II. Giải pháp giáo dụcmột số kỹ năng sống cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh
2. Giáodục kỹ năng chia sẻ thông qua hoạt động thiện nguyện
2.5. Kết quả thực hiện
Học sinh khi tham các hoạt động thiện nguyện luôn cảm thấy vui và hạnh phúc, bởi các em đã làm được việc tốt, đã giúp đỡ được những người xung quanh. Đó là “phần thưởng” lớn nhất mà các em nhận được khi tham gia các hoạt động này.
Thông qua hoạt động thiện nguyện, các học sinh tham gia đều rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm quý báu: để hồn thành được cơng việc tốt nhất cần có sự hợp tác, tương trợ giữa các nhóm; để giúp đỡ những người khó khăn thì phải chia sẻ, u thương.Chính vì thế, nhờ những hoạt động thiện nguyện mà các em học sinh ý thức được giá trị của cuộc sống, giá trị của tình người. Hoạt động này ngày càng có nhiều học sinh tham gia, bởi chỉ có trải nghiệm, chỉ có thực hành thì các em mới thấy được ý nghĩa của việc mình làm, để từ đó sống tốt hơn, nhân ái và thiện lương hơn.
38 Hoạt động thiện nguyện ngày càng được tổ chức với nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Như chương trình “Trường giúp trường” của sở GD&ĐT Nghệ An, các trường miền xi qun góp sách vở, quần áo, bàn ghế và những suất học bổng để giúp đỡ cho các bạn học sinh ở các trường miền núi.
Và hoạt động tiếp sức mùa thi 2020 của các em học sinh trường THPT Kỳ Sơn đã được các trang báo đưa tin. Trong đó hoạt động nấu 900 suất cơm miễn phí cho các thí sinh nghèo đã để lại nhiều cảm xúc, lịng biết ơn của các thí sinh dự thi. Đó cũng là niềm vui, niềm hạnh phúc, sự trải nghiệm bổ ích của các học sinh tham gia hoạt động thiện nguyện này: báo Dân trí đưa tin “Nghệ An Những suất cơm ấm lòng sỹ tử vùng cao” (https://dantri.com.vn/), ngày 18/07/2020;
báo Đoàn thanh niên Việt Nam đã viết “Nghệ An Đồng hành cùng các sĩ tử
trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT”(http://doanthanhnien.vn/), ngày
22/07/2020 và Đài truyền hình Nghệ An đã phát những hình ảnh các thí sinh được nhận những suất cơm tình nghĩa của đội thiện nguyện trong ngày thi TN THPT (NTV Đài PT-TH Nghệ An, ngày 10/08/2020).
Hiện nay, phong trào làm việc thiện và tham gia các hoạt động thiện nguyện không chỉ ở trường THPT mà đã được duy trì ở hầu hết các trường, các cấp học và được đông đảo học sinh hưởng ứng, phụ huynh quan tâm, chia sẻ. Tùy theo điều kiện thực tế mà mỗi trường có những hoạt động thiết thực vừa phù hợp với đối tượng học sinh, đồng thời mang tới những hiệu ứng lan tỏa tinh thần làm việc thiện của các em. Đó có thể là phong trào tiết kiệm tiền ăn sáng nuôi heo đất tạo quỹ giúp bạn nghèo; phong trào 1.000 đồng mua xe đạp tặng học sinh có hồn cảnh khó khăn; hay vào dịp Tết Nguyên đán, nhiều trường tổ chức cho học sinh gói bánh chưng vừa để các em có thêm những hoạt động bổ ích, vừa làm quà Tết tặng cho những học sinh nghèo… Những món quà tuy nhỏ về giá trị vật chất nhưng lại có giá trị tinh thần to lớn, giúp các học sinh nghèo có thêm niềm vui, động lực để tiếp tục tới trường. Với đa số học sinh, các em tham gia phong trào từ thiện hoặc các việc làm thiện nguyện đều xuất phát từ cái tâm trong sáng, muốn được chia sẻ và giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn. Trong hoạt động thiện nguyện của các em học sinh đã xuất hiện rất nhiều những câu chuyện về tình người, hay sự cố gắng vươn lên khiến nhiều người cảm động. Từ đó, giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa của việc mình đã và đang làm, có thêm niềm vui, sự hứng khởi để làm những việc có ích cho đời, để hồn thiện nhân cách và lối sống. Đó là kết quả ngồi sự mong đợi của những nhà giáo dục, bởi học sinh đã biết sống chia sẻ yêu thương, biết hợp tác với nhau để cơng việc được hồn thành tốt nhất, biết quan tâm, giúp đỡ với những người xung quanh mình.