2.1. Tình hình có liên quan đến hoạt động định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1. Thực trạng tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
Về điều kiện tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vị trí “ngã tư” giữa các con đường hàng hải quốc tế, đã trở thành tâm điểm của khu vực Đơng Nam Á. Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thơng nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 16 quận và 5 huyện và một thành phố.
Về quy mô dân số: Theo thống kê của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh thì: Dân số của thành phố đến thời điểm 01/4/2019 là 8.8993.082 người. Bình quân một năm thành phố tăng khoảng 170.000 người bao gồm cả tăng tự nhiên và người nhập cư [41].
Về tốc độ phát triển kinh tế: Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trị quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm 22,2% tổng sản phẩm (GDP) và 27% tổng thu ngân sách của cả nước [16].
Với điều kiện kinh tế xã hội Thành phố Hồ Chí Minh vơ cùng phát triển, dân cư đơng đúc thì bên cạnh việc đời sống con người ngày nâng cao về vật chất lẫn tinh thần thì hệ lụy phát sinh là các tệ nạn xã hội, tội phạm cũng hết sức phức tạp trong đó có tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Cụ thể:
Trong 05 năm giai đoạn 2016- 2020, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều vụ án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với nhiều bị cáo. Theo số liệu thống kê thì từ các năm 2016 đến năm 2020 [25], tình hình tội phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản những năm gần đây tại Thành phố Hồ Chí Minh được khái quát như sau:
- Tổng số vụ án hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu được quy định tại Điều 168 đến Điều 180 Bộ luật Hình sự năm 2015 từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2020 là 6902 vụ với 10038 bị cáo. Trong đó:
+ Số vụ án hình sự đối với tội cướp tài sản: 332 vụ, 725 bị cáo, chiếm tỷ lệ 4,8% tổng số vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu.
+ Số vụ án hình sự đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản: 2 vụ, 2 bị cáo, chiếm tỷ lệ 0,003% tổng số vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu.
+ Số vụ án hình sự đối với tội cưỡng đoạt tài sản: 111 vụ, 274 bị cáo, chiếm tỷ lệ 1,6 %
+ Số vụ án hình sự đối với tội cướp giật tài sản: 1694 vụ, 2425 bị cáo, chiếm tỷ lệ 24,54% tổng số vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu.
+ Số vụ án hình sự đối với tội cơng nhiên cưỡng đoạt tài sản: 5 vụ, 6 bị cáo, chiếm tỷ lệ 0,007% tổng số vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu.
+ Số vụ án hình sự đối với tội trộm cắp tài sản: 3819 vụ, 5361 bị cáo, chiếm tỷ lệ 55,33% tổng số vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu.
+ Số vụ án hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: 580 vụ, 793 bị cáo, chiếm tỷ lệ 8,40% tổng số vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu.
+ Số vụ án hình sự đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: 170 vụ, 190 bị cáo, chiếm tỷ lệ 2,46%.
+ Số vụ án hình sự đối với tội chiếm giữ tài sản trái phép: 17 vụ, 18 bị cáo, chiếm tỷ lệ 0,024% tổng số vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu.
+ Số vụ án hình sự đối với tội sử dụng trái phép tài sản: 1 vụ, 1 bị cáo, chiếm tỷ lệ 0,001% tổng số vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu.
+ Số vụ án hình sự đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản: 169 vụ, 234 bị cáo, chiếm tỷ lệ 2,45% tổng số vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu.
+ Số vụ án hình sự đối với tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp: 2 vụ, 8 bị cáo, chiếm tỷ lệ 0,0028% tổng số vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu.
+ Số vụ án hình sự đối với tội vơ ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản: 0 vụ, 0 bị cáo, chiếm tỷ lệ 0% tổng số vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu.
Có thể thấy rằng, trong các tội xâm phạm sở hữu thì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có số vụ nhiều thứ 5/13, đứng sau các loại tội phạm như trộm cắp tài sản (1/13), tội cướp giật tài sản (2/13), tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (3/13), tội cướp tài sản (4/13) – Bảng 1.
Về bị cáo, số lượng các bị cáo phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhiều thứ 7/13 trong các tội xâm phạm sở hữu, đứng sau các tội trộm cắp tài sản (1/13), tội cướp giật tài sản (2/13), tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (3/13), tội cướp tài sản (4/13), tội cưỡng đoạt tài sản (5/13), tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (6/13) – Bảng 2.
Bảng 1: Số lượng các vụ án hình sự về tội phạm xâm phạm sở hữu giai đoạn 2016-2020
STT Loại tội phạm xâm phạm sở hữu Số lượng vụ án hình sự
Tỷ lệ
1 Tội trộm cắp tài sản 3819 55,33%
2 Cướp giật tài sản 1694 24,54%
3 Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 580 8,40%
4 Cướp tài sản 332 4,8%
5 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 170 2,46% 6 Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 169 2,45%
7 Cưỡng đoạt tài sản 111 1,6%
8 Tội chiếm giữ tài sản trái phép 17 0,024%
9 Công nhiên cưỡng đoạt tài sản 5 0,007%
10 Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
2 0,0028%
11 Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 2 0,0028%
12 Tội sử dụng trái phép tài sản 1 0,001%
Bảng 2: Số lượng các bị cáo phạm các tội xâm phạm sở hữu giai đoạn 2016-2020 STT Loại tội phạm xâm phạm sở hữu Số lượng
bị cáo Tỷ lệ
1 Tội trộm cắp tài sản 5361 53,41%
2 Cướp giật tài sản 2425 24,16%
3 Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 793 7,9%
4 Cướp tài sản 725 7,22%
5 Cưỡng đoạt tài sản 274 2,73%
6 Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 234 2,33 % 7 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 190 1,89%
8 Tội chiếm giữ tài sản trái phép 18 0,179 %
9 Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
8 0,079 %
10 Công nhiên cưỡng đoạt tài sản 6 0,06%
11 Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản 2 0,002%
12 Tội sử dụng trái phép tài sản 1 0,009 %
13 Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản 0 0 % Trong số 170 vụ án hình sự và 190 bị cáo bị truy tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tính trong năm năm từ 2016 đến năm 2020, tổng số tài sản thiệt hại là 132.400.000 đồng [25]. Trong đó, phân tích đặc điểm nhân thân các bị cáo đã xét xử thì thấy rằng:
+ Xét về tiêu chí nghề nghiệp thì khơng có bị cáo nào là cán bộ, cơng chức, khơng có bị cáo nào là đảng viên, có 1 bị cáo là khơng có nghề nghiệp.
+ Xét về tiêu chí giới tính thì có 9 bị cáo là nữ.
+ Xét về tiêu chí dân tộc thì có 4 bị cáo là người dân tộc thiểu số.
+ Xét về tiêu chí độ tuổi thì khơng có bị cáo nào là thuộc độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, có 6 bị cáo thuộc độ tuổi từ đủ 16 đến 18 tuổi, có 12 bị cáo thuộc độ tuổi từ đủ 18 đến 30 tuổi.
+ Xét về tiêu chí quốc tịch thì khơng có bị cáo là người nước ngồi. + Xét về tiêu chí nghiện ma túy thì khơng có bị cáo nào nghiện ma túy.
Hoặc phân tích đặc điểm nhân thân của người bị hại trong các vụ án hình sự nói trên thì khơng có bị hại nào nằm ở độ tuổi từ dưới 30 tuổi [25].
Như vậy có thể thấy rằng tình hình tội phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm