Yêu cầu bảo đảm hiệu quả định tội danh đúng đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 59 - 65)

tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Thành phố Hồ Chí Minh

Từ những phân tích về thực trạng nguyên nhân xảy ra tội phạm, thực tiễn công tác định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Thành phố Hồ Chí Minh thì để việc định tội danh đúng, đòi hỏi phải bảo đảm các yêu cầu sau:

Một là, hoạt động định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài

sản phải bảo đảm quyền con người.

Quyền con người là các quyền tự nhiên, vốn có của con người, khơng do ai ban phát. Quyền con người được áp dụng bình đẳng giữa người với người khơng phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, biên giới. Quyền con người là một khái niệm rộng hơn khái niệm quyền công dân, “quyền công dân” được hiểu là “quyền của người công dân được thừa nhận, bao gồm quyền tự do dân chủ và các quyền kinh tế văn hóa - xã hội” [39], khái niệm quyền công dân xuất hiện sau quyền con người và gắn liền với sự ra đời của nhà nước tư sản và còn tồn tại đến ngày nay. Tại Việt Nam, trước Hiến pháp năm 2013, quyền con người được cụ thể hóa bằng quyền cơng dân, quyền con người đồng nhất với quyền công dân.

Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 ra đời, đã có sự thay đổi quan trọng về quyền con người, quyền công dân, tách bạch giữa quyền con người và quyền công dân. Không chỉ công dân Việt Nam mà tất cả mọi người, kể cả người nước ngoài, người khơng có quốc tịch có mặt trên lãnh thổ Việt Nam cũng được Hiến pháp và pháp luật Việt Nam bảo đảm. Quyền con người được quy định trong Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam: Quyền con người vừa là động lực vừa là mục tiêu phát triển của đất nước, nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Hiến pháp năm 2013 là căn cứ pháp lý cao nhất để bảo vệ quyền con

Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 cũng đã cụ thể hóa vấn đề quyền con người tại Hiến pháp năm 2013. Tại Điều 1 Bộ luật Hình sự đã khẳng định rằng: Nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự là nhằm bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền cơng dân. Theo tinh thần đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có nhiều quy định thể hiện tinh thần nhân đạo như độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, bổ sung các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, sửa đổi, bổ sung các quy định trong phần các tội phạm theo hướng tăng cường bảo vệ quyền con người, nhất là nhóm yếu thế, dễ tổn thương... [21].

Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 hiện hành ln đặt ra vấn đề bảo đảm quyền con người trong hoạt động định tội danh các loại tội phạm nói chung và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng. Cụ thể như: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã khẳng định rằng nhiệm vụ bảo vệ quyền con người là một trong các nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng Hình sự, hồn thiện hơn các nguyên tắc tố tụng hình sự đặc biệt là các nguyên tắc liên quan trực tiếp đến bảo vệ quyền con người, hoàn thiện các quy định về các thời hạn tố tụng để bảo đảm quyền của người bị buộc tội được Tịa án xét xử nhanh chóng, kịp thời…

Hai là, hoạt động định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài

sản phải bảo đảm chính sách hình sự. Nội dung của u cầu này đó khơng hình sự hóa, tội phạm hóa các quan hệ dân sự, kinh tế; Không làm cản trở sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế là sự can thiệp một cách trái pháp luật của các cơ quan tố tụng lên các các giao dịch dân sự, kinh tế và làm xâm hại đến các chủ thể trong các quan hệ dân sự, kinh tế. Các hành vi vi phạm nghĩa vụ từ các giao dịch dân sự, kinh tế không cấu thành tội phạm nhưng bị khởi tố, điều tra, truy tố hoặc xét xử theo pháp luật hình sự và tố tụng hình sự là một hiện tượng mà trong một thời gian dài trước đây đã gây ra nhiều bức xúc trong xã hội, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của con người, gây mất niềm tin đối với nền tư pháp.

Điều 11 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thơng qua và có hiệu lực từ ngày 23/3/1976 thì: “Khơng ai bị

bỏ tù chỉ vì lý do khơng có khả năng hồn thành nghĩa vụ theo hợp đồng”. Điều này

cho thấy từ rất sớm, thế giới đã có cơ chế bảo vệ sự vận động bình thường của các giao dịch dân sự, kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của các giao dịch dân sự, làm lành mạnh môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp.

