II. Giải pháp giáo dụcmột số kỹ năng sống cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh
1. Giáodục kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động trải nghiệm
1.4. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Giáo dụckỹ năng giao tiếp cho học sinh THPT thơng qua Hội thi
rung chng vàng tìm hiểu về sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên,
được tổ chức như sau:
23 - Với ý tưởng rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp, nâng cao nhận thức về sức khỏe, hiểu biết về luật hôn nhân cho học sinh qua hoạt động trải nghiệm bằng hội thi thiết thực và bổ ích, trường THPT Kỳ Sơn kết hợp với trung tâm y tế huyện và đơn vị Huyện đoàn, tổ chức hội thi tìm hiểu về sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên cho học sinh toàn trường. Hội thi được tổ chức nhằm đa dạng hóa hình thức giáo dục, tạo ra sân chơi hấp dẫn, thú vị cho học sinh THPT trên địa bàn.
- Tên hoạt động trải nghiệm: Hội thi rung chuông vàng tìm hiểu về sức khỏe sinh
sản vị thành niên và thanh niên.
Bước 2. Xây dựng nội dung, mục tiêu, hình thức của hoạt động
- Nội dung: Hội thi nhằm giáo dục kỹ năng giao tiếp, giáo dục những tri thức,
hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên cho học sinh THPT. Nội dung được xây dựng như sau:
+ Hệ thống câu hỏi về sức khỏe sinh sản vị thành niên (Phụ lục 2)
+ Các tiết mục văn nghệ (5 tiết mục: múa, hát, kịch) có nội dung giáo dục giới tính, luật hơn nhân gia đình, nạn tảo hơn…
- Mục tiêu:
+ Giáo dục kỹ năng giao tiếp qua hình thức trải nghiệm.
+ Hiểu biết đúng đắn những kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên, để từ đó biết bảo vệ bản thân, thiết lập được các hành vi đúng chuẩn mực.
+ Qua hội thi học sinh được trải nghiệm, tích lũy tri thức và rèn luyện các kỹ năng sống thiết thực cho bản thân.
- Hình thức của hoạt động:
Trải nghiệm trả lời các câu hỏi của chương trình bằng hình thức rung chng vàng.
Bước 3. Xác định thời gian, không gian
- Thời gian: 19h 30 phút, tối thứ 7 (dự trù tổng thời gian cho hoạt động từ 19h 30 phút đến 22h 00 phút).
- Không gian: sân trường
Bước 4. Chuẩn bị cho hoạt động (công tác chuẩn bị của ban tổ chức và học sinh)
- Ban tổ chức:
+ Chuẩn bị về nội dung: câu hỏi cho các thí sinh tham gia hội thi ( 50 câu trong phần phụ lục 1), các câu hỏi cho khán giả, các tiết mục văn nghệ, các tài liệu cần thiết liên quan đến các chủ đề của hội thi.
24 + Lấy danh sách học sinh tham hội thi.
+ Cơ sở vật chất: bàn ghế, âm thanh, đạo cụ, phục trang, ánh sáng, tranh ảnh, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, máy tính, máy chiếu, maket, phông bạt rung chuông vàng được kẻ ô và đánh số (từ số 1 đến số 100).
+ Kinh phí cho việc tổ chức hoạt động.
+ Chuẩn bị công tác an ninh (thực hiện ban đêm).
- Chuẩn bị của học sinh:
+ Đọc các tài liệu tham khảo về sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên. + Trang phục tham gia dự thi.
+ Bảng con, bút lông.
+ Cổ động viên là học sinh toàn trường.
Bước 5. Lập kế hoạch chi tiết hệ thống hóa các hoạt động cụ thể trên bản giấy
(Phụ lục 3)
- Phân công nhiệm vụ cho các tổ, nhóm, cá nhân và thời gian hồn thành cơng tác chuẩn bị.
- Thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động, những lực lượng mời tham gia hoạt động.
- Những hoạt động của giáo viên và học sinh với sự tương tác tích cực trong quá trình tổ chức hoạt động.
* Lưu ý: Kế hoạch phải cụ thể và phân công nhiệm vụ rõ ràng
Bước 6: Kiểm tra, điều chỉnh và hồn thiện chương trình hoạt động.
Sau khi hồn thành kế hoạch trên bản giấy, ban tổ chức và các thành viên thực hiện các công tác chuẩn bị cho hoạt động. Kịp thời bổ sung và điều chỉnh kế hoạch để hoạt động được tiến hành tốt nhất. Như khi chuẩn bị cho hoạt động cần phải xem trước thời tiết và Ban tổ chức đã quyết định căng phông bạt, rạp che mưa để chương trình được diễn ra theo kế hoạch đã định.
Bước 7: Tiến hành các hoạt động nội dung trải nghiệm theo kế hoạch.
