So với quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 tại Điều 140 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định có các điểm mới và tiến bộ . Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản cần phải được hoàn thiện hơn nữa để việc áp dụng vào thực tiễn được dễ dàng hơn. Cụ thể:
Thứ nhất, về dấu hiệu định tội của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
quy định ở Khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015 cần được hướng dẫn cụ thể tình tiết “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại”. Như đã phân tích trên, việc xác định tài sản bị chiếm đoạt có phải là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hay khơng thực tiễn rất khó khăn, chủ yếu việc đánh giá tình tiết này qua lời khai của người bị hại, người làm chứng, tuy nhiên yếu tố lời khai có thể bị thay đổi trong quá trình định tội danh, gây khó khăn cho cơng tác định tội danh. Do đó, tác giả cho rằng pháp luật cần có hướng dẫn chi tiết về vấn đề này, bổ sung các căn cứ để xác định tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại như việc cần thiết phải có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về tính chất, cơng dụng của tài sản hay không chứ không thể đơn thuần chỉ căn cứ vào lời khai của bị hại. Tác giả cho rằng tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại là tài sản phải thỏa mãn các yếu tố như có phải đó là tài sản duy nhất để bị hại kiếm sống hay không, khi tài sản bị chiếm đoạt thì bị hại khơng cịn tài sản nào khác, làm cho bị hại và gia đình bị hại lâm vào tình trạng khó khăn.
Thứ hai, về dấu hiệu định tội của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
quy định ở Khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015 cần được hướng dẫn cụ thể về hành vi khách quan đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình khơng trả. Vấn đề này thực tiễn rất khó chứng minh, do người có ý định chiếm đoạt tài sản sẽ cố tình tẩu tán hết các tài sản bằng nhiều cách thức khác nhau. Do đó, pháp luật hình sự cần bổ sung các hướng dẫn cụ thể về tình tiết này. Theo tác giả thì điều kiện, khả năng trả lại tài sản chính là điều kiện về thu nhập, kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh,...được xác định bằng các tài sản gồm có tiền, vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Việc hành vi cố tình khơng trả được thể hiện bằng hành vi cố tình trốn tránh việc trả nợ, gây khó khăn trong việc địi lại tài sản. Pháp luật cũng cần hướng dẫn thêm việc hành vi trốn tránh này có sự khác nhau như thế nào với hành vi bỏ trốn.
Theo tác giả, hai hành vi này có sự khác nhau, tuy hành vi bỏ trốn là sự biểu hiện rõ ràng nhất cho việc trốn tránh nhưng chỉ là một trong số các biểu hiện của sự trốn tránh. Việc trốn tránh có thể được biểu hiện bằng các hành vi cụ thể khác như cố tình chây ì, khất nợ nhiều lần, gian dối về hoàn cảnh kinh tế...
Thứ ba, về dấu hiệu định tội của lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy
định ở Khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015 cần được hướng dẫn cụ thể về tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thấn đối với người bị hại. Đây là quy định mang tính chung chung, gây khó khăn cho việc áp dụng trên thực tiễn, việc đánh giá phụ thuộc nhiều vào nhận định chủ quan của người có thẩm quyền định tội danh. Tác giả cho rằng cần có hướng dẫn cụ thể để đo lường giá trị tinh thần của tài sản như thế nào để không xảy ra sự tùy tiện trong việc định tội danh. Tác giả cho rằng một tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần là những kỷ vật của ông bà, tổ tiên, đồ thờ cúng...
Tất nhiên đối với trường hợp có những tài sản có giá trị về mặt tinh thần nhiều khi là những tài sản có giá trị rất lớn về mặt vật chất, chẳng hạn đồ cổ, tiền cổ... thì việc định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản sẽ căn cứ trên giá trị vật chất của tài sản. Tác giả cho rằng, khi điều luật quy định về tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần là nhằm mục đích điều chỉnh các loại tài sản ít có giá trị về mặt vật chất, phản ánh một nét tính cách của con người Việt Nam là coi trọng tình cảm.