Ba là, hoạt động định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài

sản phải bảo đảm yêu cầu thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phịng, chống tội phạm đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Phòng, chống tội phạm là cụm từ viết tắt của việc phòng ngừa tội phạm và đấu tranh chống tội phạm. Theo đó, phịng ngừa tội phạm là việc các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhân trong xã hội thực hiện nhiều biện pháp khác nhau nhằm ngăn chặn, hạn chế và loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Đấu tranh chống tội phạm là các hoạt động phát hiện và xử lý tội phạm bao gồm như điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Khác với phịng ngừa tội phạm, hoạt động chống tội phạm được tiến hành khi đã có tội phạm xảy ra, có đối tượng hướng tới là tội phạm đã xảy ra, còn hoạt động phòng ngừa tội phạm là các hoạt động nhằm mục đích không để cho tội phạm xảy ra. Chống tội phạm là một mặt khác của phòng ngừa tội phạm, là một bộ phận khơng thể thiếu của phịng ngừa tội phạm. Phòng ngừa tội phạm và đấu tranh chống tội phạm là hai hoạt động có tính độc lập với nhau nhưng có mối quan hệ vơ cùng chặt chẽ với nhau.

Phòng, chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra. Trong bối cảnh tình hình tội phạm diễn biến phức tạp về tính chất thì vấn đề phịng, chống tội phạm càng trở nên cấp thiết. Đồng thời đây là một nhiệm vụ lâu dài, địi hỏi phải kiên trì và có những chính sách thực sự phù hợp để vừa bảo đảm được sự phát triển kinh tế xã hội, vừa giảm thiểu được các hệ quả tiêu cực từ sự phát triển đó là tội phạm và các tệ nạn xã hội. Mục tiêu chung của các chủ trương chính sách về phịng, chống tội phạm là nhằm thực hiện Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người.

Cơng tác phịng chống tội phạm địi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa cơng tác phịng chống tội phạm và nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Cơng tác phịng chống tội phạm cũng đòi hỏi phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn dân, tồn xã hội.

Trong thời gian qua các tội phạm có tính chất chiếm đoạt nói chung và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đã và đang tăng về số lượng, phức tạp về thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi hơn. Để phòng chống hiệu quả đối với loại tội phạm này, Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp, chủ trương, chính sách và pháp luật quy định cụ thể về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tuy vậy vẫn còn nhiều vấn đề phải hoàn thiện, đồng thời cần chú trọng hơn công tác tuyên truyền, phồ biến, giáo dục pháp luật về phòng ngừa tội phạm như cán bộ làm công tác tuyên truyền phải có kỹ năng, chế độ phù hợp, hình thức tuyên truyền phải phong phú, phạm vi tuyên truyền phải rộng để từng cá nhân trong xã hội được nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và việc tuyên truyền về phòng chống tội phạm phải thường xun.

Có thể khẳng định chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phòng chống tội phạm là vấn đề cả xã hội quan tâm và chưa bao giờ giảm tính cấp bách. Hoạt động định tội danh đối với các loại tội phạm nói chung và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng khơng những phải tn thủ đúng các quy định của pháp luật mà còn phải phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về cơng tác phịng, chống tội phạm.

Bốn là, hoạt động định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài

sản phải bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, trong đó tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, nhân viên nhà nước và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện Hiến pháp, pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của tập thể, của cơng dân đều bị xử lý theo pháp luật [9].

Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc bao trùm nhất trong tố tụng hình sự cũng như hoạt động định tội danh, được thể hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, từ những quy định chung cho đến những quy định cụ thể. Nguyên tắc pháp chế cũng là tiền đề cho việc thực hiện các nguyên tắc khác trong việc định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Những đặc trưng cơ bản của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

- Pháp chế có tính thống nhất, tức là vấn đề nhận thức, hiểu và áp dụng pháp luật phải thống nhất, khơng được mâu thuẫn, chồng chéo. Tính thống nhất cũng địi hỏi sự sáng tạo, nhưng là sự sáng tạo trong khuôn khổ pháp luật.

- Pháp chế có tính hợp lý, biểu hiện bằng sự phù hợp với pháp luật với những đòi hỏi của đời sống xã hội. Nếu pháp luật thể hiện được các giá trị xã hội, là ý chí của đơng đảo quần chúng nhân dân thì pháp luật có tính hợp lý.