- MC lên giới thiệu về chương trình, mục đích và hình thức của chương trình. - Trưởng ban tổ chức lên khai mạc chương trình (ngắn gọn, súc tích).
- MC mời học sinh tham gia (đã có danh sách 100 em) lên ngồi đúng số báo danh (các ô số) và đưa theo bút lông, bảng con.
- Giới thiệu và mời ban giám khảo và ban cố vấn chương trình.
- MC thơng qua luật chơi và lần lượt cho học sinh trả lời từng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn, các câu hỏi của chương trình được chia làm 3 phần nội dung kiến thức:
25 các câu hỏi hiểu biết về giới tính, câu hỏi về tri thức về chăm sóc sức khỏe của tuổi vị thành niên và thanh niên, câu hỏi tìm hiểu pháp luật về xâm hại tình dục, nạn tảo hơn… Và các câu hỏi đó đã được sự tham mưu, cố vấn của ban dân số, trung tâm y tế huyện (phần phụ lục 2).
- Học sinh trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lên bảng con trong thời gian quy định của chương trình, địi hỏi học sinh phải tư duy, phản ứng nhanh và bảo vệ được đáp án của mình khi Ban tổ chức hỏi các vấn đề xung quanh câu trả lời. - Giữa các câu hỏi của phần thi của các thí sinh, sẽ có các câu hỏi cho khán giả về các nội dung về giáo dục nhận thức cho học sinh tuổi vị thành niên về các vấn đề giới tính, nạn tảo hơn…
- Có các tiết mục văn nghệ (hát, múa, kịch…) có nội dung liên quan đến giáo dục giới tính, nạn tảo hơn cho học sinh.
- Học sinh ở lại cuối cùng trên sàn đấu là học sinh chiến thắng. - Thơng báo kết quả và kết thúc chương trình.
Hình ảnh học sinh tham gia hội thi
Ví dụ 2: Giáo dụckỹ năng giao tiếp thông qua họat động trải nghiệm sáng tạo “Hương vị tết Kỳ Sơn” được tổ chức như sau:
26 - Với ý tưởng nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh người dân tộc thiểu số vùng cao Kỳ Sơn, kết hợp giáo dục cho học sinh về truyền thống văn hóa của dân tộc, hiểu biết thêm nét đẹp, bản sắc văn hóa của quê hương và chào đón xuân Tân Sửu 2021, trường THPT Kỳ Sơn tổ chức chương trình hoạt động ngoại khóa trải nghiệm sáng tạo Hương vị tết Kỳ Sơn. Hoạt động sẽ tổ chức các trò chơi ngày tết, ẩm thực gắn với nét văn hóa của con người và mảnh đất Kỳ Sơn, tạo ra sân chơi thú vị, trải nghiệm thực tế cho học sinh toàn trường.
- Tên hoạt động trải nghiệm: Hoạt động ngoại khóa trải nghiệm sáng tạo “Hương vị tết Kỳ Sơn”.
Bước 2. Xây dựng nội dung, mục tiêu, hình thức của hoạt động
- Nội dung: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo Hương vị tết Kỳ Sơn với nội dung
giáo dục gắn với địa phương, giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Nội dung được xây dựng như sau:
+ Các trò chơi dân gian gắn với địa phương: ném còn, ném pao, nhảy sạp,… + Trải nghiệm ẩm thực ngày tết của quê hương qua các món bánh mang nét đặc trưng của dân tộc Thái, Hmông, Khơ mú ở miền tây Nghệ An: bánh sừng trâu, bánh lá, bánh sắn, bánh ngô…
+ Các tiết mục văn nghệ có nội dung ca ngợi quê hương đất nước, khơng khí tết của con người và mảnh đất Kỳ Sơn.
- Mục tiêu giúp học sinh :
+ Giáo dục kỹ năng giao tiếp qua hình thức trải nghiệm sáng tạo gắn với cuộc sống sinh hoạt, văn hóa bản địa của các em.
+ Hiểu được những giá trị văn hóa, nét đặc sắc về phong tục, tập quán của dân tộc mình. Từ đó bời đắp tình u quê hương đất nước, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy.
+ Tạo ra sân chơi lành mạnh, thú vị, bổ ích và nạp thêm ng̀n năng lượng lạc quan, năng động, sáng tạo cho các em.
- Hình thức của hoạt động:
Tổ chức 3 đội của 3 khối trải nghiệm thực hành nấu các món ăn truyền thống và tham chơi các trò chơi dân gian, các câu hỏi liên quan đến nội dung chương trình.
Bước 3. Xác định thời gian, không gian
- Thời gian: 7h 30 phút, sáng chủ nhật (dự trù tổng thời gian cho hoạt động từ 7h 30 phút đến 10h).
