Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của những người tiến hành tố tụng

Một phần của tài liệu Định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 71 - 75)

người tiến hành tố tụng

Chất lượng của hoạt động định tội danh các loại tội phạm nói chung và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản suy cho cùng là do những người tiến hành tố tụng quyết định. Hoạt động định tội danh địi hỏi những người có thẩm quyền định tội danh phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm cao. Hoạt động định tội danh đòi hỏi phải được tiến hành một cách cẩn trọng, kỹ lưỡng và cả bản lĩnh, bảo đảm được tính độc lập chỉ tuân thủ các quy định của pháp luật. Để làm được điều này, cần có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất trình độ của những người tiến hành tố tụng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động định tội danh, tác giả có các kiến nghị sau đây:

- Một là, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội

ngũ những người tiến hành tố tụng trong các cơ quan tiến hành tố tụng như Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tịa án để có được một đội ngũ làm công tác định tội danh chất lượng, có bản lĩnh, có phẩm chất đạo đức chính trị vững vàng, có trình độ chun mơn, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động định tội danh các loại tội phạm nói chung và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng. Cần có chính sách khuyến khích những người làm cơng tác áp dụng pháp luật hình sự, định tội danh tự học tập, rèn luyện nâng cao kiến thức như chế độ hỗ trợ học phí, cử đi học...

Cần phải kết hợp việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức với việc đánh giá “đầu ra” là kết quả của của quá trình đào tạo. Cần phải thông qua việc kiểm tra trước và sau đào tạo, nhằm nắm bắt được những tiến bộ của công chức trước và sau đào tạo, đánh giá được chất lượng đào tạo để từ đó có đổi mới phương pháp đào tạo, cách dạy, cách học và chương trình đào tạo phù hợp.

Kết hợp với việc đào tạo, bồi dưỡng thì cũng cần thường xuyên tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, văn hóa pháp luật cho chính các cơng chức, cán bộ làm công tác định tội danh. Tạo điều kiện cử các cơng chức tham gia các chương trình đào tạo nâng cao trình độ chun mơn Thạc sĩ Luật, Tiến sỹ Luật hoặc các chương trình lý luận chính trị như Trung cấp Lý luận chính trị, Cao cấp Lý luận chính trị hoặc Cử nhân Chính trị trong nước.

Kết hợp với việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, cơng chức trong nước thì cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này như nghiên cứu thực tế ở nước ngoài, tham khảo, học tập kinh nghiệm định tội danh tại các giai đoạn khác nhau như điều tra, truy tố, xét xử tại các quốc gia khác…

- Hai là, phải có chế độ đãi ngộ thỏa đáng tốt đối với đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán để thu hút nhân tài. Những áp lực về thu nhập hiện nay đã vơ tình thúc đẩy tình trạng tham nhũng. Ví dụ như chức danh Thẩm phán, theo quy định hiện hành, Thẩm phán cũng chỉ được coi là công chức nhà nước như công chức các cơ quan khác là chưa tương xứng với vị thế cao quý của người Thẩm phán. Và như đã nói ở phần trên, hoạt động định tội danh phải bảo đảm yêu cầu của

cải cách tư pháp, điều này cũng có nghĩa rằng cần sửa đổi quy định, coi Thẩm phán là một chức danh tư pháp riêng có mức lương, chế độ riêng, nhằm tạo động lưc và đam mê cống hiến cho ngành tư pháp, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động định tội danh.

