Công tác khảo sát, dự báo, nghiên cứu nhu cầu và yêu cầu của thị trường lao động cần được chú trọng triển khai thực hiện đảm bảo sát thực tế để xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với các định hướng phát triển của đất nước và của tỉnh, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của doanh nghiệp và người lao động.
Hằng năm, Sở Lao động,Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại 161 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Tiến hành rà soát, cập nhật, bổ sung nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các hộ gia đình, được lựa chọn điều tra mẫu và rà soát tại các Doanh nghiệp; cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Chú trọng công tác đánh giá, kiểm tra sau đào tạo, trong đó quan tâm nội dung thống kê và phân tích kết quả sau đào tạo (số lao động tìm kiếm được việc làm, số chưa tìm được việc làm sau
tạo các năm tiếp theo.
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIX đề ra 03 đột phá chiến lược phát triển kinh tế xã hội đó là: Phát triển du lịch - dịch vụ bền vững, từng bước đưa du lịch - dịch vụ Cao Bằng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Cao Bằng trở thành trung tâm du lịch của các tỉnh khu vực Trung du, miền núi phía Bắc; Phát triển nơng nghiệp thông minh và nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đặc hữu gắn với chế biến nhằm xây dựng thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, hướng đến xuất khẩu ra thị trường trong và ngoài nước; Phát triển kinh tế cửa khẩu nhằm khai thác và phát huy tối đa lợi thế 333km đường biên giới với nhiều cặp cửa khẩu tiếp giáp với Trung Quốc, xây dựng Cao Bằng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa từ cảng Quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) đi Trùng Khánh - Urumqui (Trung Quốc) - Khorgos (Kazakhstan) sang các nước Châu Âu và ngược lại. Vì vậy, cần tập trung khảo sát nhu cầu tham gia đào tạo các ngành, nghề kinh tế mũi nhọn của tỉnh như: Lĩnh vực du lịch, dịch vụ; tập trung đào tạo các nghề Nghiệp vụ lễ tân, Nghiệp vụ nhà hàng, Nghiệp vụ chế biến món ăn, Hướng dẫn viên du lịch... nhằm đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề đáp ứng cho các địa phương đang phát triển về dịch vụ nhà nghỉ, du lịch cộng đồng (Homestay), cơ sở lưu trú du lịch ...; lĩnh vực công nghiệp-xây dựng; đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm khôi phục các nghề truyềnthống, nghề mới phục vụ cho sự phát triển của các khu công nghiệp, thị trường trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng..; lĩnh vực nông nghiệp thông minh; ưu tiên đào tạo các ngành nghề chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp theo chuỗi giá trị hàng hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn, lĩnh vực trồng trọt thông minh, chăn nuôi công nghệ cao, công nghệ chế biến bảo quản, đóng gói...
Ngồi ra, cần chú ý đào tạo nghề theo hướng tạo việc làm tại chỗ, để thanh niên nông thơn sau khi tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề có thể tăng khả năng và chủ động tìm kiếm, tạo lập công việc, thu nhập ngay tại quê hương Cao Bằng.
3.2.4.Thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng và cả nước đáp ứng yêu cầu lao động kỹ thuật cho thị