Cao Bằng là một tỉnh nghèo và đặc biệt khó khăn với 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 9 huyện (trong đó có 5 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và 01 huyện được hưởng chính sách như các huyện nghèo), 161 đơn vị hành chính cấp xã (bao gồm 14 thị trấn, 8 phường và 139 xã; trong đó có 127 xã đặc biệt khó khăn); dân số 530.341 người với 33 dân tộc (trong đó có 8 dân tộc chính: Dân tộc Tày và Nùng chiếm hơn 80%, dân tộc Kinh gần 5%, cịn lại là các dân tộc Mơng, Dao, Lơ Lơ, Sán Chỉ...); dân cư phân bố không đồng đều, nơi có mật độ cao nhất là thành phố Cao Bằng với 687 người/km2, thấp nhất là huyện Thạch An với 43 người/km2.
Được sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành, đồn thể Trung ương, cùng với tinh thần và ý chí quyết tâm vươn lên thốt nghèo, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc của tỉnh đã từng bước vượt qua khó khăn thử thách và đạt được những thành quả quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh bình quân đầu người tính theo giá hiện hành tăng từ 13,2 triệu đồng/người (tương đương 680 USD) năm 2010 lên 30,01 triệu đồng/người (tương đương 1.241 USD) năm 2019. Mặt khác, trong từng lĩnh vực sản xuất đã có những tăng trưởng nhất định góp phần vào việc củng cố và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tính đến hết năm 2019.
Sản xuất nông nghiệp của tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 2010 - 2019 đã có những bước tiến quan trọng, theo hướng tăng trưởng ổn định và phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa đa ngành. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật ni và hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Vùngmía ngun liệu ở huyện Quảng Hịa, Trùng Khánh, Thạch An và mía xuất khẩu tại Hạ Lang; vùng thuốc lá tại huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc và vùng hồi ở Trùng Khánh, Thạch An, Bảo Lạc, Bảo Lâm.
Sản lượng lương thực có hạt tăng từ 242.057 tấn (năm 2010) lên 277.931 tấn (năm 2019). Tính trung bình 10 năm (từ 2010 đến 2019) sản lượng lương thực có hạt tăng 14,82%; bình qn mỗi năm tăng lên 1,97%; hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích khơng ngừng tăng lên và qua 10 năm giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt tăng từ 24,15 triệu đồng/ha (năm 2010) lên 40 triệu
đồng/ha (năm 2019), trong 10 năm tăng 65,63% (tăng 15,85 triệu đồng/ha) và bình quân mỗi năm tăng 6,04%.
Ngành cơng nghiệp, xây dựng có bước phát triển khá với chỉ số sản xuất tồn ngành cơng nghiệp ước cả năm 2019 tăng 11,55%. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, phát triển: 100% số xã đã có đường ơ tơ đến trung tâm, 100% số xã có điện lưới quốc gia đến trung tâm, số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 89,2%; cơ bản các xóm vùng sâu, vùng xa đều có điểm trường tạo thuận lợi cho học sinh đi lại; 100% xã có trạm y tế; 74,3% số xóm có nhà văn hóa và tỷ lệ phủ sóng Đài tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam đạt 98% dân số.
Ngành thương mại, dịch vụ được mở rộng, mạng lưới chợ được quan tâm và đầu tư, lưu thơng hàng hóa thuận lợi, cung - cầu hàng đảm bảo. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ 10 năm (từ 2010 đến 2019), tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 59,73 nghìn tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành năm 2019 ước đạt 8.520,24 tỷ đồng (cao gấp 2,3 lần so với năm 2010), bình quân mỗi năm tăng 9,88%. Hoạt động du lịch tại tỉnh có nhiều thay đổi tích cực, số lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ năm 2010 đạt 128.944 lượt, đến hết năm 2018 đạt 446.850 lượt, số lượng khách trong nước
và quốc tế đến tỉnh ngày càng tăng. Các loại hình dịch vụ ngày càng phong phú phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng có những bước phát triển tích cực. Mạng lưới các cơ sở giáo dục và hệ thống trường lớp học phát triển đáp ứng được nhu cầu học tập trên toàn tỉnh. Tỷ lệ huy động học sinh các cấp ngày càng tăng, góp phần nâng cao dân trí, trình độ nguồn nhân lực cho tỉnh nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, toàn tỉnh Cao Bằng có 531 trường mầm non và phổ thơng, 834 điểm trường, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 trường cao đẳng sư phạm và 12 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Duy trì, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1 và đạt chuẩn phổ cập, xoá mù chữ mức độ 1; 100% các xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2. Tồn tỉnh có 167 trường đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục được duy trì, ổn định, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hệ trung học phổ thông hàng năm đạt trên 90%. Đội ngũ nhà giáo cơ bản đảm bảo đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định.
Các hoạt động văn hóa, thơng tin và truyền thanh, truyền hình với các nội dung ngày càng phong phú, chất lượng phục vụ được nâng lên và đáp ứng tốt nhu cầu thơng tin, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân và phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vật chất thể và phi vật thể được quan tâm và chú trọng. Tồn tỉnh có 214 di tích và 01 bảo vật quốc gia, số di tích được xếp hạng là 92 di tích, trong đó có 03 di tích được cơng nhận và xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Hội đồng Chấp hành UNESCO đã công nhận Cơng viên địa chất tồn cầu non nước Cao Bằng vào năm 2018.