- Không gian: sân trường
27
- Ban tổ chức:
+ Chuẩn bị về nội dung: Hình thức và luật chơi cho từng hoạt động từ ẩm thực đến các trò chơi, các câu hỏi cho khán giả, các tiết mục văn nghệ, các tài liệu cần thiết liên quan đến chủ đề trải nghiệm.
+ Cơ sở vật chất: bàn ghế, âm thanh, đạo cụ, phục trang, ánh sáng, tranh ảnh, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, máy tính, máy chiếu, maket.
- Chuẩn bị của học sinh:
+ Chuẩn bị các ý tưởng, cơng thức, ngun liệu làm món bánh của dân tộc mình. + Trang phục: mặc đúng trang phục của dân tộc các em: Thái, Hmông, Khơ mú. + Tìm hiểu luật chơi của các trị chơi ném còn, ném pao, nhảy sạp…
Bước 5. Lập kế hoạch chi tiết hệ thống hóa các hoạt động cụ thể trên bản giấy
(Phụ lục 4)
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm, từng thành viên cụ thể theo nội dung của hoạt động.
- Dự trù kinh phí của từng mục và tổng của cả hoạt động.
Bước 6: Kiểm tra, điều chỉnh và hồn thiện chương trình hoạt động.
Ban tổ chức sẽ tiến hành kiểm tra lại kế hoạch hoạt động và tiến hành các cơng tác chuẩn bị. Trong q trình đó sẽ có những vấn đề phát sinh, thay đổi cần điều chỉnh cho phù hợp nhất để chương trình được tiến hành theo đúng kế hoạch và thành công.
Bước 7: Tiến hành các hoạt động nội dung trải nghiệm theo kế hoạch.
- MC lên giới thiệu về chương trình, mục đích và hình thức của chương trình. - Trưởng ban tổ chức lên khai mạc chương trình (ngắn gọn, súc tích).
MC mời học sinh tham gia lên sân khấu, chia thành các đội chơi giữa các khối với nhau.
- Giới thiệu và mời ban giám khảo và ban cố vấn chương trình.
- MC thơng qua luật chơi và lần lượt cho các đội chơi tham gia trải nghiệm thực hành làm các món ăn đặc trưng trong ngày tết cổ truyền của dân tộc, các món ăn đặc trưng của đồng bào người Thái, Khơ Mú, Hmông trong những ngày tết và chơi các trò chơi dân gian quen thuộc (nhảy sạp, ném còn, ném pao…).
- Xen lẫn giữa các hoạt động sẽ là các tiết mục văn nghệ chủ đề về tết cổ truyền của dân tộc.
- Kết thúc chương trình, MC thơng báo điểm thi giữa các đội và có thể cho 1 vài học phát biểu cảm tưởng về những điều nhận thức được thông qua các hoạt động trên.
28
Học sinh tham gia trải nghiệm
1.5. Kết quả thực hiện
Nhìn lại quá trình trải nghiệm thực tế và theo dõi kết quả của việc áp
dụng giải pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp thông qua hoạt động trải nghiệmHội
thi rung chng vàng tìm hiểu về sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên, Hương vị tết Kỳ Sơn như sau: phần lớn các em đã có những sự thay đổi trong quá trình giao tiếp; học sinh trả lời được các câu hỏi của chương trình, bày tỏ quan niệm, ý kiến của bản thân và giao lưu học hỏi với các bạn. Những học sinh đờng bào dân tộc ít người mạnh dạn hịa đờng và thân thiện: nói năng lưu lốt, đúng chính tả. Điều đó giúp các em vượt qua được rào cản mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp…
Học sinh rất hào hứng trả lời các câu hỏi và nhiệt tình tham gia trải nghiệm các trị chơi của chương trình. Qua đó các em biết cách lắng nghe, mạnh dạn làm quen, quan tâm đến cảm xúc của người khác, nói năng mạch lạc, trơi chảy, biết nhìn nhận và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và nhất là có thái
29 độ sống vui vẻ, lạc quan. Đồng thời, khi tham gia các hoạt động trải nghiệm Hội
thi rung chng vàng tìm hiểu về sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên
các em có thêm kiến thức cơ bản để tự bảo vệ mình trước những tác động tiêu
cực của tập quán lạc hậu và các tai tệ nạn xã hội. Từ đó nâng cao được nhận thức của các em trong việc chăm sóc bản thân và sức khỏe giới tính và nói khơng với nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Với hoạt động trải nghiệm
Hương vị tết Kỳ Sơn học sinh được giao lưu học hỏi trau dời kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng quan sát, bày tỏ ý kiến nhận thức của bản thân về các phong tục tập quán của dân tộc. Cũng qua các hoạt động ấy, các em còn được tự mình thực hành nấu các món ăn truyền thống của dân tộc mình trong ngày tết, được chơi những trò chơi đậm nét văn hóa dân gian của vùng cao xứ Nghệ; bời đắp tình yêu quê hương đất nước, giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mình.