rằng người bị hại trong các vụ án đều thuộc lứa tuổi đã trưởng thành, trên 30 tuổi, hoàn chỉnh về mặt nhận thức. Bị cáo trong các vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có cả người chưa thành niên và người đã thành niên, thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, bị cáo có thể thuộc giới tính nữ, hoặc giới tính nam, đồng thời bị cáo cịn có cả những người thuộc dân tộc thiểu số.
Trên cơ sở diễn biến của tình hình tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan có thẩm quyền của Thành phố từ các cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp, Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố Hồ Chí Minh đã có kế hoạch và không ngừng quyết tâm trong việc ngăn chặn và từng bước đẩy lùi loại tội phạm này. Vì vậy, trong thời gian qua, cơng tác xử lý tội phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của các cơ quan có thẩm quyền đã đạt được những nhiều kết quả kết quả tích cực. Các vụ án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được phát hiện và xử lý chiếm tỉ lệ rất cao, tiến độ điều tra, truy tố, xét xử được bảo đảm, các vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đều đã được cơ quan tiến hành tố tụng của Thành phố định tội danh đúng. Sau khi xét xử có vụ án bị kháng cáo, kháng nghị và được cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm. Tuy nhiên việc sửa bản án sơ thẩm đa số không sửa phần quyết định tội danh mà sửa phần quyết hình phạt.
2.1.2. Nguyên nhân xảy ra tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Ngun nhân của tình trạng tội phạm lạm dụng tín nhiệm nói trên có thể gồm có các nguyên nhân cụ thể như sau:
Thứ nhất, nguyên nhân về kinh tế - xã hội: Thành phố Hồ Chí Minh là một
trong những đơ thị lớn về kinh tế của cả nước. Khơng chỉ riêng gì Thành phố Hồ Chí Minh mà hiện nay, cả nước đang thực hiện đường lối phát triển kinh tế theo định hướng kinh tế thị trường, và hệ lụy phát sinh là sự phân hóa giàu nghèo, thất nghiệp, di dân, tội phạm, một bộ phận nhân dân có sự sai lệch về nhận thức và hành động, trái với các chuẩn mực chung của xã hội, trái pháp luật. Điều này làm cho vấn đề tội phạm nói chung và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản sẽ phát sinh và ngày càng phức tạp.
Thứ hai, nguyên nhân về văn hóa, giáo dục: Trường học hiện nay nói chung
và Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng dạy chữ nghĩa cho học sinh qua sách vở, mà chưa chú trọng đạo đức, nhân cách, ứng xử cho học sinh. Chú trọng vào việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cho những thế hệ tương lai cũng là một biện pháp hiệu quả nhằm làm giảm tình trạng tội phạm mai sau. Hiện nay, việc giáo dục đạo đức chủ yếu thuộc về gia đình là một sự nhận thức chưa đầy đủ về nhiệm vụ của giáo dục.
Thứ ba, nguyên nhân về tổ chức, quản lý: Vấn đề này phát sinh trong hoạt
động trong các cơ quan nhà nước mà chủ yếu là sự buông lỏng quản lý, đùn đẩy trách nhiệm. Cơ chế quản lý hiện nay vẫn còn tàn dư của cơ chế quản lý cũ, tập trung, quan liêu, bao cấp. Bộ máy quản lý vẫn cịn cồng kềnh, đơng nhưng hạn chế về năng lực quản lý, chưa coi trọng nhân tài mà chú trọng vào yếu tố thân thích, gia đình, “một người làm quan, cả họ được nhờ”. Quá trình tổ chức, quản lý xã hội trong nhiều lĩnh vực cịn chưa chặt chẽ cũng làm cho tình hình tội phạm nói chung và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng phát sinh và diễn biến phức tạp hơn. Mặt khác, tình trạng dân cư tại Thành phố Hồ Chí Minh có một một bộ phận người nhập cư từ các địa phương khác. Tuy nhiên, cơng tác quản lý tạm trú cịn lỏng lẻo, là điều kiện tốt cho tội phạm phát triển khơng riêng gì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Thứ tư, nguyên nhân về chính sách pháp luật: Tình hình tội phạm nói chung
và tội lạm dụng tín nhiệm nói riêng trở nên phức tạp hơn cũng bởi sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong cơng tác ngăn chặn, phịng ngừa tội phạm chưa
được chặt chẽ, chưa chú trọng. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người dân còn chưa đi sâu đi sát vào quần chúng, đội ngũ làm cơng tác này cịn mỏng, chưa được đào tạo kỹ lưỡng về nghiệp vụ, công tác tuyên truyền cịn chậm đổi mới về hình thức và phương pháp tuyên truyền, dẫn đến hiệu quả tuyên truyền thấp.
Thứ năm, nguyên nhân từ chính các nạn nhân của tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản: Nạn nhân của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là những con người được pháp luật bảo vệ khi bị xâm phạm về tài sản. Nhiều trường hợp chính nạn nhân có vai trị làm nảy sinh tội phạm, vơ tình đã tạo điều kiện cho người phạm tội như sơ hở trong quản lý tài sản, lòng tham của nạn nhân... Nạn nhân của tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, từ trẻ em đến người già, nam giới, nữ giới, người hạn chế về học vấn, người dân tộc thiểu số...Mỗi nhóm nạn nhân đều có những đặc trưng tâm sinh lý khác nhau sẽ là những yếu tố thuận lợi có thể làm cho họ trở thành nạn nhân của tội phạm.