tạo nghề cho thanh niên nông thôn
Việc điều chỉnh những vấn đề chưa hợp lý trong thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn cho phù hợp với sự thay đổi của điều kiện kinh tế xã hội là thực sự cần thiết, tuy nhiên do tỉnh Cao Bằng chưa xây dựng chính sách đặc thù riêng để triển khai thực hiện Đề án 1956; chủ yếu thực hiện lồng ghép theo các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo từng giai đoạn nên việc điều chỉnh chính sách đào tạo nghề cho lao động nơng thơn nói chung và chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nói riêng chủ yếu ban hành văn bản điều chỉnh theo chỉ đạo của trung ương.
Hằng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch rà soát, cập nhật, bổ sung nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch truyền thônggiáo dục nghề nghiệp; Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh; xây dựng 73 danh mục và định mức chi phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp rà soát, đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khảo sát nhu cầu đào tạo cho lao động đang làm việc tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh...
Định mức chi phí đào tạo nghề nghiệp thường xuyên phải điều chỉnh, bổ sung hàng năm để phù hợp với biến động của giá cả thị trường và sự thay đổi của điều kiện kinh tế xã hội; cơ cấu ngành nghề đào tạo cho thanh niên nông thôn được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho thanh niên trong tỉnh.
2.3.6. Thực trạng kiểm tra, theo dõi, đơn đốc thực hiện chính sách đào tạo nghề chothanh niên nông thôn thanh niên nông thôn
Việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nơng thôn, cụ thể là Đề án 1956 được tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện hằng năm; các sở, ngành chuyên môn chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra cơ sở, chủ động nắm tình hình thực hiện chính sách đào tạo nghề tại các huyện theo chức năng nhiệm vụ được giao; thành lập đồn cơng tác liên ngành và chuẩn bị nội
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo kịp thời các đơn vị, địa phương thực hiện kiểm tra, giám sát và chế độ báo cáo các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Công tác kiểm tra, giám sát được bố tríkinh phí nên tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức thực hiện. Trong giai đoạn 2016-2020 tỉnh đã thành lập được 35 đồn cơng tác liên ngành kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách đào tạo nghề tại các địa phương, đơn vị. Qua công tác kiểm tra, giám sát, các Sở, ngành, địa phương đã kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thực hiện các Chương trình đảm bảo đúng mục tiêu, kế hoạch đề ra; đồng thời tiếp thu các kiến nghị, đề xuất hợp lý để tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh.