KSV ký ban hành. Khi KSV gặp khó khăn, vướng mắc trong việc xây dựng bản YCĐT, Lãnh đạo cùng KSV nghiên cứu và có chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, kịp thời đối với KSV, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong q trình giải quyết vụ án. Đối với những vụ án về chức vụ mà bị can phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; khó khăn, vướng mắc trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ, quan điểm khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, lãnh đạo cần phát huy tối đa trí tuệ tập thể (như họp tập thể lãnh đạo, KSV các phòng nghiệp vụ, họp Uỷ ban kiểm sát đối với VKS cấp tỉnh, họp tập thể lãnh đạo và KSV có năng lực đối với VKS cấp huyện) để cùng bàn bạc, tháo gỡ.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với KSV trong quá trình đề ra YCĐT để xem xét kịp thời điều chỉnh, bổ sung YCĐT cho phù hợp với q trình điều tra; có quy định cụ thể về trách nhiệm của KSV khi chưa đề ra YCĐT sát đúng, có chất lượng; chưa yêu cầu ĐTV phải chứng minh, làm rõ những nợi dung, tình tiết quan trọng trong vụ án; chưa bám sát tiến độ điều tra vụ án nên chưa kịp thời phát hiện những tình tiết mới phát sinh để YCĐT bổ sung, không giám sát việc thực hiện YCĐT của ĐTV v.v… dẫn đến vụ án bị kéo dài hoặc phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, án bị huỷ vì thiếu chứng cứ hoặc có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; thường xuyên tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm, đánh giá vào điểm thi đua của đơn vị, cá nhân KSV và lãnh đạo phụ trách trong công tác thi đua cuối năm, cũng như trong công tác đánh giá và bổ nhiệm lại cán bộ.

3.5. Tăng cường quan hệ phối hợp giữa Kiểm sát viên và Điều tra viên, giữa Việnkiểm sát và Cơ quan điều tra 02 cấp tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự về chức vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai. (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w