Thứ tư, về dấu hiệu định tội của lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy
định ở Khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015 cần được hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp là như thế nào? Thực tiễn công tác xét xử hình sự đối với tội danh này thì mục đích sử dụng tài sản bất hợp pháp là hành vi sử dụng tài sản để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hình sự như đánh bạc, hối lội, mua bán ma túy...Tuy nhiên quy định này cũng cần được hướng dẫn thêm về cụm từ “ mục đích bất hợp pháp”, theo đó, các mục đích sử dụng trái đạo đức xã hội như “tiêu xài hoang phí” có được xem là mục đích bất hợp pháp hay không? Chỉ khi sử dụng tài sản nhằm thực hiện các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hình sự mới được xem là bất hợp pháp hay phải coi rằng việc vi phạm pháp luật thuộc các lĩnh
vực đều xem là bất hợp pháp. Tác giả cũng đồng tình với quan điểm việc sử dụng tài sản vào các mục đích bất hợp pháp là việc sử dụng tài sản để thực hiện các hành vi trái pháp luật hình sự. Pháp luật hình sự nên có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để việc áp dụng được thống nhất và bảo đảm tính nghiêm minh.
Thứ năm, cần hồn thiện các quy định pháp luật về thẩm quyền giải thích,
hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự.
Thực tiễn hiện nay, chỉ có Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền giải thích pháp luật. Trong khi đó, Tịa án mới là cơ quan áp dụng pháp luật nói chung và trong việc định tội danh nói riêng. Điều này cũng làm hạn chế khả năng “dẫn dắt” của Tòa án cấp trên đối với Tịa án cấp dưới. Do đó, Quốc hội trong các dự luật tiếp theo thì nên trao quyền giải thích pháp luật cho Tịa án nhân dân tối cao.
Thứ sáu, cần hoàn thiện các quy định tố tụng hình sự về quyền thu thập chứng cứ của Tòa án.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 252 Bộ luật Tố tụng hình sự thì: “Trường
hợp Tịa án đã u cầu Viện kiểm sát bở sung chứng cứ nhưng Viện kiểm sát khơng bở sung được thì Tịa án có thể tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án”. Đây là quy định mới của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 so
với trước đó. Quy định này hiểu rằng những chứng cứ mà Tòa án thu thập là những chứng cứ mà Tịa án đã u cầu nhưng Viện kiểm sát khơng bổ sung được. Việc thu thập chứng cứ của Tòa án giúp cho Hội đồng xét xử có đầy đủ chứng cứ để giải quyết vụ án, tránh oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm.
Tuy nhiên, với quy định về quyền thu thập chứng cứ của Tòa án hiện nay trong Bộ luật Tố tụng hình sự cịn mang tính chung chung, chưa cụ thể, việc thu thập chứng cứ được tiến hành theo trình tự nào, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi không thực hiện việc cung cấp chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án như thế nào,…là các vấn đề cần phải hoàn thiện hơn.
Thứ bảy, cần hoàn thiện các quy định về quyền thu thập chứng cứ của người
bào chữa.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực đã quy định thêm quyền của người bào chữa trong việc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp vật chứng.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì: “Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa”. Đây là quy định mới so với Bộ luật Tố tụng hình sự trước đó. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định nói trên trong thực tế vẫn chưa có tính khả thi do luật chưa quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với các yêu cầu của người bào chữa như thế nào. Do đó, có thể hiểu rằng việc người bào chữa có thu thập được chứng cứ hay khơng thì cịn tùy thuộc vào thiện chí của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều này chưa hợp lý.
Do đó, tác giả cho rằng bổ sung thêm quy định: “Khi có yêu cầu của người
bào chữa về vấn đề cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa thì các cơ quan, tở chức, cá nhân phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản theo yêu cầu của người bào chữa”.
Thứ tám, cần hoàn thiện các quy định về giám định dữ liệu điện tử trong tố
tụng hình sự. Theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì dữ liệu điện tử không thuộc trường hợp bắt buộc phải giám định, do đó, có giám định hay khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Để dữ liệu điện tử có giá trị chứng cứ trong việc xét xử các vụ án hình sự thì cần xem xét nhiều yếu tố như tính tồn vẹn của dữ liệu điện tử, cách thức khởi tạo, lưu trữ hay truyền dữ liệu…Đây là những vấn đề thuộc về chuyên môn mà người tiến hành tố tụng trong nhiều trường hợp khó xác định được. Do đó, tác giả cho rằng cần hướng dẫn bổ sung về giám định dữ liệu điện tử, về trường hợp
nào bắt buộc phải giám định. Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, cơng nghệ thơng tin ngày càng phát triển thì các dạng dữ liệu điện tử ngày càng nhiều. Do đó tác giả cho rằng cần hồn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này.
Thứ chín, cần hồn thiện quy định tại Khoản 4 Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự, cụ thể điều luật này đã quy định rằng: “Việc phục hồi, tìm kiếm, giám định
dữ liệu điện tử chỉ được thực hiện trên bản sao; kết quả phục hồi, tìm kiếm, giám định phải chuyển sang dạng có thể đọc, nghe hoặc nhìn được”. Thực tiễn hiện nay,
các dữ liệu điện tử được lưu dưới dạng file video được các cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng phương pháp cho người tham gia tố tụng xem trực tiếp để xác định các sự kiện, người, vật có trong video, sau đó tiến hành lập biên bản ghi nhận về việc người tham gia tố tụng đã trực tiếp xem hình ảnh, video. Tuy nhiên, biên bản này là loại hoạt động điều tra gì theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì lại khơng được quy định. Trường hợp người xem có sự xác định khác làm ảnh hưởng đến tính xác thực của hình ảnh thì sẽ ảnh hưởng lớn đến nhận định, đánh giá của người tiến hành tố tụng. Do đó, tác giả cho rằng cần hướng dẫn thêm về vấn đề này.
Thứ mười, cần tăng cường công tác giám đốc xét xử, tổng kết thực tiễn xét
xử; thanh tra, kiểm tra trong hoạt động định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Việc kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm cũng cần phải được tiến hành một cách thận trọng và đúng quy định của pháp luật. Các vi phạm, sai sót khơng thuộc trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, khơng ảnh hưởng đến nội dung vụ án thì khơng cần kháng nghị mà yêu cầu Tòa án đã ban hành bản án, quyết định phải nghiêm túc rút kinh nghiệm. Trường hợp sai sót nhiều lần thì cần xem xét đến trách nhiệm cá nhân.
Ngoài ra cũng cần có quy định bắt buộc về việc Tịa án cấp dưới phải tuân thủ các quyết định giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao, nhằm tránh trường hợp “trên bảo, dưới khơng nghe” và có đường lối giải quyết khác làm cho vụ án kéo dài.
Tòa án nhân dân tối cao cũng cần tăng cường nâng cao vai trị của cơng tác giám đốc thẩm; tái thẩm các vụ án hình sự, thường xun rà sốt, tổng kết, đánh giá
việc áp dụng pháp luật hình sự trong hoạt động định tội danh để góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Việc tổng kết, đánh giá cũng đòi hỏi phải được thực hiện một cách chính xác, khách quan, trung thực, phản ánh được thực tiễn xét xử có những khó khăn, vướng mắc nào. Từ đó, có những đề xuất, giải pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Tịa án nhân dân cấp trên phải có trách nhiệm giám sát chất lượng hoạt động chun mơn của các Tịa án cấp dưới nhằm phát hiện kịp thời các sai sót để rút kinh nghiệm cũng như kiến nghị cấp có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật trong hoạt động định tội danh.
Tòa án nhân dân cấp trên cần tăng cường hơn nữa cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với Tịa án cấp dưới. Việc lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời sẽ ngăn chặn được kịp thời những biểu hiện tiêu cực phát sinh trong công tác xét xử, kịp thời uốn nắn những sai lầm trong việc định tội danh đối với các loại tội phạm nói chung và tội lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản nói riêng. Đồng thời, thông qua việc tăng cường công tác lãnh đạo có thể nắm bắt được những khó khăn và kiến nghị trong thực tiễn của Tịa án cấp dưới, từ đó, có những chính sách, chỉ đạo phù hợp. Việc tăng cường và phát huy được hiệu quả cơng tác lãnh đạo của Tịa án cấp trên với cấp dưới cũng là một giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động xét xử.