tài sản
Hoạt động định tội danh đối với các tội phạm nói chung và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nói riêng địi hỏi phải trải qua q trình phức tạp, khơng thể tùy tiện tiến hành, cụ thể như sau :
Thứ nhất, phải tập hợp các dấu hiệu thực tế của cấu thành tội phạm đối với
tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Việc tập hợp các dấu hiệu thực tế càng đầy đủ thì hoạt động định tội danh sẽ được tiến hành chính xác và hiệu quả hơn.
Thứ hai, chọn quy định của Bộ luật Hình sự và các văn bản hướng dẫn thi
hành về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017). Trên cơ sở xác định đúng điều luật quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì cần tiến hành nghiên cứu dấu hiệu cấu thành tội phạm được mô tả tại điều luật và hướng dẫn thi hành, đây là các dấu hiệu pháp lý.
Thứ ba, đối chiếu sự phù hợp các dấu hiệu thực tế của cấu thành tội phạm
với các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Việc đối chiếu được tiến hành đầy đủ và theo trình tự: Mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm, khách thể của tội phạm. Hệ quả của quá trình đối chiếu này có hai trường hợp xảy ra: Nếu các dấu hiệu thực tế của cấu thành tội phạm phù hợp với các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Bộ luật Hình sự thì có thể kết luận tội phạm đã được thực hiện và xác định người phạm tội. Nếu các dấu hiệu thực tế của cấu thành tội phạm không phù hợp với các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì kết luận khơng có tội phạm được thực hiện và khơng có người phạm tội. Lưu ý trong trường hợp này cũng cần đối chiếu dấu hiệu thực tế của cấu thành tội phạm với các dấu hiệu pháp lý của các loại tội phạm khác theo quy định của Bộ luật Hình sự cho đến khi tìm được có sự phù hợp, hoặc khơng có bất kỳ sự phù hợp nào thì kết luận khơng có tội phạm được thực hiện.
Thứ tư, trên cơ sở kết luận về tội phạm và người phạm tội đã được thực hiện
bước trước đó, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng pháp luật tùy từng giai đoạn định tội danh. Chẳng hạn giai đoạn điều tra thì ban hành Quyết định khởi tố vụ án hoặc Quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự; Quyết định khởi tố bị can; Quyết định thay đổi hoặc bổ sung Quyết định khởi tố bị can; Quyết định đình chỉ vụ án…; Giai đoạn truy tố thì có Bản cáo trạng, Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung…; Giai đoạn xét xử thì có Bản án sơ thẩm, Bản án phúc thẩm, Quyết định trả hồ sơ để điều tra, xét xử lại, Quyết định đình chỉ vụ án…
Quá trình định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khơng phải là một q trình đơn giản, mà địi hỏi kiến thức, trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, bản lĩnh của người áp dụng pháp luật. Việc định tội danh đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản địi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định, cụ thể như sau:
- Hoạt động định tội danh là hoạt động trung tâm của các hoạt động tố tụng hình sự, do đó, việc định tội danh phải tuân thủ các nguyên tắc mà Bộ luật Tố tụng hình sự quy định [21], cụ thể như nguyên tắc suy đốn vơ tội; Ngun tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa; Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật; Ngun tắc khơng ai bị kết án hai lần vì một tội phạm; Nguyên tắc xác định sự thật vụ án; Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự; Nguyên tắc tuân thủ pháp
luật trong hoạt động điều tra; Nguyên tắc trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự; Ngun tắc bảo đảm sự vơ tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng; Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân; Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; Nguyên tắc Tòa án xét xử độc lập; Nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai; Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm...
- Hoạt động định tội danh chưa được quy định về các nguyên tắc đặc thù riêng biệt, tuy nhiên để hoạt động định tội danh đạt hiệu quả thì việc định tội danh đối với các tội phạm nói chung và tội lạm dụng tín nhiệm nói riêng cũng phải tn thủ các yêu cầu như: Bảo đảm tính đầy đủ trong việc xác định các dấu hiệu thực tế của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Bảo đảm tính chính xác khi đối chiếu sự phù hợp giữa các dấu hiệu thực tế của cấu thành tội phạm và dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Bảo đảm việc định tội danh theo tất cả các vai trò của đồng phạm nhằm tránh việc bỏ sót người phạm tội.
Tiểu kết Chương 1
Hoạt động định tội danh là hoạt động trọng tâm của các hoạt động tố tụng hình sự được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Các hoạt động tố tụng hình sự khác có chức năng bổ trợ cho hoạt động định tội danh. Hoạt động định tội danh được tiến hành nhằm xác định tội phạm và người phạm tội. Hoạt động định tội danh là hoạt động áp dụng pháp luật do đó hoạt động này mang tính chất quyền lực nhà nước, mang tính cá biệt và phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, mang tính sáng tạo trong khn khổ quy định của pháp luật và kết quả của hoạt động định tội danh là việc ra các kết luận về việc có tội phạm và người phạm tội hay khơng. Hoạt động định tội danh có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, nếu hoạt động định tội danh được thực hiện đúng quy định của pháp luật sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, phán quyết đối với người phạm tội có hành vi nguy hiểm cho xã hội là hồn tồn khách quan, có căn cứ, đúng trình tự, đúng pháp luật. Tuy nhiên, nếu hoạt động định tội danh không đúng gây ra thiệt hại, ảnh hưởng đến tính nghiêm minh và đúng đắn của các phán quyết, làm giảm hiệu quả giáo dục người phạm tội, giảm hiệu quả ngăn ngừa người phạm tội phạm tội mới . Hoạt động định tội danh có nhiều giai đoạn khác nhau tương ứng với các giai đoạn tố tụng hình sự. Hoạt động này là một quá trình phức tạp buộc các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tuân thủ theo các nguyên tắc mà Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã quy định và các nguyên tắc đặc thù riêng phù hơp với từng giai đoạn định tội danh.
Chương 2