Cần cải cách chế độ tiền lương trên cơ sở xem xét tính chất lao động đặc thù của các chức danh tư pháp. Có thể tham khảo các chính sách tiền lương của Việt Nam trước đây như: Phụ cấp cư trú áp dụng đối với cán bộ, cơng chức chưa có nhà ở hoặc có nhà ở dưới diện tích tối thiểu nhà nước quy định (kế thừa kinh nghiệm cải cách tiền lương năm 1960 theo Nghị quyết ngày 27/4/1960 của Hội đồng Chính phủ) [11]; Phụ cấp ni gia đình áp dụng đối với trường hợp phải ni gia đình (kế thừa kinh nghiệm cải cách tiền lương năm 1960 theo Nghị quyết ngày 27/4/1960 của Hội đồng Chính phủ) [11]; Phụ cấp đắt đỏ áp dụng đối với các trường hợp làm việc ở khu vực có chỉ số giá sinh hoạt cao hơn chỉ số giá sinh hoạt bình quân của cả nước (kế thừa kinh nghiệm cải cách chính sách tiền lương năm 1985 theo Nghị định số 235-HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chế độ phụ cấp chênh lệch giá sinh hoạt theo vùng-khoản 2 Điều 5 [10]; tham khảo kinh nghiệm cải cách tiền lương theo Nghị định số 25-CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ về chế độ phụ cấp đắt đỏ) [5].

- Ba là, cần xây dựng một quy trình tuyển chọn Thẩm phán thực sự công

khai, minh bạch, có tính cạnh tranh. Cơ chế tuyển chọn Thẩm phán hiện nay cần phải mở rộng các nguồn từ điều tra viên, công tố viên, luật sư, kể cả những luật gia. Phải tạo ra được nhận thức của người công chức khi muốn trở thành Thẩm phán phải trải qua một quy trình tuyển chọn khắc khe, sự cạnh tranh bình đẳng thì mới xây dựng được đam mê, niềm tin với công việc của người công chức. Tác giả cho rằng từng công chức muốn trở thành Thẩm phán phải trải qua một kỳ thi tuyển cấp quốc gia là phù hợp.

- Bốn là, cần tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao kiến thức

pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, nâng cao ý thức trách nhiệm và nhận thức về vai trò của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử. Hoạt động xét xử vụ án hình sự,

đây là giai đoạn quan trọng trong hoạt động định tội danh, kết thúc quá trình định tội danh bằng các bản án của Tịa án theo đó quyết định một người có tội hay khơng có tội, và có tội thì tương ứng với mức độ phạm tội sẽ chịu trách nhiệm hình sự như thế nào. Thực tiễn hiện nay, đội ngũ Hội thẩm nhân dân chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của công tác định tội danh. Việc tham gia xét xử của hội thẩm nhân dân vẫn cịn mang tính hình thức và bị chi phối bởi Thẩm phán, thiếu tính chủ động.

- Năm là, phải khơng ngừng củng cố, hiện đại hóa cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng là các Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán. Điều này vốn dĩ là yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc trang bị cho công chức một môi trường làm việc chuyên nghiệp sẽ tạo động lực làm việc, phấn đấu hồn thành nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động định tội danh.

Từ tháng 12/2019 đến nay, dịch Covid -19 xuất hiện lây lan trở thành đại dịch mang tính tồn cầu, đến nay chưa có dấu hiệu suy giảm mà ngày càng trở nên phức tạp. Trước tình hình đó, đã đặt ra vấn đề cần tăng cường ứng dụng nhanh và triệt để công nghệ thông tin trong các hoạt động nói chung của cơ quan nhà nước và hoạt động định tội danh nói riêng. Cụ thể là cơng chức đều có máy tính làm việc, góp phần tạo mơi trường làm việc điện tử, sử dụng hệ thống thư điện tử để trao đổi thơng tin, họp trực tuyến, mơ hình tố tụng điện tử. Điều này làm tăng năng suất, hiệu quả công việc, tiết kiệm nhiều thời gian.

- Sáu là, cần xây dựng chế độ khen thưởng kịp thời nhằm khích lệ, động viên các cơng chức có thành tích tốt trong việc thực hiện nhiệm vụ. Song song đó, là phải kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm khắc những cán bộ có biểu hiệu thối hóa, biến chất, vi phạm pháp luật trong hoạt động định tội danh. Cần mạnh dạn đưa ra khỏi ngành các công chức khơng cịn đủ tiêu chuẩn về đạo đức hoặc hạn chế về năng lực.

- Bảy là, cần chú trọng công tác cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng và

rèn luyện phẩm chất chính trị cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động định tội danh là

phải nâng cao bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp cho những người thực hiện hoạt động định tội danh.

Một phần của tài liệu Định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)