Trước khi thực hiện Đề án 1956, năm 2009 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh đạt 17,1%; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 26,29%, hộ cận nghèo chiếm 6,59%; khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các vùng, các dân tộc còn lớn, chất lượng lao động thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, phát triển.
Thực hiện Nghị quyết lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn; Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng đã ban hành Quyết định số 918/QĐ-UBND ngày 27/5/2011 về Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề
cho lao động nông thôn tỉnh Cao Bằng đến năm 2020” [21], trong đó, xác định vai trị cơng tác đào tạo nghề trong tiến trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tại địa phương. Trong 10 năm qua, bám sát đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho lao động nơng thơn nói chung và thanh niên nơng thơn nói riêng.
Sau 10 năm triển khai và thực hiện, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2019 đạt 41,5%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề: năm 2010 đạt 19%, năm 2015 đạt 25,5%, dự kiến đến năm 2020 đạt 33%. Tỉnh có 15 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 01 Trường trung cấp (cơng lập), 09 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên (công lập), 01 Trung tâm dạy nghề người tàn tật (Tư thục), 04 cơ sở khác tham gia đào tạo nghề (Trường Cao đẳng sư phạm; Trung tâm dịch vụ việc làm; Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; Trung tâm hỗ trợ nông dân và giáo dục nghề nghiệp). Đến nay, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là các cơng trình phúc
lợi cơng cộng được quan tâm đầu tư; khu vực nông thôn, miền núi biên giới có bước phát triển; an sinh xã hội được đảm bảo; cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chăm lo, bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh đã có bước thay đổi tích cực.