Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn tại tỉnh Cao Bằng. (Trang 39 - 42)

Do nhận thức của xã hội về việc học nghề còn hạn chế, nhận thức chưa đúng về ý nghĩa của học nghề và mối quan hệ giữa học nghề và giải quyết việc làm . Với tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước nên sau học nghề một bộ phận lớn thanh niên nông thôn vẫn quay lại làm các công việc sản xuất nông nghiệp lạc hậu, chưa mạnh dạn chuyển đổi nghề nghiệp hay vay vốn để phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, gây lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức của người học và kinh phí của nhà nước. Do đó cần nângcao nhận thức của người dân về học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, xây dựng nơng thơn mới phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn.

Kết quả điều tra, khảo sát của các huyện, thành phố trong tỉnh về nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn và định mức chi phí đào tạo nghề là căn cứ để xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện hàng năm. Tuy nhiên công tác khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nơng thơn có lúc, có nơi chưa bảo đảm tính hiệu quả do năng lực của cán bộ cấp xã làm công tác lao động xã hội, tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm còn hạn chế, mặt khác do đối tượng tuyển sinh có xu hướng tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn và đã được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, do đó, sau khi rà sốt, đối chiếu khơng đủ số lượng để mở lớp đào tạo. Giá cả thị trường thường xuyên biến động, thay đổi nhanh chóng và xu hướng tăng dần theo các năm, do đó định mức chi phí đào tạo nghề nghiệp thường xuyên phải điều chỉnh, bổ sung.

Việc xác định danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn, nhất là danh mục nghề nông nghiệp ở một số xã vẫn còn dàn trải, chưa xuất phát từ quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới dẫn đến thiếu các ngành nghề đào tạo gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, chưa đáp ứng theo yêu cầu của thị trường, hiệu quả sau học nghề không cao. Thanh niên nông thơn học một số nghề phi nơng nghiệp chưa tìm được việc làm, do thị trường tại chỗ khơng có nhu cầu hoặc do tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; một số lao động học nghề nông nghiệp, sản phẩm làm ra khơng tìm được đầu ra.

Chưa xây dựng được định mức kinh tế - kỹ thuật cho từng nghề trình độ sơ cấp cho thanh niên nơng thơn theo danh mục nghề phù hợp với chương trình, thời gian đào tạo theo quy định tại thông tư số 43/2016/TT - BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội ban hành về việc hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho các đốitượng quy định tại điều 14 Nghị định số 61/2015/NĐ - CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm do số lượng giáo viên giáo dục nghề nghiệp của từng nghề ít, chưa đủ điều kiện để thành lập tổ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, tỉnh khơng được cấp kinh phí để thực hiện việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, số thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự được cấp Thẻ học nghề nhưng khơng đăng kí học nghề tại tỉnh Cao Bằng, các địa phương trong tỉnh chưa có kế hoạch, dự tốn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên. [37].

Hoạt động thanh tra, kiểm tra về đào tạo nghề đã được tăng cường nhưng hiệu quả còn thấp. Nguyên nhân, lực lượng thanh tra, kiểm tra của tỉnh về lĩnh vực đào tạo nghề thiếu về số lượng, yếu về môn nghiệp vụ. Công tác tự thanh tra, kiểm tra của các cơ sở đào tạo nghề chưa được quan tâm đúng mức, chưa quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa các cấp thanh tra. Sự phối hợp giữa các Sở, ban, ngành và chính quyền địa phương về đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn chưa thực sự hiệu quả. Chính quyền ở nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho thanh niên nơng thơn...

Nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất để hỗ trợ và phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, cơng tác xã hội hóa lĩnh vực đào tạo nghề cịn hạn chế do đó chưa thu hút nhiều dự án đầu tư trong lĩnh vực đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn..

Tiểu kết chương

Cao Bằng là tỉnh miền núi vùng cao, có đường biên giới giáp với Trung Quốc dài nhất Việt Nam. Thị trường tiêu thụ rộng lớn với 3 cửa khẩu chính và nhiều cặp cửa khẩu phụ, lối mở. Tỉnh có các lợi thế về nơng nghiệp, du lịch và kinh tế cửa khẩu, tuy nhiên thương mại qua biên giới còn thấp.

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho lao động nơng thơn nói chung và thanh niên nơng thơn nói riêng. Qua 10 năm triển khai thực hiện, cơng tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp nâng cao thu nhập người lao động, góp một phần quan trọng vào cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Trong khuôn khổ chương 2, luận văn đã tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng triển khai, tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn tại tỉnh Cao Bằng. Đồng thời chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế trong việc thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nơng thơn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Những vấn đề thực tiễn có vai trị quan trọng trong việc đề ra quan điểm, giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả chính sách đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho thanh niên nơng thơn nói riêng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng được thuận lợi trong thời gian tới.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn tại tỉnh Cao Bằng. (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w