Tình hình cán bộ làm công tác định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 40 - 43)

nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Bên cạnh các cơ quan có thẩm quyền định tội danh khác như cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát thì Tịa án nhân dân hai cấp Thành phố Hồ Chí Minh với vai trị trung tâm của các cơ quan tư pháp, được Hiến pháp trao cho chức năng thực hành quyền tư pháp, là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử. Hoạt động xét xử các vụ án hình sự nói chung và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng phản ánh hiệu quả, hiệu lực của hoạt động định tội danh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Về bộ máy tổ chức thì:

Tại Tịa án nhân dân cấp tỉnh thì Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có 6 Tịa chun trách và 3 Bộ phận. Các Tòa chuyên trách bao gồm Tịa Hình sự xét xử các vụ án hình sự; Tịa Dân sự giải quyết các vụ việc dân sự; Tòa Lao động giải quyết các vụ việc lao động; Tòa Kinh tế giải quyết các vụ việc kinh doanh - thương mại, phá sản; Tịa Hành chính giải quyết các vụ việc hành chính; Tịa Gia

đình và người chưa thành niên giải quyết các vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc các vụ án hình sự mà bị cáo là người trên 18 tuổi nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do khơng có mơi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác; các vụ việc hôn nhân gia đình theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Tịa Hình sự có nhiệm vụ chun trách giải quyết các vụ án hình sự trong đó có tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản [4].

Tại Tịa án nhân dân cấp quận huyện thì triển khai Thông tư 01/2016/TT-CA ngày 21/01/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Quyết định số 1815/QĐ-TCCB ngày 15/10/2018 và Công văn số 798/TANDTC-TCCB ngày 29/10/2018 của Tòa án nhân dân tối cao về việc tổ chức các tịa chun trách thì Tịa án nhân dân thành phố đã thành lập Tịa Hình sự, Tịa Dân sự tại Tịa án nhân dân của 22/24 quận, huyện. Riêng Tòa án nhân dân huyện Cần Giờ và Nhà Bè khơng đủ điều kiện tổ chức tịa chun trách nên bố trí Thẩm phán chun trách. Tại Tịa án nhân dân cấp huyện cũng đã có Tịa án chun trách giải quyết các vụ án hình sự trong đó có tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Về nhân sự: Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hồ Chí Minh được giao 1.340 biên chế, trong đó biên chế của Tịa án nhân dân thành phố là 376 biên chế với 191 Thẩm phán trung cấp; Tịa án nhân dân quận, huyện có 964 biên chế với 460 Thẩm phán trung cấp và sơ cấp [31].

Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố Hồ Chí Minh đã chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch theo tinh thần cải cách tư pháp; công tác luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ, công chức được thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch đã được xây dựng trên cơ sở phân bổ một cách hợp lý nguồn cán bộ, công chức phù hợp với tình hình, điều kiện và nhu cầu hoạt động của mỗi đơn vị nhằm

đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân, phục vụ yêu cầu chính trị của địa phương.

Đồng thời để đáp ứng cho nhu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức theo tinh thần cải cách tư pháp, Tòa án cũng đã chú trọng vào việc đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, bồi dưỡng lý luận chính trị và rèn luyện phẩm chất đạo đức công chức như đã cử nhiều công chức tham gia chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật, học lớp Cao cấp Lý luận chính trị hệ tập trung; Cử nhân Chính trị; học Trung cấp Lý luận chính trị,…

Về cơng tác Hội thẩm nhân dân: Nhằm nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho Hội thẩm nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng xét xử các vụ án nói chung và án hình sự nói riêng, Tịa án nhân dân hai cấp Thành phố đã thường xuyên tổ chức tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn cho Hội thẩm nhân dân. Trang bị đầy đủ các Bộ luật, Luật và các văn bản pháp luật khác cho Hội thẩm nhân dân, thành lập tủ sách nghiệp vụ cho Hội thẩm ở Tòa án nhân dân..

Tịa án hai cấp Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua cũng đã thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công vụ của cán bộ, công chức. Việc xử lý cán bộ, công chức vi phạm được thực hiện nghiêm túc theo đúng các quy định của pháp luật và Quyết định 120/QĐ-TANDTC ngày 19/6/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, các trường hợp cán bộ vi phạm đều được xử lý kịp thời, nghiêm khắc.

Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận rằng về vấn đề tổ chức, nhân sự vẫn còn những hạn chế làm ảnh hưởng đến hoạt động xét xử nói chung của Tịa án và hoạt động định tội danh nói riêng của Tịa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh như cịn tồn tại trường hợp công chức, người lao động vi phạm đạo đức, kỷ luật công vụ, nhiều trường hợp phải xử lý trách nhiệm hình sự; Đời sống cơng chức Tịa án vẫn cịn khó khăn, dẫn tới chưa thật tâm huyết với công việc; Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn chưa bảo đảm…

Một phần của tài liệu Định tội danh tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)