- Pháp chế khơng có tính ngoại lệ, khi pháp luật đã ban hành, ai cũng phải thực hiện, nếu vi phạm pháp luật thì đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Pháp chế gắn liền với dân chủ, mọi người đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Chủ nghĩa xã hội không thể tồn tại và phát triển được nếu thiếu dân chủ và dân chủ không thể thực hiện được một cách đầy đủ nhất nếu không thể hiện bằng hệ thống pháp luật.

Tinh thần thượng tôn pháp luật là kim chỉ nam cho hoạt động định tội danh của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Người có thẩm quyền định tội danh chỉ được làm những điều mà pháp luật quy định, nhằm tránh sự tùy tiện trong hoạt động định tội danh làm xâm phạm quyền con người. Tinh thần thượng tơn pháp luật cũng địi hỏi Tịa án khi định tội danh đối với tội phạm nói chung và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng phải bảo đảm tính độc lập, là sự độc lập trong sự tuân thủ các quy định của pháp luật.

Nội dung đầu tiên của nguyên tắc pháp chế là tính hợp pháp của các hoạt động định tội danh, có nghĩa hoạt động định tội danh phải được tiến hành theo quy

định của pháp luật. Nội dung khác của nguyên tắc pháp chế còn đòi hỏi phải bao gồm ý thức pháp luật và niềm tin của những người tiến hành tố tụng. Trình độ văn hoá của những những người tiến hành tố tụng càng cao, ý thức trách nhiệm càng tốt thì việc thực hiện pháp luật càng chính xác và thống nhất.

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động định tội danh nhằm bảo đảm cho hoạt động này được thực hiện được đúng đắn kịp thời, bảo vệ được quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, đồng thời tránh việc hạn chế các quyền con người, quyền công dân trái pháp luật.

Năm là, hoạt động định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt

tài sản phải bảo đảm yêu cầu hội nhập quốc tế.

Việt Nam hiện nay đang trong q trình hội nhập một cách tồn diện với tất cả các quốc gia trên thế giới. Đó là cơ hội để Việt Nam thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, học tập những điều hay của bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì việc hội nhập quốc tế cũng tạo ra những thách thức với sự gia tăng về tội phạm, trong đó có yếu tố xun quốc gia. Trước tình hình đó, hoạt động định tội danh địi hỏi khơng những phải đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật Việt Nam mà cịn phải bảo đảm phù hợp với các ký kết mà Việt Nam đã thỏa thuận với các quốc gia khác trên thế giới.

Vừa qua, Việt Nam cũng đã ký kết nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự với nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia vào pháp luật hình sự Việt Nam, hồn chỉnh hơn hệ thống pháp luật hình sự của Việt Nam để phù hợp với các quy định của quốc tế. Đây là một vấn đề khó khăn nhưng là cần thiết, bởi việc thay đổi này phải đồng thời vừa bảo đảm yêu cầu bảo vệ pháp lý, an ninh trật tự quốc gia, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội Việt Nam vừa bảo đảm phù hợp với quy tắc chuẩn mực chung của quốc tế, đáp ứng yêu cầu của việc hội nhập quốc tế.

Năm là, hoạt động định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản phải bảo đảm yêu cầu cải cách tư pháp

Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đặt ra với mục tiêu: “Xây dựng nền tư pháp trong

sạch, vững mạnh, dân chủ,nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao” [2].

Một trong những yêu cầu được đặt ra trong cơng cuộc cải cách tư pháp nói chung và cải cách tư pháp hình sự đó là việc cải cách tư pháp được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, tuân thủ các chủ trương, chính sách của Đảng. Một nền tư pháp hình sự được hướng đến đó là nền tư pháp bảo vệ được cơng lý, bảo vệ quyền con người, luôn truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, không để xảy ra oan sai nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm.

Cải cách tư pháp hình sự cũng tập trung vào việc cải cách hệ thống các cơ quan tư pháp như củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ các cơ quan như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam và cơ quan thi hành án hình sự. Cải cách tư pháp hình sự cũng yêu cầu cần phải đổi mới về con người, yêu cầu về một đội ngũ cán bộ Điều tra viên,

Một phần của tài liệu Định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)